Ngăn chặn tấn công XSS bằng Content Security Policy (CSP)
Bài viết được sự cho phép bởi tác giả Sơn Dương
CSP là gì
Content Security Policy (CSP) là một lớp bảo mật bổ sung giúp phát hiện và giảm thiểu một số loại tấn công nhất định, bao gồm cả tấn công Cross-Site Scripting (XSS) và dữ liệu. Các cuộc tấn công này được sử dụng cho mọi thứ, từ đánh cắp dữ liệu, làm mất mặt trang web, đến phân phối phần mềm độc hại.
Cách hoạt động của CSP
Khi máy chủ phản hồi trong header với thẻ Content-Security-Policy
hoặc một thẻ <meta>
trong HTML Document như:
<meta http-equiv="Content-Security-Policy" content="default-src 'self'">
thì ngay lập tức trình duyệt hỗ trợ sẽ kích hoạt các biện pháp bảo vệ người dùng bằng cách hạn chế việc tải và thực thi các tài nguyên như Javascript, CSS, iframe, Web Worker, fonts…
Ví dụ thẻ <meta>
trên tương đương với việc đặt thuộc tính Content-Security-Policy
sau vào trong header của phản hồi:
Content-Security-Policy: default-src 'self'
thì trình duyệt sẽ chỉ tải những tài nguyên nếu chúng xuất phát từ nguồn của tên miền hiện tại (không bao gồm subdomain).
Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là phản hồi thuộc tính Content-Security-Policy
trong header để kích hoạt CSP bởi vì việc đặt vào <meta>
sẽ bị bỏ qua nếu như kẻ tấn công đính kèm mã vào phía trước. Hơn nữa một số thẻ policy sẽ không hoạt động đối với <meta>
.
Cách đặt policy
Bằng cách đặt các thẻ policy lại với nhau để tạo ra một policy hoàn chỉnh mà bạn mong muốn thiết lập cho trang web. Có rất nhiều thẻ policy cho bạn lựa chọn,
default-src
hoặcscript-src
để ngăn thực thi mã inline hoặc lệnheval()
,default-src
hoặcstyle-src
để hạn chế áp dụng style từ thẻ<style>
hoặc một thuộc tính inlinestyle
.
Để xem danh sách các thẻ policy đầy đủ bạn có thể xem tại Content-Security-Policy header.
Ví dụ:
Chỉ tải các nội dung từ chính tên miền và các tên miền phụ:
Content-Security-Policy: default-src 'self' example.com *.example.com
Tải ảnh từ bất kì nguồn nào đó, hạn chế tải video hoặc âm thanh và các tệp javascript:
Content-Security-Policy: default-src 'self'; img-src *; media-src example.org example.net; script-src userscripts.example.com
Tham khảo việc làm CSS Hồ Chí Minh hấp dẫn trên TopDev
Cấu hình báo cáo
Cấu hình báo cáo (report) giúp chúng ta phát hiện ra có kẻ đang cố gắng tấn công vào trang web. Bằng cách đặt thẻ report-uri
vào thuộc tính Content-Security-Policy
kèm theo URI nhận báo cáo trình duyệt sẽ tự động gửi một POST request đến địa chỉ đó kèm theo body là thông tin chi tiết của cuộc tấn công.
Ví dụ thuộc tính Content-Security-Policy
đang xác định:
Content-Security-Policy: default-src 'none'; style-src cdn.example.com; report-uri http://reportcollector.example.com/collector.cgi
Sau đó hãy tạo một file html:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Sign Up</title>
<link rel="stylesheet" href="css/style.css">
</head>
<body>
... Content ...
</body>
</html>
Rõ ràng href="css/style.css"
đã vi phạm policy style-src cdn.example.com
thế nên nếu cố tình chạy file html trên trình duyệt sẽ gửi một POST request đến report-uri
nội dung như:
{
"csp-report": {
"document-uri": "http://example.com/signup.html",
"referrer": "",
"blocked-uri": "http://example.com/css/style.css",
"violated-directive": "style-src cdn.example.com",
"original-policy": "default-src 'none'; style-src cdn.example.com; report-uri http://reportcollector.example.com/collector.cgi"
}
}
Tổng kết
Content Security Policy là một giải pháp nhằm ngăn chặn tấn công XSS và một số loại tấn công khác như clickjacking, code injection… nhắm vào khai thác việc thực thi nội dung độc hại trong ngữ cảnh của trang web. Nó hoạt động bằng cách chỉ tải và thực thi tài nguyên từ những nguồn được xác định rõ ràng từ trước thông qua phản hồi Content-Security-Policy
có trong header hoặc thông qua thẻ <meta>
trong mã HTML.
Bài viết gốc được đăng tải tại vntalking.com
Có thể bạn quan tâm:
- Nên sử dụng đơn vị EM hay REM?
- Bí kíp tự học thiết kế web hiệu quả dành cho người mới
- 9 Câu Hỏi Phỏng Vấn Frontend Developer Có Thể Bạn Chưa Biết
Đừng bỏ lỡ việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- 1 15 GitHub Repositories giúp lập trình viên phát triển kỹ năng
- N Non-Functional Requirements là gì và nó quan trọng như thế nào?
- S Sharding trong Citus Data không hề đơn giản như bạn nghĩ
- B BPMN là gì và sự lợi hại của nó
- M Mới ra trường không kinh nghiệm, sao làm BA?
- C Chuyển đổi SA key sang Workload Identity
- U Use Case Diagram và 5 sai lầm thường gặp
- K Kinh nghiệm xử lý câu lệnh điều kiện trong JavaScript
- D Dart là gì? Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Dart
- C Chuẩn Hóa CV, Nhận Ngay Phím Chất