Kỹ năng trình bày vấn đề
Bài viết được sự cho phép của tác giả Tin Tran
Có bao giờ khi đi làm mà bạn gặp bug, chức năng khó không biết code như thế nào, đọc tài liệu không hiểu và muốn nhờ người khác giúp đỡ hay chưa và có khi nào bạn giải thích vấn đề của mình mà họ không hiểu chưa. Chắc chắn là những bạn mới vừa đi làm hoặc những bạn đã đi làm đều gặp phải, khi bạn nhờ người khác giúp đỡ mà bạn trình bày vấn đề của mình quá lan man, người nghe không hiểu gì thì sẽ không thể nào giúp bạn được. Vì vậy nay mình sẽ viết một bài chia sẻ về vấn đề này.
Nguyên nhân vì sao bạn trình bày mà người khác không hiểu?
* Bạn không đủ kỹ thuật để hiểu về vấn đề của mình
Trước đây thì tôi cũng đã từng trải qua, khi mới đi làm tôi chưa biết gì về javascript, jquery. Trong lúc làm task thì research thêm, tuy nhiên tôi lại không làm được. Khi tôi đi hỏi một người anh trong công ty, tôi lại không biết cách hỏi như thế nào để anh đó chỉ cho tôi làm vì kỹ thuật không nắm chắc.
* Bạn không hiểu về task của mình
Khi bạn không hiểu về luồng nghiệp vụ của task thì bạn cũng rất khó trình bày được những vấn đề phát sinh trong đó cho người khác hiểu.
* Bạn không biết cách trình bày vấn đề của mình
Ngày trước tôi cũng không biết cách trình bày vấn đề của mình, tuy nhiên nhờ có kinh nghiệm đi làm, học hỏi từ các anh chị đi trước mà cách trình bày vấn đề của tôi đã tốt lên rất nhiều.
Cách khắc phục
* Bạn không đủ kỹ thuật để hiểu về vấn đề của mình
Cách duy nhất là cần phải nâng cao kỹ thuật của bản thân lên rồi, chịu khó tìm tòi và học hỏi những cái mình đang làm.
* Bạn không hiểu về task của mình
Khi mới đi làm thì kỹ năng phân tích task còn yếu, tuy nhiên nó sẽ cải thiện dần sau khi đi làm nhiều dự án.
* Bạn không biết cách trình bày vấn đề của mình
Cái này chính là chủ đề chính của bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm sao để trình bày được vấn đề của mình một cách mạch lạc, có đầu, có đuôi để cho người khác hiểu.
Phương pháp trình bày vấn đề cho người nghe hiểu một cách chuyên nghiệp
Các bạn cùng theo dõi ví dụ sau nhé.
VD1 : Tèo đang code task của mình và gặp một vấn đề đang rất là đau đầu đó là việc đổ dữ liệu bằng ajax ra màn hình html, tuy nhiên data lại hiển thị lên bị sai. Tèo lân la dùng nhan sắc chim sa cá lặn của mình để hỏi anh senior.
Tèo : “Anh ơi chỉ em chỗ này với, chỗ này hiển thị bị sai.”
Anh senior : “Chỗ này em đang muốn làm gì?”
Tèo : “Thì nó hiển thị sai đó anh”
Anh senior : “WTF, Biết là sai rồi nhưng nó sai làm sao, nhưng thế nào là đúng”.
Tèo giải thích một hồi lâu, anh senior đập đầu tự vẫn vì không hiểu tèo đang nói gì.
VD2 : Tí cũng đang code task của mình và gặp một vấn đề giống như tèo và cũng dùng nhan sắc của mình để đi hỏi chị Senior
Tí : “Chị ơi em có một vấn đề này muốn hỏi”.
Chị Senior : “Hỏi gì vậy em”
Tí : “Vấn đề của em là như vầy. Em đang code task hiển thị danh sách sinh viên lên màn hình, hiển thị ra các thông tin như là tên, tuổi, năm sinh… Tuy nhiên phần hiển thị format năm sinh bị sai, em đang điều tra mà chưa ra, chị support em chút được không ạ”
Chị senior : “À oke được chứ em”
Tí : “À hiện tại phần format ngày em đang code ở service A ở packge B, chị xem giúp em nhé”
Sau khi Tí chỉ đúng chỗ đó với kinh nghiệm senior thì trong 5p chị đã thấy cái sai của Tí.
Sau khi đọc hai ví dụ trên thì các bạn có rút ra được điều gì không? Về Tí thì đang hiểu rất rõ vấn đề của mình đang gặp phải, biết được nơi xảy ra vấn đề của mình ở chỗ nào nhằm thu gọn lại phạm vi điều tra cho chị Senior, tiết kiệm được thời gian khi đi làm là rất cần thiết nhé.
Túm lại, thì khi trình bày vấn đề của mình để người khác hiểu thì có những bước như sau.
1. Nói rõ chi tiết mà cái task của mình đang làm là gì, tóm gọn lại chức năng chính là được.
2. Nói rõ vấn đề gặp phải là gì, nói rõ càng chi tiết càng tốt.
3. Mô tả thêm một số thông tin nhằm thu gọi lại phạm vị điều tra nhằm tiết kiệm thời gian của cả hai bên. Tốt nhất là nên nói ra hết những cái gì mình biết nhằm để cho người support dễ dàng hỗ trợ mình.
Đến đây là kết thúc bài viết chia sẻ về kỹ năng trình bày vấn đề, hy vọng sẽ giúp các bạn trình bày vấn đề của mình một cách cho người nghe dễ hiểu nhé. Và nhớ like fanpage chickencode nhé.
Bài viết gốc được đăng tải tại chickencodes.com
Có thể bạn quan tâm:
- Bài học về kỹ năng giải quyết vấn đề – Hãy tư duy như một Lập trình viên!
- 8 cạm bẫy lập trình viên dù biết vẫn khó tránh khỏi
- Làm thế nào để cải thiện hiệu quả trong giao tiếp?
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?