Program Manager là gì? Học gì để trở thành Program Manager
Trong công ty chúng ta thường nghe nhắc đến vai trò của một Project Manager là người quản lý các dự án. Ở những tổ chức có quy mô lớn hay dự án lớn hơn, vị trí Program Manager được xem là người quản lý một tổ hợp nhiều dự án có liên quan đến nhau, hay nói cách khác thì Program Manager được xem là quản lý cấp trên của các Project Manager. Đây là một vị trí đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng về quản lý cấp cao, cũng là vai trò mà nhiều anh chị em hướng đến trong sự nghiệp. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem Project Manager là gì và cần học gì để trở thành một Program Manager nhé.
Program Manager là gì?
Program Manager hay Quản lý chương trình (có tổ chức sẽ gọi là Giám đốc chương trình) là người chịu trách nhiệm quản lý một nhóm các dự án liên quan; các dự án này được kết hợp với nhau thành các chương trình (program) để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay tổ chức.
Từ “Program” ở đây mang ý nghĩa là một chuỗi các hoạt động liên quan với nhau trong một thời gian dài; nghĩa là một Program Manager sẽ là quản lý chung các dự án một cách đồng bộ để thu được những lợi ích không có sẵn từ việc quản lý chúng một cách đơn lẻ. Đây cũng là điểm khác biệt nhất khi so sánh giữa Program Manager và Project Manager, 2 vị trí thường dễ bị nhầm lẫn vai trò trong cùng một tổ chức.
Trong quá trình quản lý các dự án (Project Management) có liên quan với nhau, thực tế chỉ ra rằng các kết quả đầu ra được tạo bởi từng dự án có thể không thể đoán trước và không kiểm soát được; do đó; nhóm các dự án tạo thành chương trình nên được quản lý theo cách nhận ra nhu cầu tiềm năng để điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch trong quá trình thực hiện chương trình để tối ưu hóa việc cung cấp lợi ích. Từ đó mà vị trí Program Manager ra đời với công việc quan trọng đảm bảo các thành phần chương trình được điều chỉnh theo yêu cầu để đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Vai trò của một Program Manager
Nhiệm vụ của một Program Manager là quản lý, điều phối để đảm bảo đạt được mục tiêu của chương trình, đồng thời phải tối ưu lợi ích của chương trình bằng cách phân phối và liên kết các thành phần của chương trình một cách hợp lý.
Vai trò của một Program Manager bao gồm:
- Căn chỉnh chiến lược chương trình, quản lý lợi ích chương trình, quản lý sự tham gia của các bên liên quan trong chương trình, quản trị chương trình và quản lý vòng đời chương trình
- Tương tác với các Project Manager hay Program Manager khác để cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn về các sáng kiến cá nhân được thực hiện để hỗ trợ một chương trình
- Đảm bảo các chương trình được cung cấp các nguồn lực với độ ưu tiên phù hợp
- Đảm bảo cấu trúc chương trình tổng thể và các quy trình quản lý chương trình được áp dụng cho phép đội nhóm chương trình và đội nhóm các thành phần hoàn thành thành công công việc và mang lại lợi ích dự đoán.
Tham khảo các vị trí tuyển dụng Software Manager lương cao trên TopDev
Học gì để trở thành Program Manager?
Công việc chính của một Program Manager vẫn là quản lý, không hoàn toàn tập trung vào một kỹ thuật chuyên môn nào đó. Vì thế nếu muốn trở thành một Program Manager, bạn hoàn toàn có thể không xuất phát từ lĩnh vực kỹ thuật cụ thể, hay nói cách khác thì Non-tech cũng có thể trở thành Program Manager được.
Program Management là một công việc khó, yêu cầu có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở vai trò quản lý dự án (Project Manager). Thông thường khi có kinh nghiệm làm quản lý dự án trong một thời gian, bạn sẽ có thể học và thi lấy một số chứng chỉ quản lý cấp cao hơn và hướng đến việc trở thành một quản lý chương trình trong tương lai. Có thể xem để trở thành Program Manager, trước tiên hãy học để trở thành một Project Manager.
Bạn cần học và trang bị các kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ cần thiết như dưới đây để trở thành một Project Manager:
- Kỹ năng quản lý dự án bao gồm lập kế hoạch, tổ chức và điều phối các hoạt động trong dự án, quản lý thời gian, nguồn lực, rủi ro và tiến độ công việc
- Kỹ năng giao tiếp với các bên liên quan (stakeholders) bao gồm thành viên dự án, đối tác, khách hàng, lãnh đạo
- Kiến thức chuyên môn về dự án, các nguyên tắc, phương pháp quản lý dự án và sự hiểu biết về công nghệ, quy trình và tiêu chuẩn liên quan đến dự án
- Kỹ năng nhận biết và giải quyết các vấn đề phát sinh cùng khả năng thích ứng linh hoạt khi có sự thay đổi.
Các chứng chỉ mà bạn có thể tham khảo để tăng giá trị kinh nghiệm cũng như mức độ tin cậy trong vị trí quản lý dự án hay quản lý chương trình:
- Google Project Management Certificate: chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp Google
- Project Management Professional: chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp PMP
- Agile Project Management Certificate: chứng chỉ quản trị dự án Agile
- Certified Project Director – CPD: Chứng nhận giám đốc dự án
- Certified Associate in Project Management – CAPM: chứng nhận liên kết trong quản lý dự án
Kết bài
Quản lý chương trình là một vị trí đòi hỏi ưu tiên tư duy chiến lược hơn là phản ứng chiến thuật thuần túy; vì thế Program Manager cần mang lại cho tổ chức những giá trị lâu dài cho tầm nhìn và hướng đi. Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về nghề quản lý chương trình cũng như cần học, trang bị kiến thức gì để trở thành một Program Manager trong tương lai. Cảm ơn các bạn đã đọc bài và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Có thể bạn quan tâm:
- Phỏng vấn Product Manager: Giới thiệu về bản thân sao cho ấn tượng?
- Những mẹo hay ho cho các Software Developers
- Bí kíp để trở thành một Product Manager giỏi
Xem thêm tuyển dụng việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- Đ Đại dương xanh cho Doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trên Zalo
- L Lakehouse Architecture: Nền tảng dữ liệu cho ứng dụng AI trong tương lai
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết