Phân biệt IT Helpdesk và IT Support: Gỡ bỏ những hiểu lầm
IT Helpdesk và IT Support đều là những vị trí trong tổ chức có công việc hỗ trợ các bộ phận khác hay khách hàng những vấn đề liên quan đến kỹ thuật và công nghệ. Sự tương đồng giữa nhiệm vụ, trách nhiệm của 2 vị trí này khiến nhiều bạn chưa nắm rõ được vai trò và kỹ năng cần có của từng vị trí. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau phân biệt IT Helpdesk và IT Support để hiểu rõ hơn nhé.
IT Helpdesk là gì?
IT Helpdesk là một vị trí thuộc bộ phận IT của tổ chức, là cầu nối giữa người sử dụng đến bộ máy CNTT, có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề nội bộ trong doanh nghiệp như hỏng hóc, sửa chữa các thiết bị IT, kết nối mạng, vấn đề gặp phải với dữ liệu,… Cụ thể thì công việc chính thường ngày của một IT Helpdesk là hỗ trợ người sử dụng máy tính (bao gồm nhân viên trong tổ chức hoặc khách hàng sử dụng) cài đặt, xử lý lỗi liên quan đến phần mềm, phần cứng, đường truyền hoặc các thiết bị hỗ trợ khác như máy in, máy fax,…
Nhiệm vụ của một IT Helpdesk bao gồm:
- Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm, kết nối mạng hoặc các ứng dụng khác cho người dùng
- Hỗ trợ và đảm bảo vận hành phần mềm và phần mềm cho doanh nghiệp
- Đảm nhận quản lý tên miền, hệ thống server hoặc những tác vụ kỹ thuật khác của doanh nghiệp
- Theo dõi, ghi log, cập nhật tình hình và báo cáo các vấn đề cần sửa chữa, khắc phục
- Phụ trách bảo hành, sửa chữa máy móc và các thiết bị phần cứng liên quan
IT Support là gì?
IT Support cũng thuộc bộ phận IT và có vai trò rộng hơn so với IT Helpdesk. Nhiệm vụ của IT Support là tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cũng như bảo trì phần cứng, phần mềm cho hệ thống doanh nghiệp và khách hàng, đối tác mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm.
Nhiệm vụ của một IT Support thường có thể đảm nhận cả các đầu việc của một IT Helpdesk, tổng quan được chia thành 3 nhiệm vụ chính bao gồm:
- Tư vấn, thiết kế và quản lý hệ thống server, mạng nội bộ, mạng Internet cho công ty, doanh nghiệp hoặc các khách hàng, đối tác có sử dụng dịch vụ, sản phẩm
- Xử lý chung các sự cố liên quan đến máy tính bao gồm cả phần cứng, phần mềm, hay các thiết bị mạng, đường truyền,…
- Hỗ trợ thu thập thông tin, phản hồi từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; chăm sóc khách hàng giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất
Phân biệt IT Helpdesk và IT Support
Như đã đề cập ở trên, cả IT Helpdesk và IT Support đều thuộc bộ phận IT của tổ chức. Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, doanh nghiệp mà có thể chia ra vai trò cụ thể của từng vị trí; hoặc cũng có thể đóng vai trò và đảm nhận công việc tương tự nhau. Nhìn chung thì vai trò của IT Support là rộng hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng liên quan đến tư vấn, thiết kế hệ thống và quản lý chung để vận hành cả cơ sở hạ tầng IT.
Chúng ta cùng so sánh một số yếu tố cụ thể hơn giữa 2 vị trí này nhé:
- Về mức độ hỗ trợ: IT Helpdesk tập trung hỗ trợ các vấn đề cụ thể, thông thường sẽ xử lý, giải quyết khi các vấn đề đã xảy ra ví dụ như hỏng hóc thiết bị, phần cứng hay lỗi phần mềm cần cài đặt lại. IT Support sẽ tập trung chủ yếu ở quy mô tổ chức, đưa ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện hệ thống, có phương án dự án nhằm ngăn chặn hay hạn chế sự cố xảy ra.
- Về quy mô tổ chức: ở các doanh nghiệp lớn, bộ phận IT Support sẽ được thành lập và có nhiệm vụ duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống; lúc này nhiệm vụ của IT Support là bao gồm việc đảm bảo an ninh thông tin, quản lý dữ liệu đồng thời đảm bảo hiệu suất và khả năng mở rộng trong tương lai. Trong khi đó IT Helpdesk có thể được chia nhỏ về sát các phòng ban để nhanh chóng hỗ trợ trực tiếp người dùng một cách nhanh nhất.
- Về kỹ năng chuyên môn: IT Support yêu cầu có kinh nghiệm nhất định về hệ thống cũng như có khả năng quản trị server cùng kiến thức về bảo mật, an ninh thông tin. IT Helpdesk tập trung vào kỹ năng xử lý sự cố để chẩn đoán, hỗ trợ người dùng một cách nhanh nhất.
Xem thêm các chương trình tuyển dụng IT Support lương cao trên TopDev
Nên lựa chọn vị trí nào?
Có thể xem IT Helpdesk cũng là một vị trí trong bộ phận IT Support, vì vậy công việc nào cũng đều phục vụ cho các hoạt động vận hành hệ thống CNTT của một doanh nghiệp và tổ chức.
Việc trở thành một IT Support đòi hỏi các bạn có quá trình học hỏi chuyên môn sâu hơn về các kiến thức liên quan đến hệ thống; thông thường một IT Support ở level senior sẽ tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, có hiểu biết và kinh nghiệm về một ngành nghề, loại hình dịch vụ hay hệ thống nhất định. Vì vậy quá trình trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực IT Support không hề dễ dàng. Ngược lại, đặc thù của một IT Helpdesk đòi hỏi bạn cần tương tác nhiều hơn với người dùng, có sự linh hoạt trong các xử lý sự cố, đưa ra phương án giải quyết tối ưu để phản hồi lại người dùng.
Tùy thuộc vào quy mô tổ chức, loại hình dịch vụ/ sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp thì quy mô của bộ phận IT sẽ khác nhau. Có nhiều tổ chức sẽ xem 2 vị trí IT Helpdesk và IT Support là một vì nhiệm vụ tương đồng. Vì vậy việc lựa chọn vị trí nào trong 2 vị trí trên hoàn toàn do mong muốn cũng như yêu cầu công việc của bạn. Nếu đang bắt đầu học và tìm hiểu để có được công việc ở 1 trong 2 vị trí trên thì bạn hoàn toàn có thể tự tin apply vào cả hai mà không có quá nhiều sự khác biệt.
Kết bài
Qua bài viết này hy vọng các bạn đã có cái nhìn rõ hơn và có thể phân biệt được giữa IT Helpdesk và IT Support. Vị trí hay công việc nào cũng đều đòi hỏi sự học hỏi, yêu thích nghề nghiệp và mong muốn xây dựng, đóng góp công sức vào các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Xem thêm:
- Mô Tả Công Việc IT HelpDesk & Những Điều Cần Biết Với Vị Trí Này
- Mẫu bảng mô tả công việc của IT Support
- Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn vị trí IT HelpDesk và cách trả lời
Xem thêm tuyển dụng IT hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS