NodeJS Developer là gì? Trở thành lập trình viên NodeJS có khó không?
NodeJS là một nền tảng được viết bằng JavaScript đang phổ biến hiện nay, vì thế vị trí lập trình viên NodeJS đang có nhu cầu tuyển dụng cao cùng mức đãi ngộ hấp dẫn mà nhiều công ty đang tìm kiếm. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu NodeJS Developer là gì và cần học gì để trở thành một lập trình viên NodeJS nhé.
NodeJS là gì?
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về NodeJS và lý do tại sao nó đang được ưa chuộng sử dụng hiện nay nhé.
NodeJS là một nền tảng (platform) được xây dựng dựa trên V8 JavaScript Engine (một engine mã nguồn mở phát triển bởi Google). Lợi thế của NodeJS là nó có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau từ Windows, Linux hay OS X; sử dụng JavaScript là một ngôn ngữ lập trình dễ học và có thể viết code được cho cả phía client và server.
NodeJS sử dụng luồng đơn (Single Thread) hay non-blocking I/O để thực hiện các yêu cầu giúp nhanh chóng giải quyết các request đến từ client và trả về kết quả, tránh tình trạng tiêu tốn bộ nhớ hệ thống; giúp nó có thể hỗ trợ số lượng lớn các kết nối đồng thời. Hiện tại, cộng đồng NodeJS phát triển rất mạnh mẽ với nhiều thư viện, module được phát hành giúp đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian lập trình.
Nhờ những ưu điểm trên, cùng với việc chi phí xây dựng và vận hành ứng dụng NodeJS thấp hơn so với các nền tảng khác; NodeJS đang được ưa chuộng và là lựa chọn lý tưởng cho các công ty startup phát triển phần mềm nhanh chóng đưa sản phẩm đến với người dùng.
NodeJS Developer là gì?
NodeJS Developer hay lập trình viên NodeJS là những người sử dụng NodeJS để thiết kế, xây dựng, tạo ra các ứng dụng, phần mềm, sản phẩm, hệ thống,… theo yêu cầu của dự án hay nhu cầu của khách hàng. NodeJS không phải một ngôn ngữ lập trình, cũng không phải framework hay thư viện mà là một nền tảng giúp các framework, thư viện chạy trên đó.
JavaScript là một ngôn ngữ ra đời với mục đích ban đầu là chạy trên trình duyệt; NodeJS giúp nó có thể chạy bên ngoài trình duyệt và từ đó lập trình viên JS có khả năng viết code ở cả phía client và server. Mặc dù vậy thì thế mạnh của NodeJS vẫn là viết ứng dụng chạy trên máy chủ (server), vì thế thông thường NodeJS Developer được xem như là một Backend Developer.
Cụ thể công việc của một NodeJS Developer sẽ bao gồm:
- Tham gia quá trình nhận, phân tích yêu cầu và lên giải pháp cho hệ thống phần ứng dụng dành cho máy chủ (server-side).
- Lập trình, xây dựng ứng dụng NodeJS, các thành phần back-ends với nhiệm vụ nhận, xử lý và trả kết quả cho phía client-side thông qua giao thức như APIs, sockets,… hay liên kết với các ứng dụng khác (web services), thông thường là các bên thứ 3 như dịch vụ SMS, Notify,…
- Xử lý lưu trữ dữ liệu hệ thống, các bản ghi log, nhật ký giúp đảm bảo hiệu quả làm việc của hệ thống; đồng thời có biện pháp bảo mật bảo vệ dữ liệu.
- Đảm bảo các yếu tố liên quan đến hiệu suất, cùng việc thường xuyên cập nhật hệ thống, theo dõi sửa lỗi và cung cấp các giải pháp kiểm soát hoạt động ổn định của ứng dụng.
Tham khảo việc làm NodeJS tại Hồ Chí Minh lương cao, hấp dẫn!
Cần học gì để trở thành một NodeJS Developer?
NodeJS Developer cũng như các vị trí lập trình viên khác thì đều cần có những kiến thức cơ bản về lập trình cùng khả năng sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ quản lý source code hay làm việc teamwork khác như Git, Agile, Scrum, Jira,… Vì vậy hãy trang bị cho mình đủ kiến thức để trở thành một lập trình viên trước khi bắt tay vào tìm hiểu NodeJS nhé.
Nắm vững kiến trúc của NodeJS để có thể hiểu và làm việc với platform này một cách tốt nhất.
Lập trình NodeJS như đã nói ở trên sẽ làm việc phía server-side (backend) nhiều hơn; vì thế bạn cần có những kiến thức chung của lập trình Backend như cách làm việc với Databases, cách viết API, các kết nối giao tiếp với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hay cách để thiết lập giao tiếp với các dịch vụ bên thứ 3.
Với NodeJS chúng ta có khái niệm modules và packages cùng các cách thiết lập để quản lý, sử dụng và tạo ra các packages thông qua npm. Vì vậy hãy tìm hiểu và học cách sử dụng npm, npx, cách xây dựng packages private hay public và các thiết lập bằng scripts.
Lựa chọn một trong số các frameworks nổi tiếng chạy trên nền NodeJS để học và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của công ty, tổ chức mà bạn làm việc hay muốn apply. Các framework nổi tiếng được sử dụng nhiều trên NodeJS:
- Meteor
- Sails.js
- Socket.io
- Nest.js
- Hapi.js
Sau khi trang bị đủ các kiến thức cơ bản về NodeJS, lựa chọn framework sử dụng để học chuyên sâu; hãy tìm cho mình một hướng mà NodeJS phù hợp và đào sâu nó. Với NodeJS, chúng ta có thể tạo ra những ứng dụng đặc thù (có ưu thế so với các nền tảng khác) như sau:
- Xây dựng Backend cho các nền tảng mạng xã hội: LinkedIn và Medium là 2 tên tuổi lớn đang sử dụng NodeJS làm ứng dụng backend cho hệ sinh thái của mình
- Phát triển các ứng dụng đơn trang: Chất lượng luồng dữ liệu không đồng bộ giúp NodeJS trở thành lựa chọn tốt cho việc xây dựng ứng dụng đơn trang hay Single Page Application
- Data Streaming: NodeJS có lợi thế về tốc độ xử lý tệp, khả năng mã hóa và tải lên nhẹ nhàng giúp nó được ưu chuộng trong lĩnh vực streaming data, cụ thể là nền tảng Netflix đang sử dụng nó cho các hoạt động phát trực tuyến.
- Phát triển ứng dụng IoT: NodeJS được lựa chọn là nền tảng phù hợp nhất trong lĩnh vực IoT nhờ khả năng xử lý các sự kiện đồng thời một cách liền mạch. Ngoài ra thêm vào đó là việc tiết kiệm chi phí cũng là một lựa chọn tốt dành cho các startup công nghệ.
Kết bài
Như vậy qua bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về NodeJS và nghề lập trình viên NodeJS. Nếu có ý định trở thành một NodeJS Developer, hãy tham khảo những gợi ý trong bài để có thể chuẩn bị kiến thức tốt nhất giúp bước vào ngành này nhé. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Có thể bạn quan tâm:
- Điều gì khiến Bun.sh trở nên đáng gờm với Node.js
- 5 điều gây rò rỉ bộ nhớ (memory leak) trong Node.js và cách khắc phục
- Worker threads là gì? Bạn đã biết khi nào thì sử dụng Worker threads trong node.js chưa?
Xem thêm việc làm công nghệ hấp dẫn trên TopDev
- Đ Đại dương xanh cho Doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trên Zalo
- L Lakehouse Architecture: Nền tảng dữ liệu cho ứng dụng AI trong tương lai
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết