Frontend là gì? Làm thế nào để trở thành một Frontend developer
Trong bài viết này bạn sẽ biết được Frontend là gì? thế nào là một Frontend developer, những kỹ năng và nền tảng công nghệ mà bạn có thể học hỏi được từ việc trở thành một Frontend, cũng như tương lai nào cho bạn khi bạn trở thành một Frontend.
Frontend là gì?
Trước hết hãy tìm câu trả lời Frontend là gì?
Frontend là phần của trang web mà người dùng trực tiếp tương tác. Nó bao gồm thiết kế, thanh điều hướng, text, hình ảnh, video, và cấu trúc tổng thể của trang. Mục tiêu chính của frontend là đảm bảo tính tương thích và hiệu suất của trang web.
Khi vào một website hay một application, những gì bạn thấy, các nút bấm, những hành động click hay scroll trên trang đó là kết quả của lập trình Front End. Bạn có thể coi Front-End là client-side và Back-End là server-side.
Sự khác biệt giữa Front-End và Back-End là Front-End đề cập đến giao diện của trang web, trong khi Back-end đề cập đến cách trang web hoạt động.
Các ngôn ngữ chính dùng trong phát triển frontend bao gồm HTML, CSS và JavaScript. HTML định dạng cấu trúc nội dung, CSS điều chỉnh kiểu dáng và bố cục, còn JavaScript cung cấp tính năng động và tương tác cho trang web.
Frontend Developer là ai, làm công việc gì?
Trách nhiệm chính của Lập trình viên Front-End là tạo ra giao diện người dùng.
Lập trình viên Frontend là người chịu trách nhiệm phát triển giao diện website hoặc ứng dụng dựa vào thiết kế UI/UX, giúp website hoạt động mượt mà, tải nhanh và không gặp sự cố khi người dùng tương tác. Những lập trình viên còn phải đảm bảo rằng website có tính responsive tất cả các thiết bị, từ máy tính để bàn đến điện thoại di động, mà không có phần nào hoạt động bất thường tùy thuộc vào kích thước màn hình.
Nguồn ảnh: The Human Capital Hub
Những lập trình viên nhiều kinh nghiệm hơn thì nghĩ là: có thể lập trình Js như jQuery để làm animation, thực hiện các thao tác đồ hoạ của trên nền canvas của HTML5, hoặc là video.
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc về nền tảng công nghệ như Nodejs, lý luận (Virtual DOM, PWA, AMP, Instance Article), sự hỗ trợ của phần cứng (đồ hoạ 3D), và các nền tảng phần mềm (Chrome, Safari), hệ điều hành (iOS, Android), kèm theo các kỹ thuật mới về Testing… dẫn đến Frontend dev không chỉ đơn thuần là làm các công việc nhàm chán, đơn giản mà còn hướng đến nhiều lĩnh vực khác nhau với đòi hỏi về kinh nghiệm, sự hiểu biết chuyên sâu, đa dạng từ hầu hết các lĩnh vực trong ngành phần mềm.
Front-end tuyển dụng lương cao trên TopDev
Kỹ năng cần có của một lập trình viên Frontend
Lập trình viên Frontend cần sở hữu một loạt các kỹ năng để phát triển và duy trì các giao diện người dùng hiệu quả và hấp dẫn. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà một lập trình viên Frontend nên có:
1. Ngôn Ngữ Lập Trình Cơ Bản
- HTML: Được sử dụng để cấu trúc nội dung trên trang web.
- CSS: Dùng để định dạng và thiết kế giao diện của trang web.
- JavaScript: Cung cấp tính tương tác cho các phần tử trên trang web.
2. Framework và Thư Viện JavaScript và CSS
- Bootstrap: Một framework CSS phổ biến giúp tạo giao diện người dùng responsive.
- W3.CSS: Một framework CSS đơn giản và dễ sử dụng.
- jQuery: Thư viện JavaScript giúp đơn giản hóa việc thao tác với DOM.
- Angular: Một framework JavaScript mạnh mẽ để xây dựng các ứng dụng web động.
- React: Một thư viện JavaScript của Facebook dùng để xây dựng giao diện người dùng.
3. Xử Lý API
- REST: Giao thức API phổ biến dùng để tương tác với các dịch vụ web.
- GraphQL: Một ngôn ngữ truy vấn API giúp lấy dữ liệu hiệu quả hơn.
4. Định Dạng Dữ Liệu
- JSON: Định dạng dữ liệu nhẹ thường được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa client và server.
- XML: Một định dạng dữ liệu khác, thường dùng trong các ứng dụng web truyền thống.
5. Công Cụ Phát Triển
- Git: Hệ thống quản lý phiên bản phân tán, quan trọng để theo dõi và quản lý mã nguồn.
Những kỹ năng này giúp lập trình viên Frontend phát triển các giao diện người dùng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dùng và đảm bảo hiệu suất tối ưu cho trang web.
Những nền tảng công nghệ trong lập trình Frontend
Phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ lướt qua các nền tảng công nghệ mà khi bạn muốn trở thành frontend developer bạn cần phải biết cũng như có hiểu biết đúng đắn, đầy đủ và thật sâu về nó.
Những nền tảng này không chỉ ảnh hưởng đã từ rất lâu trong quá khứ, mà còn hiện tại cho đến tương lai về sau.
Hệ sinh thái CSS Framework
Ngày nay không khó để điểm mặt chỉ tên các nền tảng về css framework phổ biến như: Bootstrap, Foundation, SemanticUI và hàng loạt các tên tuổi khác có các thế mạnh, triết lý riêng.
Các framework cung cấp hàng loạt các tính năng, đáp ứng gần như là đầy đủ các yêu cầu cơ bản cần có đối với một sản phẩm được thiết kế theo hướng hiện đại: carousel, form, modal, drag/drop, datetime picker… nhằm giúp lập trình viên phát triển nhanh hơn ứng dụng của mình.
Hệ sinh thái jQuery
Sau nhiều năm đứng đầu về sự đóng góp của mình trong lĩnh vực Frontend, JQuery đã tạo cho mình một hệ sinh thái, một vị trí thống lĩnh mà hiếm có thư viện nào có thể sánh kịp. Các plugin của jQuery đã cung cấp hầu hết mọi thứ mà các lập trình viên cần đến, với lại rất dễ dàng để tích hợp vào source code của họ. API jQuery được thiết kế thông minh, dễ sử dụng, hầu hết là tương thích với các trình duyệt phổ biến đã làm giảm đi chi phí phát triển, kiểm lỗi và hạn chế được rất nhiều rủi ro.
Ngay cả khi các nền tảng về frontend lớn hiện tại như Angular, React, Vuejs không còn phụ thuộc vào nó nữa thì tư tưởng và tầm ảnh hưởng của nó sẽ vẫn còn trong rất nhiều năm tới, nếu không muốn nói là khó có thể thay thế được trong tương lai gần.
Và cũng tránh nhầm lẫn trong việc jQuery so sánh với các nền tảng như Angular, Reactjs… thì trong giới hạn của bài viết, bạn đọc có thể hình dung rằng đó là 2 nền tảng tiếp cận theo hai hướng hoàn toàn khác nhau, có thể chúng không phụ thuộc lẫn nhau nhưng không có nghĩa là chúng phủ định lẫn nhau.
Hệ sinh thái Nodejs
Nodejs có một hệ sinh thái đa dạng và rộng lớn, phát triển với tốc độ khủng khiếp chưa từng có, cùng với sự tham gia hỗ trợ của các ông lớn trong ngành bao gồm Microsoft, Google, Facebook v.v…
Với Nodejs bạn có thể tìm thấy mọi thứ mình cần, bao gồm các công cụ để phát triển Frontend, các phương pháp phát triển sản phẩm mới.
Hệ sinh thái Webpack
Webpack là một phần trong hệ sinh thái của Nodejs, nhưng vì tầm vóc và tương lai của nó nên chúng ta cũng nên tách nó ra thành một phần tương xứng. Webpack cung cấp cho chúng ta công cụ quan trọng để hiện thực hoá nhiều thao tác vốn phức tạp nay trở nên dễ dàng.
Các tiện ích mà Webpack cung cấp gần như là bao phủ tất cả, bao gồm giải quyết các vấn đề về tổ chức source code, giải quyết sự phụ thuộc giữa các thư viện, quản lý các resource như image, font, đi kèm với các công cụ để tối ưu source code như tách source nhỏ ra để tăng tốc tải trang…
Tương lai của một Frontend Dev
Ngày nay, với phong trào khởi nghiệp, các sản phẩm mới được phát triển không chỉ nhiều về số lượng, mà đa dạng về lĩch vực, các sản phẩm cũ cũng được nâng cấp lên về chất lượng, performance bên trong cũng như UI/UX bên ngoài tạo ra một nguồn cầu rất lớn từ thị trường.
Các ứng dụng giờ không chỉ được xây dựng cho desktop, mà còn phải chạy tốt trên nền tảng di động tạo ra gần như gấp đôi khối lượng công việc để làm. Ngoài ra nền tảng di động đòi hỏi các yêu cầu khắt khe hơn về các tiêu chí kỹ thuật như về performance, network, optimize việc sử dụng tài nguyên của thiết bị sao cho tối ưu nhất.
Một thị trường đa dạng, rộng lớn chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn (số lượng), với mức lương cạnh tranh (chất lượng), điều đó làm nên một tương lai tươi sáng cho nghề nghiệp của chúng ta.
Kết luận
Việc trở thành một senior frontend cần thời gian, sự nghiêm túc và tập trung với một phương pháp học đúng đắn. Bạn cũng cần phải tìm thấy môi trường làm việc tốt để có thể ứng dụng và kiểm chứng các kiến thức của mình.
Vậy nên, hãy cứ khát khao, hãy cứ đam mê, thành công sẽ tìm đến bạn.
TopDev via PhuTran
Xem thêm các công việc tuyển dụng IT chất lượng tại đây!
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ
- V VoiceGPT là gì? Giới thiệu tính năng và cách cài đặt sử dụng Voice GPT