Bạn đã từng nghe đến Google Issue Tracker chưa? Nếu không phải là nhân viên Google hay developer từng report bugs trong các công cụ của Google gần đây thì có thể bạn sẽ chưa nghe đến. Thực ra tôi cũng vậy cho đến khi phát hiện các báo cáo lõ hổng xảy ra khi mở 1 thread mới, kèm theo các email notifications thông thường.
Vì vậy, tôi đã ngay lặp tức phá nó.
Vậy chính xác thì website này là gì? Theo documentation, Issue Tracker (được gọi nội bộ là Buganizer System) là 1 công cụ được sử dụng in-house tại Google để theo dõi các requests về bugs và tính năng trong quá trình phát triển product. Google cũng công bố rộng rãi Issue Tracker để cộng đồng và partner sử dụng khi muốn phối hợp với các teams của Google trong những dự án đặc biệt.
Nói cách khác, khi ai đó có vấn đề với 1 sản phẩm Google, thì vấn đề sẽ xuất hiện trên tracker issue. Chúng ta, những users bên ngoài chỉ có thể thấy được 1 phần của tảng băng trôi: 1 tập nhỏ các categories được chấp thuận trước và các vấn đề được người của Google thêm vào tài khoản bên ngoài, như các báo cáo về lỗ hổng bảo mật. Nhưng có bao nhiêu thông tin được che giấu dưới tảng băng đó?
Bằng cách quan sát các IDs số được chỉ định trong các public threads mới nhất, chúng ta có thể dễ dàng ước lượng được mức độ mà công cụ này được sử dụng nội bộ. Có khoảng 2000-3000 issues mỗi giờ được mở trong giờ làm việc tại Mountain View, và chỉ 0,1% trong số đó là public. Dường như lỗ hổng dữ liệu trong hệ thống này sẽ gây ảnh hưởng lớn, vậy nên cứ phá nó thôi!
Nỗ lực #1: Tạo 1 Google account dành cho nhân viên
Điều đầu tiên mà tôi phát hiện khi khám phá issue tracker là khả năng tham gia vào các cuộc thảo luận bằng cách gửi emails đến 1 địa chỉ cụ thể như là:
buganizer-system+componentID+issueID@google.com
(trong này componentID là số thể hiện 1 category và issueID là 1 unique identifier cho thread mà bạn đang làm việc)
Cái này làm tôi nhớ đến phát hiện gần đây gọi là Ticket Trick, cho phép hackers xâm nhập vào hệ thống chat của các tổ chức thông qua dạng email system tương tư. Vì đây là địa chỉ email @google.com, tôi đã cố gắng đăng nhập vào Slack team của Google đang sử dụng email này và trang xác nhận mà tôi có trông khá triển vọng:
Nhưng mà không có email của Slack hiển thị lên.
Điều tuyệt vời tiếp theo mà tôi có thể nghĩ đến là việc có 1 account Google với địa chỉ email chính là @google.com sẽ đem đến vài quyền lợi đặc biệt trên Buganizer. Bạn sẽ không được phép đăng kí 1 account như vậy ngoài Google:
Tuy nhiên, tôi nhận ra 1 method để vượt qua bước lọc này: Nếu đăng kí với địa chỉ email giả bất kì, nhưng không thể xác nhận tài khoản bằng cách click vào link nhận từ email, tôi được phép thay đổi email address không giới hạn. Sử dụng method này giúp tôi thay đổi email của 1 Google account hoàn toàn mới thành [email protected]
.
Ngay sau đó, tôi nhận được email xác thực như 1 tin nhắn trên trang issue tương ứng:ge:
Tốt, tôi đã click vào link confirmation, đăng nhập vào Issue Tracker và…
Tôi được điều hướng đến trang login liên kết. Nhưng mà thông tin Google account của tôi lại không hoạt động được ở đó. Haizz.
Tuy nhiên, account này mang đến nhiều quyền lợi ở những nơi khác trên Internet, bao gồm khả năng hitch a ride (hình như miễn phí?), như vậy đây vẫn là 1 vấn đề bảo mật chào đón các users có ý đồ xấu.
Accepted: 11 hours | Bounty: $3,133.7 | Priority: P1