Shopify Developer là gì? Học gì để làm Shopify

Thương mại điện tử (e-commerce) là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử thông qua Internet; sự phát triển rất nhanh của nó cũng giúp anh em lập trình chúng ta có thêm nhiều công việc liên quan đến xây dựng những website bán hàng online. Cùng với đó, có nhiều nền tảng có sẵn giúp chúng ta có thể nhanh chóng tạo ra website thương mại điện tử, nổi bật là Shopify. Bài viết hôm nay mình cùng các bạn tìm hiểu về công việc của một Shopify Developer là gì? và cần học những gì để đáp ứng được nhu cầu của ngành này nhé.

Shopify là gì?

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử, nơi mà người dùng có thể tạo cửa hàng online tích hợp việc đăng dịch vụ, sản phẩm, xử lý đơn hàng, tính năng giỏ hàng, thanh toán hay liên kết mạng xã hội. 

Shopify là gì?

Shopify cung cấp nền tảng dưới dạng SaaS (Software as a Service), tức là hệ thống core và nền tảng đều được host trên hệ thống của riêng Shopify; bạn không cần phải download source code về, chỉnh sửa và deploy lên hosting riêng của mình mà hoàn toàn làm trực tiếp trên hệ thống có sẵn mà Shopify cung cấp.

Shopify ra đời từ năm 2006, theo số liệu thống kê, đến năm 2021, có đến 1.58 triệu websites chạy trên nền tảng Shoptify. Với ưu điểm về mặt thiết kế chuyên nghiệp, giao diện đẹp mắt và thân thiện với người dùng, Shopify đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới sử dụng.

  Android Developer là gì? Tất tần tật những điều cần biết

Shopify Developer là gì?

Shopify Developer là thuật ngữ để chỉ những lập trình viên làm việc trên nền tảng Shopify, không chỉ là lập trình mà còn là những công việc hỗ trợ khách hàng khác nhằm tối ưu hóa khả năng kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng này.

Tương tự như các nền tảng SaaS khác, cũng có những vị trí công việc dành cho Shopify Developer như sau:

Shopify Developer là gì?

Trong đó:

  • Custom Plugins: chỉnh sửa, tạo ra các plugins tùy biến chạy trên nền Shopify để thực hiện các tác vụ nhất định. Shopify cho phép publish các plugins để các bạn bán, kinh doanh chúng. Những người dùng Shopify khác sẽ trả tiền cho bạn nếu plugins của bạn hữu ích và phù hợp cho mục đích sử dụng của họ. 
  • Theme design: tương tự như plugins, lập trình viên cũng có thể tạo ra các theme chạy trên nền tảng Shopify và kinh doanh chúng.
  • Store Development: công việc xây dựng và phát triển cửa hàng (store) trên nền tảng Shopify
  • Shop customization: tùy biến gian hàng của bạn với các theme hay plugin cần thiết

Tham khảo việc làm Shopify hấp dẫn trên TopDev

Phát triển giao diện

Phát triển giao diện

Shopify phát triển ngôn ngữ riêng dành cho việc lập trình giao diện của nó, được đặt tên là Liquid. Liquid là một mã nguồn mở dựa trên nền tảng ngôn ngữ lập trình Ruby, sử dụng sự kết hợp các tag, object và filter để tải những nội dung động. Các tag trong Liquid cũng tương tự các tag trong HTML, ngay cả cách đặt tên file HTML và CSS thì Liquid cũng chỉ thêm đuôi .liquid đằng sau và vẫn giữ nguyên định dạng file css hay js, chẳng hạn: main.css.liquid hay scripts.js.liquid.

Để lập trình giao diện với Shoptify, chúng ta cần học về Liquid; nếu đã có kiến thức về HTML, CSS hay JS thì việc này cũng không mất quá nhiều thời gian. Để tạo ra 1 giao diện Shopify mới, thông thường bạn sẽ bắt đầu bằng cách sử dụng 1 Starter Theme (một dạng code mẫu mà Shopify cung cấp dành riêng cho lập trình viên), trong đó đã bao gồm tool hỗ trợ compile code và sync (đồng bộ) với live theme 1 cách dễ dàng.

Sau khi hoàn thành một Theme của Shopify, bạn có thể publish (phát hành) nó trên Theme store của Shopify ở địa chỉ https://themes.shopify.com/ , hoặc trên các website, chợ giao diện như ThemeForest, CreativeMarket, … Lưu ý là bạn cần tuân thủ các quy định chặt chẽ của Shopify để có thể phát hành trên Theme Store bao gồm việc cung cấp cả mockup và bản mô tả các đặc tính nổi bật của giao diện.

  Unity Developer là gì? Cần học gì để trở thành Unity Developer

Phát triển ứng dụng trên nền tảng Shopify

Thực tế ở vị trí là lập trình viên Shopify (Shopify Developer) thì việc xây dựng, phát triển store trên nền tảng Shopify sẽ yêu cầu cả việc chỉnh sửa, tùy biến giao diện Shopify theme. Công việc mà 1 Shopify Developer đảm nhận bao gồm:

  • Tham gia phân tích, thiết kế website trên platform Shopify
  • Hỗ trợ kỹ thuật, cấu hình, cài đặt cho khách hàng
  • Chỉnh sửa, tùy biến giao diện website theo yêu cầu
  • Xây dựng các plugins cần thiết trên website Shopify
  • Hỗ trợ kết nối, lấy dữ liệu giữa nền tảng Shopify và các nền tảng khác

Như vậy chúng ta có thể thấy lập trình Shopify không phân chia rõ rệt Frontend hay Backend như lập trình Web thông thường; trong quá trình làm việc với nền tảng thương mại điện tử này, bạn cần biết cả về Frontend để chỉnh sửa giao diện, cũng cần biết về Backend trong việc xử lý dữ liệu hay kết nối các nền tảng khác; và cũng cần có kiến thức về hệ thống khi setup, cấu hình website. Các kỹ năng cần học để đáp ứng yêu cầu trở thành một Shopify Developer như sau:

  • Có hiểu biết về mảng thương mại điện tử (e-commerce), lĩnh vực mà chúng ta sẽ tham gia lập trình
  • Kiến thức về HTML, CSS, JS: đây là điều cơ bản mà lập trình viên làm Web đều cần nắm được
  • Kiến thức về lập trình sử dụng ngôn ngữ Liquid: ngôn ngữ sẽ được sử dụng trong lập trình Shopify
  • Có kiến thức về một hoặc một vài framework JS khác: sẽ giúp bạn tự tin khi viết các ứng dụng kết nối đến Shopify
  • Tìm hiểu về Shopify, tài liệu hỗ trợ dành cho lập trình viên được mô tả đầy đủ trong document của Shopfy, vì thế bạn cần đọc và nắm được chúng
  • Kiến thức về hệ thống: domain, hosting và cũng nên tìm hiểu về Docker Server
  • Kiến thức về xử lý dữ liệu, về SEO, …
  • Nếu muốn trở thành nhà phát hành các themes, plugins cho nền tảng Shopify thì bạn cũng cần trang bị thêm kiến thức liên quan đến các market, store phát hành như Theme store hay ThemeForest, …

Kết bài

Hiện nay các công ty làm về thương mại điện tử có nhu cầu tuyển dụng lập trình viên Shopify là rất lớn, các bạn có thể dạo qua các trang tuyển dụng để thấy được mức độ phổ biến của nó. Để trở thành Shopify Developer không quá khó với các bạn đã có kiến thức cơ bản về lập trình Web, vì vậy đây cũng là một lựa chọn tiềm năng nếu bạn muốn đi sâu vào một mảng hiểu biết nhất định, cụ thể là thương mại điện tử. Hy vọng bài viết này đã đem lại cho các bạn một chút kiến thức hữu ích về ngành nghề này. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.

Tác giả: Phạm Minh Khoa

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các việc làm lĩnh vực IT hấp dẫn trên TopDev