Redux là gì? Hiểu rõ cơ bản cách dùng Redux
Giới thiệu
Nói chung Redux khá là phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều biết nó là gì và cách sử dụng nó ra sao. Trong bài này, chúng ta sẽ xem vài lý do tại sao nên sử dụng redux bằng cách phân tích những lợi ích mà nó mang lại và cách hoạt động của nó.
Redux là gì?
Redux là một predictable state management tool
cho các ứng dụng Javascript. Nó giúp bạn viết các ứng dụng hoạt động một cách nhất quán, chạy trong các môi trường khác nhau (client, server, and native) và dễ dàng để test. Redux ra đời lấy cảm hứng từ tư tưởng của ngôn ngữ Elm và kiến trúc Flux của Facebook. Do vậy Redux thường dùng kết hợp với React.
Lý do ra đời Redux
Do yêu cầu cho các ứng dụng single-page sử dụng Javascript ngày càng trở lên phức tạp thì code của chúng ta phải quản lý nhiều state hơn.
State có thể bao gồm là data trả về từ phía Server và được cached lại hay như dữ liệu được tạo ra và thao tác ở phía client mà chưa được đẩy lên phía server. UI state cũng trở lên phức tạp vì chúng ta cần quản lý việc active Routes, selected tabs, spinners, điều khiển phân trang …vv.
Với Redux, state
của ứng dụng được giữ trong một nơi gọi là store
và mỗi component
đều có thể access bất kỳ state nào mà chúng muốn từ chúng store này.
Tại sao ta lại cần state management tool
Hầu hết các lib như React, Angular, etc được built theo một cách sao cho các components đến việc quản lý nội bộ các state của chúng mà không cần bất kỳ một thư viện or tool nào từ bên ngoài.
Nó sẽ hoạt động tốt với các ứng dụng có ít components nhưng khi ứng dụng trở lên lớn hơn thì việc quản lý states được chia sẻ qua các components sẽ biến thành các công việc lặt nhặt.
Trong một app nơi data được chia sẻ thông qua các components, rất dễ nhầm lẫn để chúng ta có thể thực sự biết nơi mà một state đang live. Một sự lý tưởng là data trong một component nên live trong chỉ một component. Vì vậy việc share data thông qua các components anh em sẽ trở nên khó khăn hơn.
Ví dụ, trong react để share data thông qua các components anh em, một state phải live trong component cha. Một method để update chính state này sẽ được cung cấp bởi chính component cha này và pass như props đến các components con.
Đây là một ví dụ:
class App extends React.Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = { userStatus: "NOT LOGGED IN"}
this.setStatus = this.setStatus.bind(this);
}
setStatus(username, password) {
const newUsers = users;
newUsers.map(user => {
if (user.username == username && user.password === password) {
this.setState({
userStatus: "LOGGED IN"
})
}
});
}
render() {
return (
<div>
<Status status={this.state.userStatus} />
<Login handleSubmit={this.setStatus} />
</div>
);
}
});
Giờ chúng ta hãy tưởng tượng rằng nếu một state phải được chia sẻ giữa các component cách khá xa nhau trong một tree components và state này phải được passed từ một component đến một component khác cho đến khi nó đến được nơi mà nó được gọi.
Cơ bản là, state mà chúng ta đang nói đến phải được nhấc lên một component cha gần nhất và tiếp nữa cho đến khi nó đến được cái component tổ tiên chứa tất cả các components nó cần cái state này sau đó pass cái state này xuống @@. Điều này sẽ khiến state trở nên khó hơn trong việc maintain và less predictable.
Điều này khiến cho bộ phận quản lý state trong app trở lên bừa bộn cũng như app trở lên vô cùng phức tạp. Đó là lý do tại sao chúng ta cần một state management tool
như Redux
.
Hiểu cách Redux làm việc
Cái cách mà Redux hoạt động là khá đơn giản. Nó có 1 store lưu trữ toàn bộ state của app. Mỗi component có thể access trực tiếp đến state được lưu trữ thay vì phải send drop down props từ component này đến component khác.
Có 3 thành phần của Redux: Actions
, Store
, Reducers
.
1. Actions
Actions
đơn giản là các events. Chúng là cách mà chúng ta send data từ app đến Redux store. Những data này có thể là từ sự tương tác của user vs app, API calls hoặc cũng có thể là từ form submission.
Actions
được gửi bằng cách sử dụngstore.dispatch()
method, chúng phải có một type property để biểu lộ loại action để thực hiện. Chúng cũng phải có một payload chứa thông tin. Actions được tạo thông qua một action creator. Ví dụ:
const setLoginStatus = (name, password) => {
return {
type: "LOGIN",
payload: {
username: "foo",
password: "bar"
}
}
}
2. Reducers
Reducers là các function nguyên thủy chúng lấy state hiện tại của app, thực hiện một action và trả về một state mới. Những states này được lưu như những objects và chúng định rõ cách state của một ứng dụng thay đổi trong việc phản hồi một action được gửi đến store.
Đây là một ví dụ về cách mà Reducers
hoạt động trong Redux:
const LoginComponent = (state = initialState, action) => {
switch (action.type) {
case "LOGIN":
return state.map(user => {
if (user.username !== action.username) {
return user;
}
if (user.password == action.password) {
return {
...user,
login_status: "LOGGED IN"
}
}
});
default:
return state;
}
};
3. Store
Store
lưu trạng thái ứng dụng và nó là duy nhất trong bất kỳ một ứng dụng Redux nào. Bạn có thể access các state được lưu, update state, và đăng ký or hủy đăng ký các listeners thông qua helper methods.
Tạo một store cho một login app:
const store = createStore(LoginComponent);
Các actions
thực hiện trên một state luôn luôn trả về một state mới. Vì vậy, state này là đơn giản và dễ đoán.
Bây giờ, chúng ta đã biết hơn một chúng về Redux
, hãy trở lại với ví dụ Login component và xem cách cách mà Redux có thể giúp chúng ta được gì.
class App extends React.Component {
render() {
return (
<div>
<Status user={this.props.user.name}/>
<Login login={this.props.setLoginStatus}/>
</div>
)
}
}
Nguyên lý vận hành
Bạn có thể xem video Redux cơ bản của Giảng viên Nguyễn Đức Hoàng tại đây.
Tổng kết
Ở phạm vi bài này mình đã trình bày nguyên lý cơ bản và cách thức hoạt động của Redux là gì rồi. Để các bạn có thể nắm được cũng như hình dung nó sinh ra để làm việc gì, bài viết mới thể hiện được các tình huống đơn giản nhất thông qua ví dụ đơn giản.
Còn trong khi làm dự án thực tế công việc chủ yếu là tương tác với server (fetch data) và xử lý data sau đó, thì đó là về bất đồng bộ asynchronous và xử lý side-effect sau mỗi action được gọi.
Việc làm Reactjs giờ lương toàn nghìn đô không. Anh em vào tham khảo thêm.
Tài liệu tham khảo: blog.logrocket.com
Có thể bạn muốn xem thêm:
Xem thêm việc làm Redux tại TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS