Một vài điều cần lưu ý khi bạn làm việc với JS
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lưu Bình An
Array.sort()
cho kết quả khác nhau trên các trình duyệt khác nhau
Khi bạn cần sort các phần tử trong một mảng, khả năng rất cao là bạn sẽ sử dụng callback như: sort((x, y) => x < y)
.
Đây là kết quả của Chrome và Firefox
Hàm callback chúng ta truyền vào phải return một trong ba giá trị 1, 0, -1, vì chúng ta đang return một giá trị boolean, nên sẽ tùy vào trình duyệt quyết định
Sử dụng JSON.stringify
với tham số
Là một web developer, ít nhất một lần trong đời bạn sẽ sử dụng đến hàm JSON.stringify
. Nhưng bạn có biết hàm này còn một tham số thứ 2 có thể truyền vào? Nó sẽ được sử dụng như một danh sách whitelist khi parse (chỉ có những giá trị key
nằm trong whitelist mới được parse)
Không chỉ giới hạn là một mảng, có thể truyền một function để validate, replace, parse cặp key
, value
nhận được
Array.filter()
không làm việc với Promise
Một công việc cũng hay sử lý trên mảng: thực hiện một số xử lý async trên các phần tử trong mảng, lặp qua các phần tử để xử lý dữ liệu rồi filter những phần tử không mong muốn.
Ví dụ, để kiểm tra user có quyền thực hiện một số tính năng nào đó không, chúng ta cần kiểm tra tất cả các giá trị trong mảng permissions
Code trên hoàn toàn hợp lý và đúng 100%
Tính huống tiếp theo, nếu bên trong hàm userCan
chúng ta có một xử lý async
?
Không chạy đúng đâu. Để sửa lại cho nó chạy đúng, chúng ta phải dùng map
trước khi dùng đến filter
Nullish vs OR
Ai cũng biết viết OR
const foo = buzz || 'fallback'
Trong trường hợp bạn muốn foo
bằng 0 khi buzz
bằng 0, nói cách khác 0
vẫn được xem là một giá trị hợp lệ thì cách viết trên toang.
Nullish tương đối mới và được hỗ trợ từ TypeScript 3.7, các phiên bản trình duyệt mới, cũng nên lưu ý điểm này nhé.
Promise constructor anti-pattern
Tạo một Promise không vì một lý do gì cả.
Nếu bạn có một xử lý async
thì bản chất nó đã return một promise, việc bạn new Promise
chẳng có ý nghĩa gì cả
Chỉ đơn giản return fetchThing()
là được (fetchThing
là một async function)
Catch await error
Nếu sử dụng Promise bạn sẽ dùng then
và catch
, còn dùng async/await
bạn sẽ dùng try/catch
như thế này
Một cách thần kỳ chúng ta vẫn có thể dùng .catch
ngay trên await
Nếu ngồi chiêm nghiệm thật kỹ bạn sẽ hiểu vì sao chúng ta vẫn viết được như vậy, gợi ý await là một cách viết cũng dựa trên Promise mà ra
Optional chain trên function
Optional chain trong object
không xa lạ, nhưng optional chain trên function thì bạn có dùng chưa?
Một tình huống bạn sẽ sử dụng rất nhiều trong React là callback prop. Sẽ không còn cần phải viết onClick={onClick && () => onClick(param)}
Bài viết gốc được đăng tải tại vuilaptrinh.com
Có thể bạn quan tâm:
- Những điều doanh nghiệp cần “lưu tâm” khi làm việc với Gen Z
- 6 điều tôi vỡ lẻ khi tự học code (P1)
- 5 điều cần nhớ khi làm việc với service worker
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?