Người khiếm thị làm công nghệ – Điều kỳ diệu trong cuộc sống
Đây là note của anh KHAI Q. TRAN (là một kỹ sư công nghệ đang làm việc lại LinkedIn), TopDev xin chia sẽ lại cộng đồng để lan tỏa năng lượng tích cực.
Thỉnh thoảng những lúc buồn chán, hết động lực tôi thường lôi một vài cuốn sách về các câu chuyện thành công ra đọc để lấy lại cảm hứng. Dù chưa bao giờ thật sự tin vào các câu chuyện đó, nhưng cái chính là nó giúp tôi lấy lại năng lượng và động lực để tiếp tục cố gắng. Thế nhưng có những lúc tôi được tận mắt chứng kiến những câu chuyện mà nếu chỉ nghe kể sẽ khó tin được. Tuần vừa rồi tôi có được một may mắn như thế.
Một trong những công việc của các kỹ sư phần mềm là đi phỏng vấn các ứng viên cho công ty. Nội dung phỏng vấn chủ yếu là các vấn đề kỹ thuật như khả năng sử dụng thuật toán để lập trình, hay thiết kế một hệ thống trên bảng (gọi là whiteboard coding/system design), hoặc có thể chỉ đơn thuần là dẫn ứng viên đi ăn trưa. Tuần vừa qua tôi đã có may mắn được đưa một ứng viên thật đặc biệt đi ăn trưa. Đây là một ứng viên cực kỳ xuất sắc, xuất sắc nhất trong những người từ trước đến này tôi có dịp phỏng vấn. Trong phần thiết kế hệ thống, đồng nghiệp của tôi, một trong những kỹ sư giỏi nhất của LinkedIn, đã cho ứng viên này điểm tuyệt đối 4.0/4.0 cùng với lời nhận xét là chưa bao giờ gặp một ứng viên hiểu biết về hệ thống và cơ sở dữ liệu sâu sắc như thế. Cũng cần biết là trong thang điểm chấm cho ứng viên của LinkedIn, 4.0 là mức được ghi là “Nếu LinkedIn không tuyển người này thì tôi sẽ bỏ công ty”. Bản thân tôi qua cuộc nói chuyện thú vị với ứng viên trong giờ ăn trưa cũng cảm thấy hiểu biết của mình về cơ sở dữ liệu và hệ thống phân tán là quá nhỏ bé so với con người này (mặc dù tôi cũng đã từng làm NCS và có gần 6 năm kinh nghiệm làm về lĩnh vực này). Nhưng đấy không phải là điều đặc biệt nhất, vì người giỏi thì ở thung lũng Silicon nhiều vô kể. Điều đặc biệt là ứng viên này là một người khiếm thị. Nếu bạn quen thuộc với việc lập trình, hãy thử nhắm mắt rồi ngồi viết code, gỡ lỗi bạn sẽ thấy công việc này khó khăn như thế nào.
Một đồng nghiệp khác phỏng vấn phần lập trình đã bình luận là bản thân cảm thấy xấu hổ khi nhìn những dòng code mà ứng viên này viết ra. Dường như là ứng viên này biết rõ tất cả những đoạn code mình viết ra như thế nào, làm gì, thừa thiếu chỗ nào. Điều mà những người sáng cả hai mắt cũng khó làm tốt được.
Tôi nghĩ tôi và các bạn đều khó hình dung điều này, nhưng thực ra nhiều công cụ phần mềm có những hỗ trợ nhất định cho người khuyết tật. Ví dụ như khi lập trình thì ứng viên sử dụng Emacs vì có hỗ trợ screen reader. Ngoài ra ứng viên có thể sử dùng thành thạo Google doc, git vì những hỗ trợ tương tự.
Nhưng dù có hỗ trợ thế nào thì những việc người bình thường làm được khó một thì có lẽ người khiếm thị phải khó mười. Để trở vươn lên thành đỉnh cao trong bất cứ một lĩnh vực nào đã khó, để trở thành một chuyên gia công nghệ hàng đầu với một người khiếm thị thì quả thật là một sự diệu kỳ mà chắc chắn cần có rất nhiều đam mê và nghị lực.
Dù như thế nào thì đây cũng là một câu chuyện xúc động và đầy cảm hứng.
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ
- V VoiceGPT là gì? Giới thiệu tính năng và cách cài đặt sử dụng Voice GPT
- G GPT-4o Mini – Thông minh hơn và tiết kiệm hơn?
- C ChatGPT-4o là gì? Điểm mới của ChatGPT-4o vs ChatGPT-4
- C Chat GPT 4.0 là gì? Có gì vượt trội so với Chat GPT phiên bản cũ?
- C Cách tự học code web, tìm kiếm công việc dễ dàng và hạnh phúc mỗi ngày
- G Giới thiệu 15 website học và luyện hack hợp pháp
- T Tầm quan trọng của các chương trình đào tạo sau đại học trong kỷ nguyên 4.0
- i iOS 17.5 Beta 1 vừa được phát hành, những thay đổi nào đáng chú ý?
- i iOS 18 khi nào ra mắt? iOS 18 sẽ không hỗ trợ máy nào?