Phần 2: Giới thiệu xung quanh Cơ Sở Dữ Liệu(CSDL)

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Chí Dũng

Kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu

  1. Mô hình kiến trúc hệ quản trị CSDL gồm 3 mức:

    • Mức ngoài (External Level) hoặc mức khung nhìn (View Level): xác định các giao diện như những ứng dụng, tương tác và hiển thị cho người sử dụng.
    • Mức quan niệm (Conceptual Level) hoặc mức logic: còn gọi là mô hình quan niệm của dữ liệu (MQD) hoặc mô hình logic của dữ liệu (MLD). Nó xác định cách sắp xếp thông tin bên trong CSDL;
    • Mức trong (Internal Level) hoặc mức vật lý (Physical Level): xác định cách thức lưu trữ dữ liệu và các phương pháp truy cập vào đó;
      Giữa ba mức này có hai ánh xạ(mapping):Ánh xạ giữa mức ngoài và mức quan niệmÁnh xạ giữa mức trong và mức quan niệm

      Mô phỏng cho mô hình kiến trúc hệ quản trị CSDL là mô hình ANSI/SPARC ra đời năm 1975 đã xác định một kiến trúc trừu tượng phục vụ cho phân tích và thiết kế các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)

      Mô hình kiến trúc ANSI/SPARC cho phép tạo ra sự độc lập giữa bản thân dữ liệu và việc xử lý dữ liệu. Sơ đồ ở hình bên cho thấy sự triển khai kiến trúc vật lý của một hệ quản trị CSDL là như thế nào.

  Chuyển đổi hệ cơ số trong Python
  26 công cụ và kỹ thuật trong Big Data có thể bạn chưa biết

Xem thêm tuyển dụng Data Engineer hấp dẫn trên TopDev

2. Điểm ưu việt của hệ quản trị CSDL

Nói chung một hệ quản trị CSDL có những đặc trưng ưu việt sau đây:

    • Tính độc lập vật lý: mức vật lý có thể thay đổi mà không bị phụ thuộc vào mức quan niệm. Điều đó có nghĩa rằng những người sử dụng không cần nhìn thấy các khía cạnh vật chất của CSDL. Nói cách khác, cấu trúc thể hiện thông tin là trong suốt đối với những người sử dụng;
    • Tính độc lập logic: mức quan niệm có thể được hiệu chỉnh mà không phụ thuộc vào mức vật lý, nghĩa là người quản trị CSDL có thể phát triển nó mà không làm phiền gì đến người sử dụng;
    • Có thể thao tác được: những người không rành về CSDL cũng có thể mô tả được các yêu cầu của họ mà không cần biết tới các thành tố kỹ thuật của CSDL;
    • Tốc độ truy cập nhanh: hệ thống phải có khả năng đáp ứng (trả lời) các yêu cầu một cách nhanh nhất có thể có và điều đó đòi hỏi áp dụng các giải thuật tìm kiếm nhanh;
    • Tính quản trị tập trung: hệ quản trị CSDL phải cho phép người quản trị có khả năng thao tác các dữ liệu, chèn vào các phần tử và xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu theo một cách tập trung;
    • Hạn chế sự dư thừa: hệ quản trị CSDL phải có khả năng lưu trữ tối thiểu những thông tin dư thừa, vừa để chống lãng phí bộ nhớ vừa để tránh các lỗi;
    • Kiểm tra tính toàn vẹn: các dữ liệu phải nhất quán giữa chúng với nhau, hơn nữa khi các phần tử này tham chiếu đến các phần tử khác thì những phần tử khác phải có mặt;
    • Dữ liệu có thể chia sẻ: hệ quản trị CSDL phải cho phép nhiều người sử dụng truy cập đồng thời đến CSDL;
    • An ninh dữ liệu: hệ quản trị CSDL phải có các cơ chế cho phép quản lý quyền truy cập vào dữ liệu tùy theo từng người sử dụng.

Bài viết gốc được đăng tải tại lcdung.top

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm công việc CNTT hấp dẫn trên TopDev