Kinh nghiệm Remote work – Làm việc từ xa
Bài viết được sự cho phép của tác giả Huy Trần
Nhiều người lầm tưởng rằng CNTT nói chung và lập trình nói riêng là ngành làm việc với máy móc, mình chọn đi theo con đường lập trình cũng vì thích ngồi làm việc với máy móc hơn là phải deal với loài người. Nhưng lầm tưởng là lầm tưởng. Nói theo Kinh tế học Mác Lê thì máy tính chỉ là Tư liệu lao động — Công cụ để con người sử dụng, tạo ra giá trị khi làm việc cùng với nhau.
Như mọi ngành nghề khác, lập trình là công việc đòi hỏi tính tương tác cao giữa con người với con người, và nó chỉ thực sự trở nên hiệu quả khi giao tiếp giữa các thành viên trong team diễn ra trơn tru, hiệu quả.
Xem việc làm IT remote đãi ngộ tốt trên TopDev
Mình đã từng lầm tưởng remote work chỉ đơn giản là ôm cái laptop ngồi ở nhà, và code, và rất hí hửng khi công ty cho phép về nhà làm remote. Và rất chán nản khi số lượng các buổi họp hành tăng lên đáng kể khi công ty chuyển sang remote. Mặc cho bác product manager đã cố gắng, trong phạm vi cho phép, bỏ hết các buổi họp không cần thiết. Trong cái khó ló cái ngu các bạn ạ, nghĩ mình làm dev, chỉ cần biết ngồi code chăm chỉ là được, mình tự tin tắt mic, che camera rồi ngồi làm việc của mình, mặc cho các bạn dev khác thảo luận sôi nổi với product manager. Nghĩ như thế là ngon, cần gì chỉ cần trao đổi qua mail và chat là ok. Càng lúc mình càng cảm thấy xa rời dự án và team, bắt đầu xuất hiện cảm giác đuối. Cuối cùng thì tình trạng này kéo theo nhiều hệ lụy khác, mình cũng đánh mất nhiều cơ hội để đóng góp một cách có ý nghĩa vào dự án đang làm và các dự án mới. Nhìn thấy người khác làm việc hiệu quả hơn mình, đâm ra ganh tị với đồng nghiệp, stress với bản thân, dỗi với sếp, thế là mình burn out, và quit.
May mắn là, sau khi quit thì mình lao vào một giai đoạn phỏng vấn mới, và ở giai đoạn này mình được cơ hội nói chuyện với rất nhiều bạn dev ở nhiều môi trường khác nhau, mình không ngại nói cho họ nghe lý do mình nghỉ việc ở công ty cũ, và các bạn ấy cũng nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm làm việc trong môi trường remote mà họ đúc kết được, vì họ cũng từng trải qua giai đoạn đi xuống như thế giống mình.
Xem thêm việc làm IOT Engineering hấp dẫn trên TopDev
Một số kinh nghiệm mà mình đúc kết được sau quá trình đó:
- Phải luôn aware được rằng, giao tiếp là yếu tố then chốt để thành công trong một product team. Đồng thời phải biết giao tiếp qua mạng khó hơn giao tiếp trực tiếp rất nhiều lần.
- Email và chat không phải là công cụ thay thế hoàn toàn cho việc giao tiếp trong team, đôi lúc 10,000 dòng chat có thể rút gọn bằng 15 phút nói chuyện trực tiếp. Không nên lạm dụng email, chat để tránh né việc phải gọi điện, video call.
- Luôn tìm cách engage trong các buổi họp online, bằng cách bật camera lên để cả mình và mọi người biết rằng mình đang tập trung cho buổi họp, tắt camera cũng được nếu bạn tự tin là mình có thể engage tốt.
- Không nhất thiết phải ngồi nói huyên thuyên suốt cả buổi họp, nhưng phải biết rằng, người ta invite mình vô một buổi họp vì muốn mình đóng góp giá trị cho buổi họp đó, nếu join vào chỉ để tắt camera mute mic làm việc riêng thì mình đang việc làm sai cách rồi.
- Thường chúng ta có xu hướng im lặng, không đặt câu hỏi, không góp ý, ai nói gì cũng gật hoặc đồng tình, khi người nào đó hỏi: “Có ai có câu hỏi gì không?” thì phần lớn chọn cách im lặng. Có một tip khá hay để thoát khỏi tính im lặng bầy đàn này, đó là không ngại hỏi ngu.
- Sẽ có nhiều lúc trong một buổi họp, ta tự hỏi là liệu mình có nên nói hay hỏi về chuyện này không nhỉ? Sau đó lại thôi, im lặng không nói gì vì sợ mọi người biết rồi hoặc sợ bị nói là ngu. Thường những khi tự đặt ra câu hỏi như vậy, thì 99% là nên hỏi.
- Có đôi lúc vì thiếu tập trung nên mình không biết cuộc họp đang nói về vấn đề gì, dẫn đến không biết gì để mà phát biểu góp ý, những lúc thế này chúng ta có thể chữa cháy bằng cách nhẹ nhàng hỏi lại vấn đề đang được bàn luận, và hỏi tiếp những câu hỏi follow up để gợi mở được hướng thảo luận. (vẫn là về chuyện willing to look stupid).
Những kinh nghiệm này là một phần những gì mình rút ra được từ đợt burnt out vừa qua, nay tiện tay ghi ra không lại quên hết. Tất nhiên là từ trải nghiệm của bản thân mình, YMMV. Còn bạn thì sao? Thời gian làm việc remote vừa qua các bạn cảm thấy thế nào? Nếu không ngại thì hãy comment để chia sẻ ở bên dưới nhé. 😀
Bài viết gốc được đăng tải tại thefullsnack.com
Có thể bạn quan tâm:
- Làm việc từ xa (remote) – Chính sách nhân sự mới của doanh nghiệp
- Tạo thư viện cocoapod trên github
- GitHub là gì? Những lợi ích GitHub mang lại cho lập trình viên
- Modern C++ binary RPC framework gọn nhẹ, không cần code generation
Xem thêm tuyển dụng CNTT hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?