Quy chuẩn đặt tên trong lập trình: camelCase, underscore hay PascalCase?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Kien Dang Chung
Trong lập trình quy chuẩn đầu tiên cần đưa ra là quy chuẩn cho việc đặt tên. Có hàng tỉ thứ cần đặt tên trong lập trình, nói chơi vậy thôi chứ phân loại ra khoảng hơn chục thôi à, ví dụ như tên Class, tên biến, tên phương thức, tên thuộc tính… Có 3 chuẩn để đặt tên là underscore, camelCase và PascalCase.
- underscore: sử dụng dấu gạch chân giữa các từ, tất cả các từ đều viết thường, ví dụ: $this_is_my_variable.
- camelCase: giống như cách viết của nó, từ đầu tiên viết thường, các từ tiếp theo viết hoa chữ cái đầu, ví dụ $thisIsMyVariable.
- PascalCase: viết hoa tất cả các chữ cái đầu, ví dụ $ThisIsMyVariable.
Các quy chuẩn đặt tên thông thường
Sau đây là một số quy chuẩn đặt tên thường dùng trong dự án:
- Tên lớp đặt theo PascalCase, ví dụ: UserClass, CategoryClass…
- Tên hàm và phương thức sử dụng camelCase, ví dụ getUser, getCategory…
- Tên biến cũng sử dụng camelCase loginUser,loginUser,categoryList…
- Tên hằng số thì đặc biệt, viết hoa hết và cách nhau bởi dấu gạch dưới DISCOUNT_PERCENT, LIMIT_RATE…
- Tên bảng, tên cột trong Database sử dụng underscore và sử dụng danh từ số nhiều, ví dụ bảng oauth_clients, oauth_refresh_tokens.
- Tên phần tử trong HTML, ví dụ khi bạn sử dụng Vue.js, React… tạo ra thì nó sẽ có dạng KebabCase, ví dụ
<my-component>
.
Đặt tên là để gợi nhớ, ví dụ khi gọi đến tên của bạn là người ta biết ngay đó là bạn mà không nhầm sang người khác, đặt tên trong lập trình cũng vậy cần phải tường minh. Trước đây tôi có một người bạn trong cùng cơ quan đặt tên các biến khá thú vị: heheheeeee,heheheeeee,hihiiiiii… vãi cả nón, khi đọc code bò lăn ra cười, nói vui vậy thôi chứ như vậy là không nên, không thể hiểu được các biến này dùng làm gì, đặc biệt hơn nữa là khi xử lý qua lại đánh tên các biến này khó vãi, chắc phải copy cho chắc ăn.
Lời kết
Bạn nên tập thói quen đưa ra một quy chuẩn đặt tên trong lập trình của riêng mình, như vậy khi làm việc theo nhóm các thành viên khác có thể dễ dàng đọc được code của bạn. Hơn nữa, các thư viện mã nguồn mở hiện nay đều tuân thủ theo những quy ước đặt tên, nếu bạn không muốn mình tách rời với cộng đồng hãy tuân thủ theo “pháp luật”.
Bài viết gốc được đăng tải tại allaravel.com
Có thể bạn quan tâm:
- “Mẹo bỏ túi” cho dân coder mới vào nghề
- Phỏng vấn hành vi (Behavioral-Based Interview)
- QA là gì? QC là gì? Sự khác nhau giữa QA và QC
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?