Oracle là gì? Kiến trúc và định hướng phát triển của Oracle
Theo thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường Statista năm 2023, Oracle Database là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất thế giới hiện nay. Oracle cũng là tên của tập đoàn công nghệ sở hữu sản phẩm này cũng nhiều công nghệ nổi bật khác được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau trả lời cho câu hỏi Oracle là gì và tìm hiểu về hệ thống quản trị CSDL này nhé.
Oracle là gì?
Oracle là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu được biết đến là một trong những nhà cung cấp công nghệ lớn nhất trên thị trường hiện nay. Thành lập từ năm 1977, Oracle đã xây dựng và phát triển nhiều công nghệ liên quan đến thiết kế, phát triển cơ sở dữ liệu cùng nhiều phần mềm sử dụng trong quản trị doanh nghiệp.
Nhắc đến Oracle, chúng ta thường nghĩ đến đầu tiên và cũng là sản phẩm chủ đạo của tập đoàn này chính là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng hay thương mại điện tử. Ngoài ra, tập đoàn này cũng phát triển và xây dựng các hệ thống khác như phần mềm cấp trung, phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý nguồn nhân lực (HCM), quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hay quản lý chuỗi cung ứng (SCM). Năm 2019, Oracle được xếp hạng là công ty phần mềm ở vị trí thứ hai toàn cầu theo doanh thu và vốn hóa thị trường.
Hệ quản trị CSDL Oracle
Oracle là một hệ thống quản trị CSDL (RDBMS – Relational Database Management System) lớn nhất hiện nay, được sử dụng phổ biến trong nhiều hệ thống lớn nhờ vào sự ổn định, hiệu suất cao, tính bảo mật vượt trội và khả năng mở rộng dễ dàng.
Kiến trúc của Oracle Database
Kiến trúc của CSDL Oracle bao gồm 3 lớp: File Systems – Lớp dữ liệu, Background Processes – Lớp xử lý và Memory – Lớp bộ nhớ.
1. Lớp dữ liệu – File systems
Bao gồm các file dữ liệu được tổ chức lưu trữ trên các ổ đĩa của server. Khi có yêu cầu truy xuất dữ liệu được gửi đến, dữ liệu sẽ được đọc từ ổ đĩa vào bên trong bộ nhớ của máy chủ nhằm nâng cao tốc độ đọc ghi. Một CSDL Oracle lưu trữ nhiều loại file khác nhau bao gồm:
- Init file: thông tin cơ sở liên quan
- Control file: thông tin cấu hình
- Database file: dữ liệu
- Redo Log file: ghi nhật ký chỉnh sửa
2. Lớp xử lý – Background processes
Chứa các công cụ đảm bảo sự ăn khớp của mối quan hệ giữa phần CSDL vật lý (lớp dữ liệu) và phần hiển thị trong bộ nhớ (lớp bộ nhớ). 2 công cụ chính được sử dụng ở lớp này bao gồm:
- Database writer: xử lý ghi vào CSDL
- Log writer: xử lý ghi nhật ký
3. Lớp bộ nhớ – Memory
Lớp bộ nhớ được lưu trên vùng đệm bộ nhớ máy tính nhằm cải thiện tốc độ xử lý trong CSDL Oracle, được phân chia thành 2 khu vực:
- SGA – System Global Area: khu vực bộ nhớ chia sẻ
- PGA – Program Global Area: khu vực bộ nhớ riêng tư
Các phiên bản của Oracle Database
Oracle Database có 4 phiên bản chính phục vụ cho các bài toán và đối tượng khách hàng khác nhau, bao gồm:
- Oracle Database Enterprise Edition: cung cấp phần mềm chạy các ứng dụng xử lý giao dịch, lưu trữ dữ liệu, phân tích hoạt động, … thích hợp cho các tổ chức, doanh nghiệp lớn
- Oracle Database Standard Edition: cung cấp bộ tính năng hạn chế hơn phù hợp cho các nhóm và phòng ban
- Oracle Database Personal Edition: phiên bản sử dụng dành cho cá nhân
- Oracle Database Express Edition: phiên bản miễn phí thiết kế dành cho môi trường phát triển, thử nghiệm hoặc triển khai ở quy mô nhỏ
Ưu điểm của Oracle Database
CSDL Oracle cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho người dùng để quản lý dữ liệu với tính khả dụng cao, ưu tiên bảo mật hàng đầu cùng khả năng mở rộng một cách nhất quán mà vẫn giữ được hiệu suất ứng dụng. Ưu điểm có thể kể đến của Oracle Database gồm:
- Cung cấp CSDL với hiệu suất cao nhờ có phương pháp luận và nguyên tắc riêng
- Hỗ trợ quản lý đa người dùng trên cùng một CSDL/ Server duy nhất
- Cung cấp nhiều phiên bản lựa chọn phù hợp với nhiều đối tượng người dùng trả phí/ có phí hay kèm theo các tính năng cao cấp
- Xử lý linh hoạt với cân bằng tải, khả năng dự phòng dữ liệu tốt và mở rộng CSDL dễ dàng. Oracle cũng cung cấp các tính năng backup và phục hồi online cho người dùng dễ dàng thao tác
- Hỗ trợ PL/SQL cho các phần mở rộng lập trình
Định hướng phát triển của Oracle
Những năm trở lại đây, Oracle đang dần chuyển dịch cơ cấu để hướng tới trở thành một nhà cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây. Trước đó trong quá trình phát triển hơn 30 năm, tập đoàn Oracle đã bổ sung nhiều công nghệ CSDL khác từ việc mua lại như:
- Năm 2005: Oracle mua lại CSDL bộ nhớ TimesTen trở thành sản phẩm Oracle TimesTen In-Memory Database
- Năm 2007: Oracle mua lại Essbase từ Hyperion Solutions – trở thành một hệ quản trị CSDL đa chiều (MDBMS – Multidimensional Database Management System)
- Năm 2010: Oracle mua lại Sun Microsystems với CSDL MySQL – trở thành hệ quản trị CSDL mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay
- Năm 2011: Oracle cho ra mắt Oracle NoSQL Database – một giải pháp lưu trữ dữ liệu dạng key-value
Với việc được trang bị đầy đủ các công nghệ liên quan đến CSDL, cùng với việc đẩy mạnh tập trung vào phần cứng trong những năm gần đây, Oracle Database có thể dễ dàng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của các dự án công nghệ hay quản lý thông tin theo quy mô từ nhỏ đến lớn.
Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm công nghệ khác từ tập đoàn Oracle phục vụ cho đa dạng các lĩnh vực khác nhau từ quản lý tài chính, nhân sự, chuỗi cung ứng hay hoạch định doanh nghiệp:
- Oracle E-Business Suite: hệ thống quản trị doanh nghiệp
- Oracle Fusion Applications: bộ ứng dụng điện toán đám mây quản lý doanh nghiệp
- Oracle Enterprise Manager: ứng dụng Web quản lý tập trung các hệ thống CNTT của tổ chức, doanh nghiệp
- Oracle Big Data Discovery: ứng dụng trực quan hóa Big Data (dữ liệu lớn) phục vụ phân tích dữ liệu cho doanh nghiệp
Kết bài
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi Oracle là gì cũng như có được những kiến thức về hệ thống quản trị CSDL Oracle. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ trong thời gian gần đây, chắc chắn Oracle vẫn sẽ tiếp tục duy trì là một hệ quản trị CSDL tối ưu, phù hợp với nhiều loại dự án hay quy mô doanh nghiệp khác nhau trong tương lai sắp tới. Cảm ơn các bạn đã đọc bài và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Xem thêm:
- So sánh RDBMS và NoSQL. Nên sử dụng loại CSDL nào cho dự án của bạn?
- PL/SQL là gì? Hiểu sâu về PL/SQL
- Làm thế nào để tránh Race Condition in Rails
Xem thêm tin tuyển dụng IT hấp dẫn trên TopDev
- C Cơ sở dữ liệu vector (Vector Database) – Cách sử dụng chi tiết
- B Bỏ túi cheatsheet PostgreSQL hữu ích cho mọi developer
- C Claude AI là gì? Tìm hiểu đối thủ đáng gờm của ChatGPT
- 8 8 tips hữu ích giúp BA khai thác thông tin từ stakeholder
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B BA làm gì trong một dự án phần mềm? (P1)
- B BA làm gì trong một dự án phần mềm? (P2)
- G Giải thuật Shell Sort và cách triển khai bằng ngôn ngữ lập trình Python
- J Jest là gì? Hướng dẫn thực hiện kiểm thử JavaScript với Jest
- S Strict Mode trong JavaScript – Sử dụng Strict Mode như thế nào cho tốt?