Một ví dụ đơn giản giải thích hàm đệ quy
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Việt Hưng
Làm sao để in ra từ 1 đến 10 bằng hàm đệ quy?
I. Hàm đệ quy
Recursive function (hàm đệ quy) là function mà nó tự gọi chính nó. Phần định nghĩa function trông như thế này:
def foo():
dosomething()
foo() # gọi chính nó
maybedosomething()
return otherthing
Recursion là một lối suy nghĩ, một cách lập trình rất phổ biến trong functional programming (lập trình hàm) nhưng ở thế giới còn lại, nó không thực sự phổ biến hay có vẻ quen thuộc. Quan điểm về viết recursive function cũng khác nhau, có người bảo dễ, có người mãi không hiểu gì. Và nếu bạn thuộc nhóm không hiểu gì, thì không phải do bạn dốt, chỉ là chưa quen thôi.
II. Recursive print
Đề bài: Cho số nguyên dương N, viết function in ra màn hình từ 1 đến N.
Lời giải:
Cách bình thường:
def lprint(n):
'''
Prints from 1 to n the loop way
'''
for i in range(1, n+1):
print(i)
lprint(3)
Còn đây cách đệ quy:
def rprint(n):
'''
Prints from 1 to n recursive way
'''
if n == 0:
return
else:
rprint(n-1)
print(n)
rprint(3)
Output:
1
2
3
Nếu bạn không hiểu đoạn code trên thực sự làm gì qua từng bước, hãy xem phiên bản chỉnh sửa một chút để in ra giải thích sau:
INPUT = 10
def rprint2(n):
pad = 3 * ' ' * (INPUT - n)
print('%sInside function with %d' % (pad, n))
if n == 0:
return
else:
print('%s calling rprint2(%d)' % (pad + '|' + '_', n-1))
rprint2(n-1)
print('%s| printing %d' % (pad, n))
print(n)
return
rprint2(INPUT)
Output:
Inside function with 10
|_ calling rprint2(9)
Inside function with 9
|_ calling rprint2(8)
Inside function with 8
|_ calling rprint2(7)
Inside function with 7
|_ calling rprint2(6)
Inside function with 6
|_ calling rprint2(5)
Inside function with 5
|_ calling rprint2(4)
Inside function with 4
|_ calling rprint2(3)
Inside function with 3
|_ calling rprint2(2)
Inside function with 2
|_ calling rprint2(1)
Inside function with 1
|_ calling rprint2(0)
Inside function with 0
| printing 1
1
| printing 2
2
| printing 3
3
| printing 4
4
| printing 5
5
| printing 6
6
| printing 7
7
| printing 8
8
| printing 9
9
| printing 10
10
Hãy đọc từ trên xuống dưới, chậm rãi, để hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nếu vẫn chưa hiểu?
Hãy đọc lại từ đầu!
Ví dụ trên chỉ nhằm minh hoạ recursive function làm việc như thế nào, chứ không có lợi ích gì khi viết hàm recursive trong trường hợp này.
Recursive function sẽ trở nên rất hữu dụng nếu vấn đề được định nghĩa theo cách đệ quy (các hàm toán học), giải bài toán Tháp Hà Nội, hay chỉ đơn giản là muốn tiến gần hơn một bước đến Functional programming.
Link Jupyter notebook
Bài viết gốc được đăng tải tại pymi.vn
Có thể bạn quan tâm:
- Tuyển tập chuẩn “sách giáo khoa” Python
- Viết chương trình Xoá các File trùng lặp bằng Python
- Thuật toán sắp xếp trong C++
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?