Mới đi làm thì chọn công ty to hay công ty nhỏ
Bài viết được sự cho phép của tác giả Phạm Bình
Chào các bạn,
Câu hỏi “mới đi làm thì nên chọn công ty to (công ty lâu năm, nhiều nhân sự) hay công ty nhỏ (mới startup) để làm việc” là một câu hỏi cũ nhưng chưa bao giờ hết hot. Đặc biệt là mỗi mùa ra trường, các bạn sinh viên lại đau đầu, không biết nên “trao thân gửi phận” vào đâu là hợp lý nhất.
Mặc dù đã có rất nhiều các bài viết khác trên internet viết về chủ đề này, nhưng mình vẫn xin phép được đưa ra một số ý kiến riêng, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm góc nhìn để có sự lựa chọn tốt nhất.
Phần lớn chúng ta đều cho rằng khi vào công ty to sẽ học được sự chuyên nghiệp, được trả lương cao, vào công ty nhỏ sẽ học được nhiều việc. Ban đầu mình cũng nghĩ vậy, nhưng theo tìm hiểu và trải nghiệm của bản thân, mình dần thấy điều này không còn đúng nữa. Cụ thể thì các phân tích dưới đây sẽ chỉ rõ.
Bài viết sẽ được chia làm 2 phần: một là mình sẽ đi chỉ ra một số sự thật của công ty to và công ty nhỏ mà mọi người có thể nhầm lẫn, sau đó mới đi trả lời câu hỏi “Mới đi làm thì chọn công ty hay nhỏ”.
Lưu ý: Bài viết chỉ thảo luận trong phạm vi ngành IT.
I. MỘT SỐ SỰ THẬT DỄ NHẦM LẪN
1.1 Chỉ có công ty to mới chuyên nghiệp?
Chuyên nghiệp ở đây là chuyên nghiệp trong cách làm việc. Ban đầu mình cho rằng công ty lớn sẽ có quy trình làm việc rõ ràng, có đầy đủ bộ phận và mỗi người làm một việc, giống như BA chỉ việc phân tích, dev chỉ việc code, tester chỉ việc test,… Và ngược lại, các công ty nhỏ thì sẽ làm kiểu kiêm nhiệm, mỗi người đều đảm nhiệm từ 1 – 2 vai trò trong dự án, và thường không có quy trình làm việc.
>> Đọc thêm: Các công việc hàng ngày của lập trình viên.
Nhưng không phải vậy, không có mối liên hệ nào giữa quy trình làm việc chuyên nghiệp và độ lớn của công ty cả. Một công ty lớn vẫn có thể có quy trình làm việc lộn xộn, và công ty nhỏ vẫn có thể có quy trình rõ ràng. Vậy sự chuyên nghiệp phụ thuộc vào điều gì trong công ty? Theo mình thì:
- Phụ thuộc vào team: Một công ty tuy lớn, nhưng để triển khai dự án thì chỉ cần một team hoặc một vài team là đủ, và chuyên nghiệp hay không thì phụ thuộc vào thành viên trong team có chuyên nghiệp hay không.
- Phụ thuộc vào tính chất của dự án: Một dự án không quá khó, thì không cần có quá nhiều người tham gia, vì vậy các thành viên trong team có thể làm kiêm nhiệm nhiều vai trò. Và nếu là một dự án siêu đơn giản, thì thậm chí còn không có bước kiểm thử, hay viết tài liệu mô tả.
Chúng ta không thể cho rằng một công ty nhỏ thì không có team chuyên nghiệp, cũng không thể cho rằng một công ty nhỏ thì không làm được dự án khó. Vì thế, không thể khẳng định công ty lớn thì chuyên nghiệp, còn công ty nhỏ thì kém chuyên nghiệp. Mặt khác, nhiều công ty nhỏ được dẫn dắt bởi các senior đầy kinh nghiệm, và họ không hề nghiệp dư.
1.2 Chỉ có công ty to mới trả lương cao?
Vào công ty to sẽ được trả lương cao hơn? Không, không đúng, lương cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và mình không cho rằng quy mô công ty sẽ ảnh hưởng tới mức lương hàng tháng.
>> Đọc thêm: Ngôn ngữ lập trình nào lương cao nhất.
Chúng ta đều biết rằng, tiền lương bản chất chính là công sức lao động của bản thân trong tháng đó, nếu muốn lương cao, nghĩa là bạn phải đem lại giá trị cho công ty nhiều hơn (làm nhiều hơn, làm việc khó hơn, chịu trách nhiệm nhiều hơn).
Nếu một công ty sẵn sàng trả cho bạn lương cao hơn mặt bằng chung, trong khi lại không yêu cầu bạn phải đem lại giá trị tương xứng, thì khả năng bạn sẽ không được tăng lương trong một hoặc một vài đợt tới, hoặc có thể là bạn đang mắc bẫy họ (bẫy thế nào thì inbox mình nói cho vì vấn đề này nhạy cảm). Hãy nhớ rằng “không có bữa ăn nào miễn phí, và miếng pho mai chỉ nằm trên cái bẫy chuột“. Các công ty lớn đều giống như tấm chiếu cũ, “từng trải” rất nhiều, họ sẽ không ngây thơ như vậy đâu.
Với công ty nhỏ, lương bạn nhận được sẽ rất xứng đáng, bởi họ không có nhiều tiền để chạy chiến lược “nuôi quân ba năm dùng một giờ“. Mặt khác họ cũng không thể trả bạn thấp hơn so với mặt bằng chung vì nhân sự IT đang thiếu hụt rất nhiều, họ cũng lo lắng là bạn sẽ nhảy việc lắm chứ.
Sau cùng, không có mối liên hệ giữa quy mô công ty và lương, chỉ có mối liên hệ giữa công sức của bạn và lương.
1.3 Công ty nào sẽ học hỏi được nhiều hơn?
Người thì cho rằng công ty lớn sẽ học hỏi được nhiều hơn, người thì cho rằng công ty nhỏ sẽ học được nhiều hơn. Nhưng mình cho rằng công ty nào cũng có cái hay để học cả, và không có mối liên hệ nào giữa quy mô công ty và kiến thức bạn học hỏi được. Bạn học hỏi được bao nhiêu một phần là do bạn, phần khác là tính chất của công ty. Công ty áp dụng quy trình làm việc chuyên nghiệp thì bạn học được sự chuyên nghiệp, công ty áp dụng công nghệ abc thì bạn sẽ học được công nghệ abc. Có vậy thôi.
>> Đọc thêm: Những bài học cuộc sống mà mình học được từ code.
1.4 Công ty nào công việc ổn định hơn?
Chắc nhiều bạn sẽ cho rằng công ty lớn công việc sẽ ổn định hơn, thế nhưng lại nhầm to. Cũng không có mối liên nào giữa quy mô công ty và tính ổn định của công việc cả. Công ty lớn sẽ khó bị phá sản hơn, nhưng vẫn sẵn sàng cắt giảm nhân sự khi cần thiết (điển hình như trong đợt covid vừa qua), vị trí công việc của bạn vẫn bị đe dọa như thường. Sau cùng, ổn định hay không vẫn là ở bạn, nếu bạn “pro vip” thì chẳng bao giờ phải lo công việc không ổn định.
1.5 Công ty nào thăng tiến tốt hơn?
Một lần nữa, không có mối liên hệ giữa quy mô công ty và tốc độ thăng tiến của bạn. Thăng tiến hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Chính bạn: Bạn có đủ khả năng để làm việc khó hơn, chịu trách nhiệm nhiều hơn,…
- Tốc độ phát triển của công ty: Công ty có phát triển đủ nhanh để có các vị trí cao và phù hợp với năng lực của bạn. Và đương nhiên, một công ty nhỏ vẫn có thể có những bước phát triển đột phá, tạo ra các vị trí quan trọng cần người lãnh đạo.
II. NÊN CHỌN CÔNG TY TO HAY NHỎ KHI MỚI ĐI LÀM?
Không, chẳng có câu trả lời nào thỏa đáng cả, bởi chính câu hỏi này vẫn còn đang mập mờ. Giống như bạn không thể tính được diện tích của hình chữ nhật khi chỉ biết độ dài của một cạnh ý. Và mình cũng cho rằng không nên chọn chọn công ty chỉ dựa vào việc nó to hay nhỏ, mà cần dựa vào nhiều yếu tố khác, như:
- Bạn có thích lĩnh vực của công ty đó?
- Công ty đó có áp dụng các công nghệ, kiến thức mà bạn biết, quan tâm, hay mong muốn học tập.
- Công ty đó có môi trường làm việc phù hợp với bạn.
- Đồng nghiệp ở đó có tốt không? Sếp ở đó có tốt không?
>> Đọc thêm: TopCV – Tuyển đồng nghiệp về cà khịa
Đừng ngại ngần ứng tuyển vào một công ty chỉ vì bạn cho rằng nó “nhỏ”, cũng như đừng để một công ty lớn làm lóa mắt. Làm trong một công ty vĩ đại không khiến bạn trở nên vĩ đại, người đưa một công ty trở nên vĩ đại, mới là người vĩ đại.
Bài viết gốc được đăng tải tại phambinh.net
Có thể bạn quan tâm:
- Mãi phàn nàn – than vãn về công ty, xu hướng chung của người bắt đầu công việc?
- 5 nguyên nhân chính vì sao các nhà khoa học dữ liệu rời bỏ công việc của mình
- Lập trình Cặp: chúng ta giúp nhau thành công
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?