Lập trình viên “già” nên ghi nhớ 5 điều này!
Gary Wisniewski là một kĩ sư phần mềm. Ông đã từng start-up, từng tự tin là một CEO tuyệt với và đã từng thỏa hiệp với chính mình rằng “Tất cả đã là quá khứ”. Ông thấy nhức mắt với những thứ công nghệ mới, thấy web development framework là thứ thật tồi tệ và khao khát những ngày cũ trở về… Suốt một năm tự đá mình về phía sau, ông quyết tâm học những ngôn ngữ mới và đối mặt với những rủi ro mới. Ở tuổi 57, ông tiếp tục thiết kế và làm nên những phần mềm cho start-up của địa phương. Lập trình giữa ranh giới già và trẻ, ông luôn tâm niệm 5 bài học dưới đây:
1. Lập trình viên “già” cần lập trình lại từ đầu
Càng nhiều tuổi, chúng ta sẽ chán mày mò các thứ. Chán mắc lỗi này tới lỗi khác.
Nhưng hãy nhìn lại quá khứ: Đó là những ngày đầu tiên chúng ta bắt đầu viết phần mềm, với sự hào hứng kéo ta đi không nghỉ. Công nghệ cứ thế đổi thay và ta thì cứ tiếp tục sáng tạo, sáng tạo, sáng tạo,…
Cho tới bây giờ, chúng ta – những lập trình viên già – có nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều thất bại hơn, nhiều thành công hơn và nhiều kiến thức về công việc liên quan tới máy tính hơn rất nhiều người khác. Thế là chúng ta cho rằng: Việc quái gì phải bỏ hết tất cả những gì mình biết để học một thứ mới, dù chỉ là một thứ ngôn ngữ lập trình mới nhất như Swift, Python hay Go. Ôi không, tuổi này rồi mà học thì sẽ mất hàng năm trời mất. Trong khi đó, nhìn xem: Bạn bè của chúng ta đã bắt đầu dưỡng lão, an yên rồi kìa. Thật đáng ghen tị mà!
Thế nhưng, rốt cuộc thì bạn dấn thân vào nghề lập trình vì gì? Bạn thực sự yêu thích công việc với máy tính, thực sự muốn viết phần mềm và xây dựng các sản phẩm? Thế thì hãy tiếp tục học những điều mới mẻ đang không ngừng xuất hiện trong thế giới công nghệ đi. Bạn sẽ lại mắc lỗi, nhưng là những lỗi mà bạn chưa từng được mắc. Bạn sẽ thấy rằng, hóa ra lập trình viên trẻ tuổi vượt bạn không phải vì họ thông minh hơn, mà họ không hề ngần ngại dấn thân vào nghề. Đó chính là thứ mà bạn cần làm để dưỡng lão theo cách của một lập trình viên. Lại một lần nữa. Làm như bạn đã từng làm nhiều năm trước.
Hãy nhớ rằng: Lập trình chưa bao giờ tới hồi kết, nó chỉ mới bắt đầu mà thôi.
Bạn có thể quan tâm một số việc làm cho lập trình:
2. Lập trình bây giờ là “người lạ”
Ngành công nghiệp ngày nay không còn giống những gì mà bạn từng thấy cách đây chục năm nữa. Giờ đây, phần mềm còn hơn cả một trận bóng gay cấn. Bất kỳ ai cũng có thể nhảy vào, code cẩu thả và làm ra những thảm họa. Bạn phải làm quen với điều đó thôi.
Bên cạnh những sai lầm là những ý tưởng táo bạo. Những ngôn ngữ như Go đã loại bỏ rất nhiều rắc rối gây ra bởi OOP, và làm nên một sự đơn giản -sạch sẽ – mới mẻ. Bạn cũng phải làm quen với điều đó thôi.
Ngành công nghiệp ngày nay không còn giống những gì mà bạn từng thấy cách đây chục năm nữa.
Làm quen thế nào? Nhảy vào cuộc chơi, nắm lấy trái bóng và chơi với những tay khác kém mình tới 30 tuổi lận. Cho dù lạ lẫm với những thứ mới mẻ liên tục xuất hiện trong công việc đến đâu thì lập trình viên lão làng sẽ phải cảm ơn những tên sinh viên mặt non choẹt vừa mới ra trường bởi sự sáng suốt, kinh nghiệm và kiến thức mà họ nhận được thêm.
Đó là cách bạn sẽ không còn cảm thấy lạ lẫm với lập trình, có thêm cơ hội để thành công thay vì ngồi vò đầu bứt tai trước một mớ bòng bóng công nghệ mới.
3. Vứt đi còn tốt hơn là giữ lại
Bạn đã từng nghe tới câu: “Phát triển phần mêm là loại bỏ code thay vì cho thêm code” chưa? Bạn có biết rằng, có những công cụ, kĩ năng, chương trình,… mà lẽ ra bạn nên bỏ từ lâu để không cản trở sự tiến bộ?
Là một tay lập trình viên lão làng, bạn sở hữu một bộ đồ nghề với nhiều kỹ thuật đã được áp dụng thành công nhiều lần, làm nền tảng cho tay nghề của bạn. Đây vừa là một đặc ân, vừa là một điều đáng nguyền rủa.
Lúc nào cũng giữ khư khư những cái thành công cũ kỹ là cách gọi khác của kẻ thù với sự cải tiến. Cách tốt nhất là: Thử. Chỉ khi nào bạn thử những cách khác, bạn mới có thể so sánh được Cái nào tốt hơn? Cái nào dở hơn?… Có thể, những cách làm mới không thành công như cách cũ, và bạn sẽ phải quay trở lại với cách vốn có của mình. Nhưng bạn sẽ chắc chắn với thứ mình đang làm, hơn là nghi ngờ: Liệu nó có thực sự hữu ích hay không?
Và tất nhiên, bạn cũng có thể bổ sung vào bộ đồ nghề của mình những thứ công nghệ mới. Như vậy, nghề lập trình cũng là một chuỗi những sự lựa chọn đó chứ. Khám phá từng thứ từng một, thứ nào đáng giữ lại, giữ nào đáng bỏ đi… là một kĩ năng quan trọng những người đã có hàng chục năm kinh nghiệm.
4. Bạn chưa bao giờ già đi cả
Hãy tưởng tượng bạn trở lại tuổi 20, một sinh viên năm 2 phát hiện ra mình yêu và giỏi viết phần mềm. Bạn bè xung quanh bạn, có người bắt đầu vào nghề muộn hơn, có người sớm hơn. Chẳng hạn như John Meyer, anh ta đã có công ty TapMedia với gần 40 ứng dụng trên Apple App Store khi mới 19 tuổi.
Những lập trình viên 19 20 tuổi đó có gì mà lập trình viên 34 40 tuổi như bạn không có? Họ có: Sự không chùn bước và nhiệt huyết vô tận. Nhưng bạn có gì? Bạn có kinh nghiệm, kiến thức và một vài thất bại cho bạn những sự chọn lọc và khôn khéo lựa chọn.
Nếu một người 20 tuổi có thể tốt nghiệp và có một start-up thành công khi họ 25 tuổi, thì chắc chắn bạn sẽ làm nhanh hơn họ, nhờ những điều ở trên. Thành công không chỉ dành cho người trẻ. Đừng quên Arthur Rubenstein, một trong những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất thế giới, đã cống hiến 80 năm trời; Julia Child bắt đầu nấu ăn khi đã 40 tuổi còn Roget-người tạo nên logarithmic slide-rule đã tìm ra Roget’s Thesaurus lúc 73 tuổi.
Không quan trọng bạn 34 40 hay 45… thành công trong nghề lập trình luôn ở phía trước.
5. Sức khỏe là một người bạn nghề
Còn nhớ những ngày thức tới 3 4 giờ sáng nghiền cafe ra code không?
Những ngày đó qua rồi. Giờ đây, cơ thể bạn là một người bạn làm ăn, đôi lúc phải thỏa hiệp, đôi lúc phải nhún nhường. Sức khỏe là thứ mà bạn không được phép quên không cho vào kế hoạch làm việc của mình.
Dấu hiệu rất rõ rệt: Cơ bắp bắt đầu nhức mỏi, cân nặng thay đổi 360 độ….và bạn bắt đầu suy nghĩ khác về cuộc sống. Bạn sẽ liên tục bị nhắc nhở, bởi chính mình và người thân, về việc tập luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Một khi bạn chăm sóc sức khỏe thật tốt, bạn sẽ khiến mọi thứ mà bạn phải đối đầu khi lớn tuổi trở nên dễ dàng hơn. Bạn khỏe mạnh và sự háo hức vô cùng tận với nghề lập trình sẽ vẫn ở bên bạn.
Kết
Hết mình với nghề lập trình ngay cả khi bạn đã qua dốc bên kia của cuộc đời nghĩa là bạn sẽ không bao giờ bị “về vườn”. Bạn sẽ không bao giờ già đi, mà luôn luôn mở đầu óc với những điều mới mẻ. Bạn sẽ không bao giờ già đi khi bạn còn đam mê với lập trình, với những cuốn sách hướng dẫn code dày đặc những chữ. Nhiệt huyết vần được duy trì và sự nghiệp lập trình của bạn sẽ không bao giờ có hồi kết.
TopDev Via Viecbonus
Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ