Lập trình viên đánh đổi gì khi theo ngành lập trình
Bài viết này sẽ liệt kê ra những khó khăn mà một lập trình viên sẽ gặp phải, giúp bạn đọc sẽ có một cái nhìn thực tế hơn về ngành từ đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt là có nên đánh đổi để theo nghề lập trình viên này hay không nha!
Ngành công nghệ ngày càng phát triển, đồng thời cũng kéo theo nhu cầu tuyển dụng lập trình viên ở các công ty lớn nhỏ. Chính vì thế, ngành lập trình hiện nay được xem là một ngành hot với mức thu nhập trung bình khá cao.
Nghề lập trình viên ở thời điểm hiện tại cũng là ngành xã hội đang cần và được nhiều bạn trẻ hứng thú và muốn tìm hiểu thêm về nó. Tuy nhiên, ngành nào cũng vậy, cũng sẽ có những mặt tối, những khó khăn riêng mà chỉ người trong ngành mới biết. Đằng sau những ánh hào nhoáng là những đánh đổi, trả giá mà ai trong ngành cũng biết điều ấy cả.
Những khó khăn có thể sẽ làm giảm hứng thú của bạn với nghề, nhưng nếu bạn chấp nhận những trả giá và đánh đổi nó để theo nghề lập trình viên thì TopDev tin chắc rằng bạn sẽ trở thành một lập trình viên giỏi trong tương lai không xa!
Khó khăn I: Cần phải học nhiều, dễ bị đào thải, tuổi nghề thấp
Lập trình viên là nghề ăn, ngủ và làm việc với công nghệ mà công nghệ thì thường xuyên thay đổi và cập nhật những thứ mới mẻ hơn. Chính vì thế, người làm thiên về công nghệ phải luôn học hỏi liên tục những cái mới nếu không sẽ rất dễ bị tuột lại phía sau và bị đào thải.
Như các bạn cũng biết, cách đây chưa đến 10 năm, khi nền công nghệ di động còn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện tại, đồng thời cũng chưa có sự xuất hiện của iOS, Android… thì nghề lập trình app tại thời điểm đó khá mờ nhạt, và chỉ có những app nhỏ, không có nhiều tính năng trên điện thoại. Bởi thế, nếu các bạn không học hỏi và cập nhật những kiến thức công nghệ mới thì chắc hẳn sau từ 3-4 năm các bạn sẽ bị ‘outgame’.
Biết đâu 5-10 năm nữa sẽ có thêm những ngành nghề mới hoặc những ngành nào sẽ bị loại bỏ và biến mất. Mấy năm trước, Flash được xem là một trong những nền tảng nổi tiếng, nhưng hiện tại nó hầu như đã biến mất trên thị trường và không còn ai sử dụng Flash nữa, dĩ nhiên những người làm ngành đấy thì không tìm được việc nữa. Nên là làm ngành này, các bạn không thể giữ cái tư tưởng học bao nhiêu đó kiến thức trong trường là đủ rồi. Ra đi làm, làm đúng đủ kiến thức đó tới lúc về già luôn là không được. Với đống kiến thức hiện tại của bạn bây giờ các bạn đủ để xài được 3-4 năm, nhưng sau đó những kiến thức đó có thể đã mai một và các đã tới lúc bạn phải học thêm kiến thức mới rồi.
Những người đã từng học Angular hiện tại đã chuyển qua dùng Angular 2 trở lên. Chưa kể ngôn ngữ lập trình các bạn dùng cũng sẽ đổi mới trong tương lai, chắc chắn ngôn ngữ Framework mà bạn hiện tại bạn đang dùng sau vài năm nó cũng biến đổi, nâng cấp hơn. React thì cập nhật lên thành React Hooks, nó là 1 cách viết khá là mới mà cách bạn phải học lại từ đầu. Do vậy sự học là bất tận, khi đã theo ngành lập trình viên là phải luôn học, không học là sẽ bị đào thải.
Bên cạnh việc lo sợ việc bị đào thải thì tuổi nghề của ngành cũng là một vấn đề nhiều bạn quan tâm. Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy cả, chỉ khi bạn có đam mê thì bạn sẽ không bị đào thải. Có nhiều lập trình viên 3-40 tuổi thậm chí lên đến 50 là bình thường, tuổi nghề như thế nào không quan trọng bằng con người của bạn. Tuổi nghề của bạn sẽ ngắn nếu bạn là một người an phận và luôn thấy ‘như vậy là đủ rồi’, bạn không chịu cập nhật công nghệ liên tục, bạn dựa vào kinh nghiệm làm việc 5 năm, 10 năm của bạn để offer mức lương cao đủ để chăm lo cho gia đình, bạn vì bận chuyện gia đình, con cái nên không thể OT (làm ngoài giờ), không còn nhanh nhẹn để nắm bắt xu thế công nghệ mới như giới trẻ hiện nay thì bạn sẽ có tuổi nghề ngắn.
Ngược lại, có những lập trình viên theo nghề vì đam mê, luôn học hỏi cập nhật những thứ mới trong ngành thì sẽ trở thành ‘gừng càng già càng cay’. Thậm chí có những lập trình làm lâu có kinh nghiệm nhiều và đa dạng, họ có thể kiêm vị trí của 1 lập trình viên đa năng từ Systems Admin cho tới OS, Network database… những người như vậy thường có mức lương rất cao và không có chuyện họ bị đào thải.
Khó khăn II: Công việc áp lực và thường xuyên phải làm ngoài giờ
Nghề lập trình viên này đa phần làm theo dự án là chính, khi đang trong dự án nào đó cần sản phẩm gấp chắc chắn 100% các bạn phải làm ngoài giờ. Ở các công ty Startup, khi phải ra mắt sản phẩm thì thường các lập trình viên sẽ phải tăng ca kể cả thứ 7, Chủ nhật hay lễ. Nhiều công ty sẽ chấp nhận trả lương khi bạn làm ngoài giờ, một số thì không và xem đó là 1 phần trong công việc.
Vì phải tăng ca như thế này đôi khi lập trình viên sẽ phải gặp vấn đề về các mối quan hệ vì không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè, tình cảm… Lập trình viên không phải là một ngành nhàn hạ, thoải mái, ngành này áp lực nhiều hơn các bạn nghĩ rất nhiều đấy!
Khó khăn III: Gặp rào cản và bị ‘ngáo’ trong các mối quan hệ
Đa phần dân lập trình là những người có lối suy nghĩ logic, lập trình càng giỏi thì lại càng cần sự logic. Trong thế giới lập trình 1 là 1, 2 là 2 và đặc biệt lập trình viên đa số chỉ làm việc với máy tính và hệ thống, trong thế giới đó chỉ có đúng, sai. Tuy nhiên, quan hệ giữa con người với con người thì lại không như vậy, trong thế giới con người có tồn tại thứ gọi là tình cảm nên không thể phân biệt rạch ròi cái gì đúng hay sai.
Giữa dân lập trình với nhau, nếu các bạn nói chuyện liên quan đến kỹ thuật thì khi bạn đúng, team sẽ làm theo nhưng khi các bạn làm việc với team khác ngoài team lập trình thì nên cẩn thận nhé vì không phải cứ đúng logic và có thể giải quyết vấn đề là họ sẽ làm theo đâu mà bạn còn phải có kỹ năng nói chuyện khéo léo nữa kìa. Bởi vì môi trường làm việc xung quanh bạn chỉ toàn là dân lập trình nên đôi khi bạn sẽ bị ảnh hưởng cộng đồng, vừa khó để học hỏi được kỹ năng quan sát sắc mặt người khác, kỹ năng giao tiếp mà còn có thể trở nên ‘cục súc’ giống nhau.
Thực tế, công việc của các lập trình viên không cần phải có kỹ năng giao tiếp cao siêu gì cả nhưng kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng trong xã hội và trong các mối quan hệ con người với nhau. Cách để có thể nâng cao khả năng giao tiếp, tránh tình trạng trở nên ‘cục súc’ khi làm lập trình là các bạn đừng nên chỉ sinh hoạt chung với mỗi phòng ban của mình mà hãy giao lưu với những team khác nữa ví dụ như team marketing, design, sale…để học hỏi thêm.
Khó khăn IV: Lập trình viên lương cao nhưng khó để làm giàu
Bạn đừng quá hy vọng nghề lập trình sẽ giúp bạn trở nên giàu xụ, mặt bằng chung lương của lập trình viên khá cao so với những ngành khác, lương 4-50tr là bình thường nhưng đó chỉ là lương tháng. Có nhiều lập trình viên theo nghề đã lâu, lương cũng cao nhưng đó không thể gọi là làm giàu được. Lập trình viên cũng chỉ là nhân viên, đi làm rồi nhận lương, nếu có bạn nào nuôi mộng làm giàu thì hãy tìm hiểu thêm về kinh doanh, mở công ty riêng.
Khó khăn V: Công việc buồn chán, dễ bị đau lưng
Các bạn trẻ mới bước vào nghề lập trình viên đôi khi sẽ không thể tránh khỏi những mộng mơ về ngành. Không phải Coder nào cũng có cơ hội để code ra Window, Facebook hoặc làm ra một app to như Grab. Đôi khi công việc của bạn chỉ là viết một chương trình nhỏ để nhận dữ liệu từ DB sau đó xuất thành file Excel với quy mô người dùng tầm 4-5 người…hoặc có thể chỉ là tạo ra BD, sau đó tạo thêm form, suốt ngày chỉ quanh quẩn với việc thêm form và xóa form, sửa trường này trường kia…công việc sẽ khá là nhàn hoặc có thể nói là nhàm chán, nó có thể bào mòn ý chí và mộng mơ của bạn.
Lời khuyên để có thể đối mặt với khó khăn này chính là bạn hãy tìm ra sự đam mê, thú vị trong công việc và tận hưởng nó. Nếu các bạn đam mê một cái gì đó thì dù nó có tẻ nhạt ra sao thì bạn vẫn sẽ cảm thấy vui vẻ khi làm nó. Ví dụ: nếu công việc của bạn chỉ là viết ra một chương trình nhỏ để nhận dữ liệu từ DB rồi xuất thành file Excel thì bạn sẽ làm công việc của bạn trở nên thú vị hơn bằng cách cải thiện sao cho form đó xử lý thật nhanh, làm sao để sử dụng tiện hơn…
Ngoài ra các bạn cũng cần phải làm quen với việc công sức làm việc cực lực của bạn sẽ bị đem ‘đổ sông đổ biển’. Trong ngành này, việc 1 dự án đã tiến hành được 3-6 tháng mà vẫn bị hủy, dự án mà bạn ròng rã viết trong 6 tháng trời bỗng nhiên bị tạm dừng là điều hết sức thường xuyên xảy ra và đó cũng là thực trạng hiện nay trong nghề lập trình viên.
Bên cạnh đó, vì tính chất công việc nên nghề lập trình viên hầu hết ai cũng sẽ ngồi cả ngày nên sẽ dễ bị đau lưng, béo phì, thoái hóa cột sống…
Tóm lại nếu sau khi các bạn đọc bài viết này mà vẫn còn đam mê, có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để dấn thân vào nghề lập trình rồi đấy. Bạn sẽ thấy việc học thêm về kiến thức công nghệ không có gì là ghê gớm, bạn sẽ thấy công việc áp lực là niềm vui, bạn sẽ thấy mức lương cao so với mặt bằng chung, bạn sẽ thấy việc nói chuyện với team, nói chuyện với máy tính là niềm vui chứ không phải sự tù túng. Chúc các bạn tìm được công việc phù hợp tại TopDev, vào link …. để có thể tham khảo thêm nhiều vị trí trong nghề lập trình nha!
Có thể bạn quan tâm:
- Những áp lực lớn mà lập trình viên phải trải qua
- Này, lập trình viên, bạn đã có Vịt cao su chưa?
- Bỏ túi những kinh nghiệm đi thực tập hay dành cho lập trình viên!
TopDev tổng hợp
Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước