Lộ trình học lập trình C cho người mới bắt đầu
Để bắt đầu học lập trình thì C là một ngôn ngữ thường được lựa chọn cho việc dạy và học nhờ tính phổ biến, nhỏ gọn và linh hoạt của nó. C cũng được cộng đồng lập trình viên ví như “ngôn ngữ mẹ” cần được học trước khi tiếp cận các ngôn ngữ khác như C++, C#, Java,… Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu lộ trình học lập trình C cho người mới bắt đầu để giúp các bạn có cái nhìn và định hướng tốt hơn cho bản thân khi dấn thân vào con đường lập trình này nhé.
Sơ lược ngôn ngữ lập trình C
Trước khi đi vào lộ trình học lập trình C chi tiết, cùng TopDev điểm qua lại một vài kiến thức về lập trình C.
C là một ngôn ngữ mệnh lệnh – sử dụng câu lệnh để thay đổi trạng thái của chương trình – được phát triển từ những năm 1970 và nhanh chóng trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.
C được thiết kế để cung cấp sự linh hoạt và hiệu suất cao, và đã trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất và có ảnh hưởng nhất từ trước đến nay.
Nếu bạn muốn xem chi tiết hơn về ngôn ngữ lập trình này, click vào bài viết này của chúng tôi: Tổng hợp kiến thức và cách tự học lập trình C
Tại sao nên học và sử dụng ngôn ngữ C?
C được xem là ngôn ngữ cơ sở dành cho các ngôn ngữ lập trình bậc cao khác như C++, C#, Java hay kể cả những ngôn ngữ như Python cũng có cả thư viện hỗ trợ viết code C. Nói cách khác thì C được xem như một ngôn ngữ mẹ trong lập trình.
Lập trình C rất phổ biến trong việc sử dụng để viết cho các trình biên dịch, Kernals, JVMs,… ngoài ra nó còn đóng vai trò là ngôn ngữ chủ đạo khi có thể tác động sâu trong phần cứng và giúp tối ưu hóa chương trình, giảm đáng kể tài nguyên bộ nhớ ROM/RAM sử dụng.
Nhờ những ưu điểm như trên mà việc trở thành một lập trình viên C giúp các bạn có một kiến thức tổng quan về lập trình, đồng thời có thể tìm được những công việc với đãi ngộ cao trong nhiều dự án về đa dạng lĩnh vực.
Lộ trình học lập trình C từ A-Z cho người mới bắt đầu
Tham khảo việc làm lập trình C hấp dẫn trên TopDev!
Tổng hợp lộ trình học C từ căn bản đến nâng cao
Tương tự như các ngôn ngữ lập trình khác, lộ trình học của bạn nên bắt đầu từ việc đọc và tìm hiểu các cú pháp cơ bản trong C, từ kiểu dữ liệu, cách khai báo biến,… sau đó là về các câu lệnh điều kiện(if-else, switch), vòng lặp (for, while). Sau đó nâng cao hơn sẽ là những kiến thức liên quan đến bộ nhớ, cấp phát động, con trỏ,… Bạn có thể tuân theo một lộ trình cơ bản như dưới đây:
1. Giới thiệu và chuẩn bị
- C là gì?: Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình C, lịch sử phát triển và ứng dụng thực tiễn trong lập trình hệ thống, phần mềm nhúng, và các ứng dụng khác.
- Cài đặt môi trường phát triển: Cài đặt một IDE (Integrated Development Environment) như Code::Blocks, Dev-C++ và trình biên dịch như MinGW, hoặc Visual Studio để viết và chạy mã C mà không cần trình biên dịch
2. Cơ bản về ngôn ngữ lập trình C
- Cấu trúc chương trình C: Hiểu cấu trúc cơ bản của một chương trình C, gồm các phần như
#include
, hàmmain()
, và các lệnh cơ bản. - Cú pháp C cơ bản: Học về cú pháp ngôn ngữ C, cách viết và tổ chức mã nguồn theo đúng quy chuẩn.
- Kiểu dữ liệu trong C: Nắm vững các kiểu dữ liệu cơ bản trong C như
int
,float
,char
, vàvoid
. - Biến: Học cách khai báo, khởi tạo và sử dụng biến để lưu trữ và xử lý dữ liệu.
- Hằng số: Tìm hiểu về hằng số và cách sử dụng chúng trong chương trình để giữ giá trị cố định.
- Lớp lưu trữ (Storage Classes): Hiểu về các lớp lưu trữ như
auto
,extern
,static
, vàregister
, cách chúng ảnh hưởng đến phạm vi và thời gian sống của biến.
3. Các khái niệm lập trình cơ bản
- Toán tử: Sử dụng các toán tử số học, logic, quan hệ và gán để thực hiện các phép tính và so sánh trong chương trình.
- Điều khiển luồng: Học cách sử dụng các câu lệnh điều kiện như
if
,else
, vàswitch-case
để điều khiển luồng chương trình. - Vòng lặp: Sử dụng các vòng lặp
for
,while
, vàdo-while
để lặp lại các đoạn mã theo điều kiện. - Hàm: Định nghĩa và gọi hàm, làm việc với tham số và giá trị trả về của hàm.
- Quy tắc phạm vi (Scope Rules): Hiểu về phạm vi biến và quy tắc sử dụng biến toàn cục và cục bộ trong các hàm và tệp tin khác nhau.
4. Làm việc với dữ liệu phức tạp
- Mảng (Array): Khai báo và sử dụng mảng một chiều và hai chiều để lưu trữ tập hợp các giá trị có cùng kiểu dữ liệu.
- Con trỏ (Pointer): Hiểu về con trỏ, cách sử dụng chúng để quản lý bộ nhớ và làm việc với mảng, chuỗi.
- Chuỗi (String): Xử lý chuỗi ký tự, sử dụng các hàm thao tác chuỗi như
strlen()
,strcpy()
,strcmp()
để làm việc với chuỗi. - Cấu trúc (Struct): Sử dụng cấu trúc để nhóm các biến khác nhau thành một đơn vị duy nhất, dễ quản lý.
- Union: Hiểu về Union và cách sử dụng nó để tiết kiệm bộ nhớ trong các ứng dụng yêu cầu tối ưu hóa.
- Các trường Bit (Bit Fields): Làm việc với các trường bit trong cấu trúc để quản lý dữ liệu ở mức độ bit, tiết kiệm bộ nhớ.
5. Cấu trúc và quản lý chương trình
- Từ khóa typedef: Sử dụng
typedef
để tạo các kiểu dữ liệu mới từ các kiểu dữ liệu có sẵn, giúp mã nguồn dễ đọc hơn. - Input & Output cơ bản: Sử dụng
printf()
vàscanf()
để nhập và xuất dữ liệu từ người dùng. - Nhập/Xuất File: Làm việc với tệp tin, sử dụng các hàm như
fopen()
,fclose()
,fprintf()
, vàfscanf()
để đọc và ghi dữ liệu từ/tới tệp tin. - Bộ tiền xử lý (Preprocessor): Sử dụng các chỉ thị tiền xử lý như
#define
,#include
,#ifdef
để điều khiển quá trình biên dịch, tái sử dụng mã nguồn. - Header File: Tạo và sử dụng các tệp tiêu đề (
.h files
) để tổ chức mã nguồn, chia sẻ các khai báo hàm và biến giữa các tệp mã nguồn.
6. Các khái niệm nâng cao
- Ép kiểu (Type Casting): Hiểu về ép kiểu và cách sử dụng nó để chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu khác nhau một cách an toàn.
- Xử lý lỗi (Error Handling): Phát hiện và xử lý lỗi trong chương trình để đảm bảo chương trình chạy ổn định và tin cậy.
- Đệ quy (Recursion): Hiểu về đệ quy và cách viết các hàm đệ quy để giải quyết các vấn đề phức tạp, như tính giai thừa, dãy Fibonacci.
- Tham số biến (Variable Arguments): Sử dụng các hàm với số lượng tham số không cố định, ví dụ như
printf()
trong C. - Quản lý bộ nhớ (Memory Management): Sử dụng các hàm cấp phát (
malloc()
,calloc()
,realloc()
) và giải phóng bộ nhớ (free()
) để quản lý bộ nhớ động trong chương trình. - Tham số dòng lệnh (Command Line Arguments): Xử lý các tham số dòng lệnh được truyền vào khi chạy chương trình, sử dụng
argc
vàargv
.
7. Thực hành và phát triển dự án
- Dự án thực tế: Áp dụng những kiến thức đã học để xây dựng các dự án nhỏ như quản lý sinh viên, chương trình tính toán ma trận, hoặc một trò chơi đơn giản.
- Tiếp tục học hỏi và thực hành: Tham gia các diễn đàn lập trình, cộng đồng mã nguồn mở để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ những lập trình viên khác.
8. Cải thiện và mở rộng kiến thức
- Thuật toán và cấu trúc dữ liệu nâng cao: Học thêm về các thuật toán sắp xếp, tìm kiếm, và cấu trúc dữ liệu nâng cao như danh sách liên kết, cây nhị phân, đồ thị.
- Lập trình hệ thống và mạng: Nâng cao kỹ năng lập trình bằng cách tìm hiểu về lập trình hệ thống, quản lý bộ nhớ ở mức thấp, và lập trình mạng.
- Học các ngôn ngữ lập trình khác: Sau khi đã nắm vững C, mở rộng kiến thức bằng cách học các ngôn ngữ lập trình liên quan như C++, Python, hoặc Java để mở rộng khả năng phát triển phần mềm.
Phương pháp học
Để học bất cứ ngôn ngữ lập trình nào thì bạn luôn cần nắm được kiến thức cơ bản (fundamental) về ngôn ngữ, kết hợp với việc thực hành song song; từ đó bạn sẽ có thể luyện tập những bài toán cụ thể, giải quyết những vấn đề thực tế có thể gặp phải trong quá trình làm việc. Một số phương pháp kết hợp mà bạn nên áp dụng:
- Xem và luyện tập cùng sample code: hãy cố gắng đọc hiểu ví dụ, sample code và sau đó gõ lại để chạy thử. Việc gõ lại từng dòng sẽ giúp bạn ghi nhớ các keyword trong ngôn ngữ, cùng với đó là việc tư duy logic để giải quyết vấn đề mà bài toán đưa ra. Hạn chế sử dụng copy paste vì nó khiến bạn có thể không hiểu được cách mà đoạn code kia chạy và thực hiện.
- Code các bài toán thực tế: có nhiều trang với các bài toán được đưa ra cụ thể mà bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ C để giải quyết như CodeSignal. Bạn sẽ được cung cấp các testcase và phải viết code để pass test chúng, giải quyết bài toán đặt ra. Việc này sẽ giống với thực tế đi làm của chúng ta sau này hơn, vì thế cũng mang lại hiệu quả một cách tốt hơn cho việc học lập trình.
- Sử dụng các tool lập trình hiệu quả: hãy lựa chọn một Editor phổ biến, kết hợp với các công cụ Debug hay style code,… nó sẽ giúp chúng ta thêm nhiều kỹ năng trong quá trình làm việc nhóm (teamwork) sau này.
Tài liệu học lập trình C miễn phí
C được sử dụng để dạy và học lập trình cơ bản trong hầu hết các trường đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin, vì thế tài liệu tiếng Việt cũng rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra có một số cuốn bằng tiếng Anh nổi tiếng được đánh giá cao mà bạn cũng nên tham khảo để tăng kiến thức về lập trình C như dưới đây:
- C Programming Absolute Beginner’s Guide
- C Programming Language
- C: The Complete Reference
- Low-Level Programming: C, Assembly, and Program Execution
- C in a Nutshell: The Definitive Reference 2nd Edition
Các khóa học miễn phí:
- freeCodeCamp – C Programming for Beginners
- Udemy – C Programming For Beginners
- Coursera – Introduction to Programming in C
- edX – C Programming: Getting Started
- Codecademy – Learn C
Kết bài
Để trở thành một lập trình viên thì việc lựa chọn ngôn ngữ đầu tiên cho bản thân là điều quan trọng, được xem như viên gạch để xây nên nền tảng kiến thức về sau này. Lựa chọn học lập trình C là một hướng tốt dành cho bạn nếu có ý định bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp đi code. Hy vọng bài viết này mang lại cho các bạn một cái nhìn tổng quan về việc học lập trình C và sẽ giúp các bạn một viên gạch để trở thành một lập trình viên trong tương lai. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Tham khảo ngay việc làm IT mọi cấp độ trên TopDev!
- 1 15 GitHub Repositories giúp lập trình viên phát triển kỹ năng
- N Non-Functional Requirements là gì và nó quan trọng như thế nào?
- S Sharding trong Citus Data không hề đơn giản như bạn nghĩ
- B BPMN là gì và sự lợi hại của nó
- M Mới ra trường không kinh nghiệm, sao làm BA?
- C Chuyển đổi SA key sang Workload Identity
- U Use Case Diagram và 5 sai lầm thường gặp
- K Kinh nghiệm xử lý câu lệnh điều kiện trong JavaScript
- D Dart là gì? Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Dart
- C Chuẩn Hóa CV, Nhận Ngay Phím Chất