Là Freelance Developer, bạn nên “định giá” bản thân như thế nào?
Đã được hơn 6 năm kể từ khi tôi bắt đầu sự nghiệp làm freelancer với vị trí full-stack developer tại Tokyo. Trong những năm gần đây, tôi chỉ dành khoảng 30% thời gian của mình làm cho các công ty công nghệ, 70% còn lại tập trung vào các project riêng của chính tôi như Inkdrop nhưng vẫn có nguồn thu nhập tốt. Để có được điều này hoàn toàn nhờ vào giá trị mà những project mang lại.
Tôi thường làm việc với các start-up. Bắt đầu bằng buổi họp gặp mặt để giải thích những gì tôi có thể làm giúp họ. Lĩnh vực mà tôi có thể làm được trải dài từ designing UI, building front-end, back-end, mobile apps, operating databases, data analytics, etc. Sau khi đã thống nhất vị trí cũng như task đặt ra tôi sẽ thương thuyết về giá tiền cho dịch vụ của mình.
Phần lớn các freelancer hay ra giá theo giờ bởi bớt đi việc phải thương lượng cũng như tiết kiệm thời gian và công sức cho cả 2 bên. Nhưng nếu bạn là một freelancer đầy kinh nghiệm thì đây không phải là một cách hay bởi bạn đang mất đi một cơ hội tăng thêm nguồn thu nhập. Bởi chúng ta không phải là những lao động phổ thông, vì thế nên cái giá của bạn nên tùy thuộc vào giá trị của chính project đó, thay vì chỉ đơn giản là trả theo giờ. Nhờ đó mà bạn cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi thời gian biểu của mình dư dả, cũng như nó khuyến khích việc ta hoàn thành project thật nhanh và hiệu quả. Nhờ đó mà cả hai bên đều được lợi.
Nhưng làm cách nào để ra giá cho đúng? Thật đáng tiếc là không có một công thức, luật hay bất cứ cách hoàn hảo nào cho trường hợp này. Tuy vậy, vẫn sẽ có những tiêu chuẩn đặc biệt mà bạn cần để tâm tới khi thương lương với client.
Tin vào bản thân mình
Sau khi hiểu được yêu cầu của khách hàng, bạn cần cân nhắc nhiệm vụ của mình là gì với 4 tiêu chí là hiệu quả, tính cấp bách, lĩnh vực đòi hỏi cũng như năng suất. Nhưng bạn cũng nên có cho riêng mình một mức giá mà bạn muốn client trả cho bạn.
Sự tự tin của bạn ảnh hưởng rất lớn tới việc ra giá. Bạn càng không vững chắc thì giá sẽ càng hạ bởi bạn cho rằng mình không đủ khả năng. Bạn cần có kinh nghiệm với thành công nhằm có thể củng cố được sự tự tin của mình và có khả năng ra giá đúng theo mức mình muốn mà client vẫn chấp nhận được.
Hãy biết rõ giá thị trường
Bạn đã có một giá mà mình muốn, nhưng cũng phải biết cả giá cả của thị trường nhằm có được cái nhìn khách quan. Đừng chỉ dựa vào lương của nhân viên bởi nó không bao gồm các chi phí như điện, laptop, văn phòng. Bởi freelancer phải trả cả những thứ đó nên bạn cũng nên tính nó vào trong giá của mình.
Một cách khác là dựa theo giá được đưa ra từ những freelancer khác. Nhưng bạn nên cẩn thận bởi tùy theo vị trí địa lí cũng như khả năng mà sẽ có sự khác biệt.
Thế là giờ bạn đã có thể đưa ra một cái giá chung chung rồi đấy
Xác định mức giá cụ thể
Có 4 tiêu chí sẽ giúp bạn có thể đưa ra một cái giá phù hợp cho cả 2 bên.
Criteria #1 — Năng suất
Thật là vô lí nếu bạn tính giá theo giờ khi có thể hoàn thành một task nhanh gấp mấy lần người khác. Hơn nữa, nếu bạn là một chuyên gia và hiểu rõ mình cần làm gì thì việc mất công giao tiếp cũng không còn là vấn đề.
Criteria #2 — Tính cấp bách
Nếu bạn được yêu cầu phải hoàn thành task thật nhanh, bạn có quyền tăng giá. Tuy vậy, nó thường không an toàn bởi bạn có thể sẽ không có đủ thời gian để hoàn thành nó. Do đó bạn chỉ nên chấp nhận chúng khi cực kì tin tưởng vào khả năng của mình
Criteria #3 — Lĩnh vực
Có rất nhiều người có khả năng tạo ra WordPress websites nên những yêu cầu cho công việc trên thường có độ khó thấp và giá deal cũng sẽ thấp. Trong khi đó những task như tạo ra một image recognition system hay recommendation system sẽ đòi hỏi những kĩ năng chuyên sâu. Đây là lúc mà bạn có cơ hôi để tăng giá. Nó không quan trọng việc bạn thấy nó đơn giản thế nào, nếu không nhiều người có thể làm được như bạn thì giá sẽ càng tăng.
Criteria #4 — Hiệu quả
Tùy vào tay nghề của mỗi developer mà kết quả thu được sẽ khác nhau cho dù khởi đầu là như nhau cũng như cùng một yêu cầu. Bạn càng thỏa mãn được client thì giá bạn đưa ra sẽ càng dễ được chấp nhận cũng như hình ảnh của bạn càng tốt trong mắt của khách hàng.
Đừng bao giờ tự bán rẻ công sức mình
Như bạn đã thấy, 4 tiêu chí trên không phải là công thức giúp bạn có thể tính ra mức giá chính xác nhưng nó như là kim chỉ phương giúp bạn có thể đưa ra một mức giá thích hợp.
Việc hạ giá thấp cũng được xem là một chiến thuật nhưng đừng bao giờ bán rẻ sức lao động của mình. Nó sẽ chỉ khiến bạn vừa không có động lực mà kết quả cho ra cũng sẽ tệ hơn bình thường. Nếu như client bị hạn hẹp về tài chính, bạn có thể khuyên họ bỏ bớt một vài yêu cầu.
Cuộc thương lượng có thể diễn ra sau nhiều lần trao đổi nhưng điều quan trọng nhất là client hiểu và chấp nhận mức giá của bạn.
Một cách khác để giúp tăng mức giá của bạn là hãy để địa chỉ freelancer của mình ở bên California. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.
Nguồn: Hackernoon
- Đ Đại dương xanh cho Doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trên Zalo
- L Lakehouse Architecture: Nền tảng dữ liệu cho ứng dụng AI trong tương lai
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết