Lộ trình trở thành Fullstack Developer cho người mới bắt đầu
Với sự thay đổi nhanh của ngành lập trình mà nhiều nhà tuyển dụng hiện nay đang đòi hỏi ứng viên của mình có khả năng vừa dựng được giao diện xử lý logic phía client vừa có thể tạo ra được ứng dụng chạy trên server. Nói cách khác là việc đòi hỏi một lập trình viên có khả năng làm cả Frontend và Backend, mà chúng ta vẫn hay gọi là Fullstack Developer. Vậy lộ trình để trở thành một Fullstack Developer là gì? Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Fullstack Developer là gì?
Fullstack Developer là một kỹ sư/ lập trình viên có thể xử lý tất cả các việc từ cơ sở dữ liệu, máy chủ, thiết kế hệ thống đến làm việc với khách hàng. Tùy vào dự án mà team phát triển sẽ cần đến những vị trí khác nhau có thể là Web, Mobile hay Native app; Fullstack Dev là người thành thạo nhiều kỹ năng khác nhau và sử dụng chúng để đáp ứng nhiều vị trí mà dự án đó yêu cầu.
Thực tế công việc phát triển phần mềm thì Fullstack Developer thường để chỉ một lập trình viên có khả năng làm được cả Frontend và Backend bằng một hoặc một vài ngôn ngữ lập trình cụ thể; các kiến thức khác như hệ thống, máy chủ, cơ sở dữ liệu thường có thể không được chú trọng. Fullstack Dev có khả năng đọc hiểu nghiệp vụ, viết source code ở cả 2 phía client và server, nhờ vậy họ giúp dự án tiết kiệm được nhiều chi phí phân bổ nguồn lực cũng như thời gian, ngoài ra còn tăng tính nhất quán trong cả phần mềm được viết ra. Cũng vì thế mà mức lương của Fullstack Developer cũng cao hơn tương đối so với Frontend Dev hay Backend Dev.
Lộ trình trở thành một Fullstack Developer
Do việc cần phải hiểu và làm việc với cả 2 phía của hệ thống mà lượng kiến thức, kỹ năng của Fullstack Dev rõ ràng là nhiều hơn so với một lập trình viên khác. Một điểm quan trọng hơn là các kỹ năng phải được trang bị đồng đều, theo chiều rộng hơn là chiều sâu; ngoài ra là tư duy về sản phẩm cùng góc nhìn rộng hơn bao trùm cả về mặt thiết kế hệ thống và khách hàng cũng là điều cần thiết. Nói cách khác, lộ trình trở thành một Fullstack Developer sẽ bao gồm việc trở thành một Frontend Developer, tiếp tục trở thành một Backend Developer và sau đó là những đòi hỏi thêm về các kỹ năng chuyên sâu khác về công nghệ hay hệ thống.
1. Trang bị kiến thức về Frontend
Với Frontend, HTML, CSS và JavaScript là 3 ngôn ngữ trụ cột mà bạn bắt buộc phải học và nắm vững bất kể bạn có dùng thư viện, framework nào cho dự án của bạn. Đây chính là bước đầu tiên trong lộ trình trở thành một Frontend Developer. Hãy bắt đầu với HTML, tiếp tục với CSS, sau đó học JavaScript kết hợp với việc thực hành trực tiếp tạo ra các trang Web mà bạn muốn bằng 3 công cụ trên.
Bước tiếp theo hãy tìm hiểu về những nguyên tắc cơ bản của việc phát triển Web, các kiến thức như HTTP, máy chủ Web hay DOM,… Điều này giúp chúng ta hiểu cách trình duyệt chạy ứng dụng của mình, cách giao tiếp với phía server (backend); cách debug (gỡ lỗi) nếu cần thiết.
Sau 2 bước trên, bạn hãy lựa chọn một framework Frontend cho việc phát triển ứng dụng của mình; chẳng hạn như React, Angular hay VueJS. Học và thực hành các framework/ thư viện này giúp chúng ta dễ dàng tham gia vào các dự án thực tế một cách tốt hơn.
2. Trang bị kiến thức về Backend
Khác với Frontend, Backend là nơi tập hợp của rất nhiều công nghệ và vô số framework của nhiều ngôn ngữ lập trình. Các công nghệ, ngôn ngữ, framework có sự khác nhau khá lớn; vì vậy bạn nên lựa chọn một nền tảng trước ngay từ ban đầu để học và làm việc. Nếu bạn thích thú với việc sử dụng JavaScript cho cả Backend và Frontend, bạn có thể lựa chọn NodeJS với Express (có nhiều framework khác viết bằng JS và chạy trên NodeJS). Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn các ngôn ngữ mới khác với sự phổ biến và mạnh mẽ đặc trưng như Python, Java, C, PHP, Golang,…
Bước tiếp theo hãy nắm vững được các kiến thức cơ bản cần thiết để xây dựng ứng dụng Backend như về hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (MySQL hay MongoDB,…) cách viết truy vấn SQL, cách xây dựng API, cách giao tiếp với các ứng dụng khác trên server hoặc bên thứ 3,…
Sau 2 bước trên, các bạn có thể sẽ cần tìm hiểu về cách mô hình kiến trúc server như monolithic, microservices hay SOA,… để giúp việc thiết kế, xây dựng một hệ thống backend hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu khách hàng và bài toán đặt ra. Ngoài ra còn là những kiến thức về server như hosting, deploy, monitor, log,….
Tham khảo thêm: Tuyển dụng full stack lương cao tại TopDev
3. Kiến thức chuyên sâu hơn
Fullstack Developer không chỉ đơn thuần là phép cộng giữa Frontend Dev và Backend Dev; vì vậy sau khi trang bị đủ kiến thức về 2 phần trên thì bạn cần học thêm các kiến thức chuyên sâu hơn để có cái nhìn tổng quan về hệ thống, cũng như có kiến thức, hiểu biết để giúp thiết kế, đề xuất giải pháp hữu ích dành cho dự án hay khách hàng.
Các kiến thức chuyên sâu về công nghệ bạn có thể trang bị thêm như:
- Caching: kỹ thuật tăng độ truy xuất dữ liệu và giảm tải cho hệ thống
- Security: bảo mật dữ liệu
- CDN: mạng phân phối nội dung
- Performance turning: tinh chỉnh hiệu suất truy vấn
- Search Engines: Công cụ tìm kiếm
- …
4. Cải thiện kỹ năng mềm
Nhiệm vụ của một Fullstack Developer không chỉ đơn thuần là viết code phần mềm mà còn là những người có vai trò tư vấn, truyền đạt lại những hiểu biết về kỹ thuật, dự án, công nghệ cho các member khác hay người quản lý dự án hoặc khách hàng. Vì vậy khi đã có kinh nghiệm làm việc với tư cách là một Fullstack Dev, bạn cần trang bị thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, khả năng quản lý thời gian, kỹ năng truyền đạt, chia sẻ, khả năng sử dụng các công cụ thuyết trình, trực quan hóa,… Phát triển và tận dụng được các kỹ năng này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong công việc và con đường nghề nghiệp (careerpath) của bản thân.
Kết bài
Trở thành Fullstack Developer là một con đường dài, đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau từ nhiều công nghệ, lĩnh vực lập trình; vì vậy bạn cần có một lộ trình đúng đắn để từng bước đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. Thành quả đạt được không chỉ là mức lương hấp dẫn đến từ vị trí Fullstack mà còn là một nền tảng kỹ thuật vững chắc giúp bạn làm việc trong bất cứ môi trường nào. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn găp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Có thể bạn quan tâm:
- Full Stack Developer giữ vai trò chủ đạo gì trong thế giới công nghệ thông tin?
- Sự khác biệt giữa senior developer và developer with seniority
- Câu hỏi phỏng vấn full stack developer thường gặp
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS