Lập trình viên tài năng nhất chỉ cách bạn bảy bước chân
Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Thị Thu Hà
Sau vài ba năm chinh chiến trong nghề lập trình, chợt nhìn lại thấy đám bạn học cùng đại học giờ đã lên level Tech Lead rồi Manager, mình thì vẫn đi code dạo kiếm tiền. Cùng một xuất phát điểm, nhưng họ thành công hơn bạn. Thực tế, bạn chỉ đứng cách họ 7 bước chân thôi!
“Làm cách nào để thành công với nghề lập trình?” Một chút hài hước, dường như trong chính câu hỏi của các bạn, đã có câu trả lời. Sẽ chẳng có cách nào dễ dàng có thể biến bạn từ một người không biết gì về code trở thành một lập trình viên tài ba cả. Nếu có, thì chắc nó cũng nằm đâu đó trong “7 bước chân” topITworks sắp chia sẻ dưới đây. Quan trọng là bạn có sẵn sàng bước hay không?
1. Học ở trường Đại học, không phải là tất cả.
Các bạn phải thừa nhận một điều rằng, trường học chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản, họ đào tạo lý thuyết chứ không phải chuyên môn có thể giúp bạn trở thành một lập trình viên giỏi. Và đó là lý do hầu hết các lập trình viên giỏi khi còn trẻ không đốt thời gian bằng cách ngồi trên ghế nhà trường trong thời gian còn đi học. Hãy bước ra ngoài và tham gia một vài dự án product nhỏ để lấy kinh nghiệm thực tế. Sẽ có rất nhiều điều bạn cần phải học đấy.
Thực tế, đa phần các chương trình ở trường đại học đều gặp khó khăn trong việc theo kịp sự thay đổi của công nghệ. Trong 1 đến 3 năm đầu, một tấm bằng mà bạn mua được bằng tiền và thời gian có thể giúp bạn kiếm được một công việc giúp bạn đủ sống nhưng từ sau đó, bằng cấp sẽ chẳng tạo ra sự khác biệt nào cả. Các công ty không phải lúc nào cũng căn cứ vào tấm bằng, nhất là đối với những người đã ra trường được một thời gian.
Thế nên, nếu bạn muốn vứt tiền và thời gian vào những bằng cấp này thì tôi khuyên bạn đừng suy nghĩ nhiều về việc trở thành một coder giỏi!
2. Bắt đầu lại với những ngôn ngữ cơ bản nhất.
Nếu bạn muốn nâng cao khả năng code, hãy bắt đầu với những ngôn ngữ lập trình đơn giản nhất. JavaScript là lựa chọn tuyệt nhất cho những ai muốn hiểu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình. Đây gần như là ngôn ngữ tiêu chuẩn của nền tảng web và cũng được sử dụng để viết các ứng dụng di động. Bạn thậm chí còn có thể sử dụng JavaScript để viết các ứng dụng cho robot, máy bay không người lái và trò chơi. Khi bạn đã thành thạo những ngôn ngữ cơ bản, việc nâng cao khả năng với các ngôn ngữ khó hơn chỉ còn là vấn đề thời gian.
3. Cách tốt nhất để học code là hãy code đi!
Ở những ngành khác, người ta chọn đọc nhiều sách để nâng cao trình độ chuyên môn. Điều đó đúng, nhưng không phải ở ngành công nghệ thông tin. Cho dù bạn có đọc 100 cuốn sách về lập trình và các ngôn ngữ đi chăng nữa, mà chẳng đụng tay đến máy tính coding lấy một dòng, thì tôi tin chắc rằng bạn sẽ chẳng bao giờ khá lên.
Điều tôi có thể khuyên bạn là : hãy đọc ít thôi và dành thời gian cho các bài luyện tập thực sự, từ đơn giản đến phức tạp. Thay vì đọc những câu chuyện từ sách vở, viết code sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn và ở những lỗi sai, bạn mới thực sự hiểu bạn đang cần học thêm gì để giúp việc coding của mình khá hơn.
4. Học từ những người bạn.
Một trong những cách tuyệt vời nhất để học lập trình là xem cách người khác code và quan sát cách họ tư duy cũng như giải quyết vấn đề.
Tốt nhất là hãy tìm một người giỏi hơn bạn hoặc một người có cùng đam mê như bạn và thử lập trình cặp (pair-programming – hai lập trình viên cùng làm việc chỉ trên một máy tính). Tin tôi đi, một vấn đề dưới góc nhìn của mỗi người sẽ có cách giải quyết khác nhau, code cũng vậy. Bạn sẽ học được khá nhiều điều thú vị từ những người ấy. Chỉ cần một thời gian áp dụng, khả năng code của bạn sẽ tốt lên một cách bất ngờ. Đây cũng là cách mà hầu hết những lập trình viên trẻ trên thế giới áp dụng để nâng cao khả năng của mình trong một khoản thời gian ngắn.
5. Đọc và viết blog công nghệ.
Khi bắt đầu viết blog, tôi chắc chắn rằng, mình không là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mà tôi chia sẻ đến bạn đọc. Tôi thậm chí còn không thể chắc chắn rằng mọi thứ tôi viết đều đúng. Tôi mắc phải lỗi và nhận được phản hồi từ những người đọc. Nhưng cũng từ những phản hồi này tôi có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Chính việc chia sẻ những hiểu biết của mình cho cộng đồng tôi mới nhận ra rằng có những việc, nếu không bao giờ chia sẻ với mọi người, bạn sẽ chẳng biết được mình đã sai ở đâu mà cần thay đổi cả.
Mỗi tuần topITworks Blog của tôi có khoảng 3-5 bài viết mới, mỗi bài viết có trung bình khoảng gần 4,000 lượt quan tâm. Bạn có theo dõi hàng tuần không? Vài thứ hay ho bạn không muốn bỏ lỡ đâu: www.topITworks.com/blogs
6. Học bằng cách dạy người khác.
Nếu bạn đã là một lập trình viên thì tôi dám chắc chắn bạn cũng đã biết điều này: công nghệ thay đổi và những điều bạn biết ngày hôm nay có thể sẽ biến mất sau một tháng. Vì vậy việc cập nhật xu hướng công nghệ mới là điều hết sức cần thiết cho các lập trình viên. Và nếu bạn không phải là một người có trí nhớ siêu phàm thì khả năng bạn quên những thứ mới học được sau 1 vài tháng là điều khó tránh khỏi.
Thay vào đó, cố gắng truyền đạt cho ai đó những gì bạn biết là một cách tuyệt vời giúp bạn nhớ tốt hơn. Khi nói về những hiểu biết của mình bạn cũng sẽ tự mình đặt ra nhiều câu hỏi hơn cho bản thân. Và trong nhiều trường hợp bạn nhận ra được nhiều kiến thức “có vẻ” như bạn đã hoàn toàn hiểu trước đó lại là những thứ bạn cần phải đào sâu hơn.
7. Học nhiều hơn một ngôn ngữ lập trình.
Tôi đề xuất bạn đọc cuốn “Seven Languages in SevenWeeks” (tạm dịch: 7 ngôn ngữ trong 7 tuần). Học các ngôn ngữ với các triết lý khác nhau sẽ giúp bạn biết thêm nhiều hướng khi nghĩ về một vấn đề. Cởi mở tâm trí và mở rộng khả năng sáng tạo.
Tuy nhiên, hãy lên kế hoạch để tập trung vào JavaScript trước khi học thêm các ngôn ngữ khác nhé. Muốn giỏi một cái gì đó, hãy chắc rằng bạn đã hiểu rõ bản chất của nó.
Bài viết gốc được đăng tải tại smartjob.vn
Có thể bạn quan tâm:
- Kỹ năng search google cho lập trình viên
- 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên năm 2020 (Phần 2)
- 7 game miễn phí giúp bạn nâng cao kỹ năng lập trình
Truy cập ngay việc làm IT đãi ngộ tốt trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS