Selenium testing – Một vài kiểu có thể áp dụng
Bài viết được sự cho phép của tác giả Kiên Nguyễn
Selenium testing gồm những kiểu test nào?. Selenium có thể hỗ trợ được gì trong các loại test đó?. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mà khoan, nếu chưa có cái nhìn tổng quan về Selenium thì đọc bài viết “Selenium là gì?” trước đã nha. Biết sơ qua rồi hẵng quay lại đọc bài này thì sẽ tốt hơn.
1. Acceptance testing – Kiểm thử chấp nhận
Gọi là kiểm thử chấp nhận vì đây là phần testing kiểm tra xem có đáp ứng được những gì khách hàng yêu cầu hay không?. Nếu release bản này thì khách hàng chấp nhận hay không?.
Ra đi làm tất nhiên mới biết, việc đáp ứng nhu cầu khách hàng nữ. Ý lộn “đáp ứng requirements” của khách hàng là yếu tố tiên quyết.
Tại sao?. Khách hàng trả tiền, khách hàng dùng sản phẩm.
Acceptance testing trong Selenium testing chỉ nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi:
Are we building the right product?.
Chúng ta có đang tạo ra sản phẩm như khách hàng yêu cầu hay không?
Selenium Testing có thể giúp đỡ việc kiểm thử này như thế nào?
- Viết automation tescase test các function nhỏ trên từng page
- Viết automation testcase test flow của product
- Viết testcase cho logic (nếu có).
Lưu ý là Acceptance testing cũng chỉ là một kiểu của Functional testing thôi nha. Giờ mới tới cái lớn nè.
2. Functional testing – Kiểm thử tính năng
It checks the system at different levels to ensure that all scenarios are covered and that the system does what’s supposed to do.
Kiểu kiểm thử này nhằm kiểm tra hệ thống ở nhiều cấp độ, đảm bảo tất cả các kịch bản (scenarios) được kiểm tra và hệ thống không gặp bất cứ lỗi nào.
Functional testing là một step quan trọng cần có. Selenium testing hỗ trợ tốt kiểm thử này bằng cách:
- Vì là automation test nên có thể lặp đi lặp lại các thao tác nhiều lần.
- Ngoài các thao tác bình thường của người sử dụng, automation còn giúp thực hiện các case nằm ngoài thao tác bình thường (click cùng lúc 2 button, click button trong lúc xử lý loading.
- Đặc biệt mạnh mẽ khi kiểm thử luồng di chuyển (giữa các màn hình)
Cũng trả lời cho câu hỏi:
Are we building the product right?.
Chúng ta đang tạo ra sản phẩm đúng, chứ không sai phải không?
3. Performance testing – Kiểm thử hiệu năng
Performance testing giúp kiểm thử sản phẩm trong các trường hợp đặc biệt yêu cầu performance. Đối với các production có người dùng lớn, Selenium testing tỏ ra hiệu quả khi thực hiện testcase nhiều lần, cùng lúc. Mô tả kịch bản số lượng người dùng lớn.
As its name indicates, performance tests are done to measure how well an application is performing.
Giống như cái tên, performance test kiểm tra, đo lường đọ hiệu quả một sản phẩm.
Nếu table có 100 dòng thì việc xử lý click chọn hay select all như thế nào?. Nếu có hơn 1000000 dòng thi sao?. Với tốc dộ 4G LTE tiêu chuẩn thì page load tốt, nhưng nếu với 3G low thì sao?
Kiểm thử hiệu năng chia thành hai loại chính sau đây:
3.1 Load testing
Load testing is done to verify how well the application works under different defined loads (usually a particular number of users connected at once).
Kiểm tra độ tải của sản phẩm. Có hoạt động tốt như thế nào dưới các tải được xác định khác nhau (thường là một số lượng người dùng cụ thể được kết nối cùng một lúc).
3.2 Stress testing
Không biết nên dịch title là gì nên để yên vậy
Stress testing is done to verify how well the application works under stress (or above the maximum supported load).
Stress testing kiểm tra phần mềm hoạt động như thế nào dưới các áp lực. Tốc độ mạng, độ cũ của trình duyệt
Selenium có hỗ trợ kiết test này bằng cách thiết lập tốc độ mạng hoặc sử dụng các driver cũ hơn (Internet Explorer 9, Internet Explorer 11).
4. Tham khảo thêm về Selenium testing
- Type of testing – Selenium dev
- Step-by-Step Load Testing Guide: Selenium
- Selenium Website Performance Testing
Cảm ơn vì đã đọc bài, nếu thấy hay hãy chia sẻ bài đọc nha. Happy coding!
Bài viết gốc được đăng tải tại kieblog.vn
Có thể bạn quan tâm:
- Automation testing: Một số công cụ hữu ích cho tester
- Các kiểu “đợi chờ” trong Selenium Webdriver: Implicit wait, Explicit wait và Fluent wait
- Kiểm thử tĩnh vs kiểm thử động (Static vs Dynamic testing)
Xem thêm Tuyển tester các tỉnh thành hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?