Giải thích React Component Lifecycle
Để thực sự trở thành một master React, việc hiểu lifecycle của component là bắt buộc.
Các phương thức của lifecycle là một dạng hook
(giống như khái niệm hook
trong wordpress)
Có thể group các phương thức lifecycle ra 3 nhóm, ứng với 4 giai đoạn của component: Mounting, Updating, Unmounting, Error Handling
Mounting
Nó sẽ theo thứ tự sau
- constructor()
- static getDerivedStateFromProps()
- render()
- componentDidMount()
Updating
Các phương thức này sẽ được gọi khi có sự thay đổi của state
hoặc props
- static getDerivedStateFromProps()
- shouldComponentUpdate()
- render()
- getSnapshotBeforeUpdate()
- componentDidUpdate()
Unmounting
Phương thức được gọi trước khi remove component khỏi DOM
- componentWillUnmount()
Error Handling
Bất kể lỗi ở đâu trong component, nó sẽ gọi đến phương thức này
- componentDidCatch()
render()
Đây là phương thức bắt buộc duy nhất khi tạo ra một component, bắt buộc trả về một trong những giá trị
- React element
- Arrays and fragments
- Portals
- String and numbers
- Booleans or null
Hàm này sẽ không được gọi nếu shouldComponentUpdate()
return false
constructor(props)
Phương thức khởi tạo một component, nếu không khởi tạo state
, bind các phương thức, thì ko cần khai báo phương thức này.
class Clicker extends React.Component {
constructor(props) {
super(props);
this.handleClick = this.handleClick.bind(this);
this.state = {
clicks: 0
};
}
handleClick() {
this.setState({
clicks: this.state.clicks + 1
});
}
//...
}
Đừng chuyển props sang state! Xử lý logic sẽ hết sức rắc rối về sau
Đừng làm thế này nhé
constructor(props) {
super(props);
// DON'T DO THIS
this.state = { color: props.color };
}
componentDidMount()
Component đã hiện hình, là lúc mà ta gọi AJAX
componentDidMount() {
fetch('https://gitconnected.com')
.then((res) => {
this.setState({
user: res.user
});
});
}
Có thể gọi setState()
ở dòng đầu tiên của phương thức componentDidMount()
, hàm render()
sẽ được gọi lại một lần nữa, nhưng nó chỉ xảy ra trước khi trình duyệt update DOM, render chắc chắn sẽ gọi 2 lần, user có thể không nhận ra sự thay đổi này, tuy nhiên đây là nguyên nhân cho vấn đề với performance. Nhưng cần thiết trong trường hợp như modal hay tooltip chúng ta cần tính toán vị trí của DOM trước khi render
componentDidUpdate(prevProps, prevState, snapshot)
Ngay sau khi component được cập nhập, hook này sẽ được gọi. Không gọi trong lần render đầu. Đây cũng có thể là nơi để tạo một network request khi chúng ta so sánh prop
hiện tại với prop
ở thời điểm trước đó
componentDidUpdate(prevProps, prevState, snapshot) {
// Trường hợp thường dùng (đừng quên kiểm tra so sánh props):
if (this.props.userID !== prevProps.userID) {
this.fetchData(this.props.userID);
}
}
Nếu muốn gọi setState
ở đây, phải đưa nó trong câu điều kiện, nếu không sẽ bị lặp vô tận
Nếu có implement phương thức getSnapshotBeforeUpdate()
, giá trị return của getSnapshotBeforeUpdate()
sẽ được đưa vào snapshot
, nếu không thì là undefined
Hàm này cũng không được gọi nếu shouldComponentUpdate()
return false
componentWillUnmount
Có thể sử dụng để remove các listener, các hàm setInterval, cancel network request
componentWillUnmount() {
window.removeEventListener('resize', this.resizeEventHandler);
}
shouldComponentUpdate(nextProps, nextState)
Có phương thức này để cải thiện performance của React, vì đôi lúc thay đổi state
hoặc props
ta không muốn cập nhập lại UI, chỉ cần cho hàm này return false
(mặc định là return true
), khi return false
thì render
, componentDidUpdate
sẽ không được gọi.
shouldComponentUpdate(nextProps, nextState) {
return this.props.clicks !== nextProps.clicks;
}
static getDerivedStateFromProps(props, state)
Được gọi trước khi xuống render
, có thể return một object để update state, hoặc null
Rất hiếm khi sử dụng, chỉ khi giá trị của state
phụ thuộc vào prop
Nên hạn chế sử dụng hàm này, vì làm logic hiển thị của component rất ư khó hiểu, hãy nghĩ đến những cách implement đơn giản hơn bằng những lifecycle khác.
getSnapshotBeforeUpdate(prevProps, prevState)
Gọi ngay trước khi render xuống DOM, cho phép lấy một số thông tin của DOM (ví dụ vị trí thanh scroll), các giá trị return từ hàm này sẽ đưa cho componentDidUpdate()
componentDidCatch(error, info)
Nếu một component nào đó bị lỗi nó sẽ không chết nguyên cái app nữa mà sẽ quăn lỗi ở đây, sử dụng để hiển thị lỗi lên UI
class ErrorBoundary extends React.Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = { hasError: false };
}
componentDidCatch(error, info) {
// Display fallback UI
this.setState({ hasError: true });
// You can also log the error to an error reporting service
logErrorToMyService(error, info);
}
render() {
if (this.state.hasError) {
// You can render any custom fallback UI
return <h1>Something went wrong.</h1>;
}
return this.props.children;
}
}
<ErrorBoundary>
<MyWidget />
</ErrorBoundary>
Tham khảo vị trí các công việc React tại đây
Bài viết gốc được đăng tải tại Vuilaptrinh
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?