Kinh nghiệm đọc tài liệu để trở thành Developer giỏi
Bài viết được sự cho phép của tác giả Sơn Dương
Trong thế giới công nghệ, bạn không thể tự mình nghiên cứu và tạo ra tất cả mọi thứ của riêng mình. Từ những ngày trên ghế nhà trường, bạn đã phải tự đọc giáo trình, tự tìm hiểu tất cả mọi thứ, thầy giáo chỉ là người định hướng cho bạn mà thôi. Để trở thành một developer giỏi, bạn phải luyện thành thục hai kỹ năng: Viết code và đọc tất cả mọi thứ. Trong đó đọc tài liệu là một kinh nghiệm rất quan trọng.
Khi bạn đi làm, việc tự đọc tài liệu và tự tìm hiểu công nghệ mới lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu bạn không biết cách tự đọc, tự tìm hiểu, bạn sẽ ngày càng trở nên lạc hậu và tụt lùi so với đồng nghiệp.
Bài viết này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm đọc và những nguồn tài liệu giúp cho việc đọc của bạn trở nên hiệu quả hơn.
Những nguồn tài nguyên và kinh nghiệm đọc tài liệu để thành developer giỏi
Đọc thế nào cho đúng? Đọc tài liệu như nào để vừa nhanh chóng tiếp cận cái mới, vừa đỡ mất thời gian.
#Để trở thành developer giỏi, hãy đọc tài liệu chính thức từ nhà cung cấp
Khi bạn bắt đầu tìm hiểu một ngôn ngữ lập trình mới, một công nghệ mới… thì nơi tốt nhất để bắt đầu chính là tài liệu chính thức của nó. Đừng vội vàng đọc những tutorial hướng dẫn trên các trang mạng.
Ví dụ, bạn bắt đầu học lập trình Android, thì nơi tất nhất để bắt đầu chính là trang Android Developer. Hoặc bạn muốn học về Nodejs, thì hãy bắt đầu từ đây.
Những bài viết hướng dẫn chính thức từ chính nhà cung cấp, sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác về công cụ, công nghệ mà bạn chuẩn bị tiếp cận. Hầu hết những tutorial mà bạn đọc trên mạng cũng dựa trên những tài liệu này mà thôi.
Thông thường, bạn sẽ bắt đầu từ bài viết Getting Started tutorial. Đây là bài viết giúp bạn hiểu cơ bản nhất bộ khung, môi trường phát triển để bắt đầu và tiếp tục mở rộng sau này cho việc thành developer giỏi, tài năng.
Rất nhiều bạn, trong đó có mình trước kia, rất ghét đọc tài liệu chính thức. Vì cảm thấy nó khô khan, và uyên thâm kiểu gì ấy. Mình thích đọc mấy bài tutorial của mấy bạn blogger chia sẻ kinh nghiệm hơn.
Nhưng chính điều đó làm mình bị “loạn” về kiến thức. Vì mỗi người lại có cách viết, cách tiếp cận khác nhau, do đó nhiều khi bị lỗi ở khâu nào đó mà không biết vì sao, rất mất thời gian.
Nhớ nhé, tài liệu chính chủ luôn là nguồn tài nguyên mà bạn cần phải tìm hiểu trước tiên.
#Đọc những bài viết chia sẻ kiến thức từ những developer giỏi “tiền bối”
Sau khi bạn đã hiểu cơ bản từ nguồn tài liệu chính thức, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết chia sẻ kiến thức từ các chuyên gia, blogger…
Một trong những nguồn mà mình yêu thích là Medium. Trên Medium có rất nhiều bài viết hay và chuyên sâu về kỹ thuật nói riêng.
Ví dụ, bạn có thể tham khảo một số kênh trên Medium như: freeCodeCamp and HackerNoon.
Các bài viết trên đó rất chất lượng và lôi cuốn.
Nguồn tài liệu tiếp theo mà mình cũng hay lui tới là Hacker News. Đây là website được quản lý bởi Y Combinator.
Có một đặc điểm khá hay ho trên hacker News, đó là người dùng chỉ có thể post link lên quan đến kỹ thuật. Sau đó mọi người có thể vote-up hoặc vote-down, phụ thuộc vào chất lượng bài viết.
Hacker News rất giống với diễn đàn Reddit. Điểm khác biết duy nhất là Hacker News chỉ có đăng liên kết. Nhờ đó mà bạn dễ dàng cập nhật tin tức hay ho hơn mà không bị loãng.
Việc làm IT Fresher dành cho bạn
#Đọc sách Programming Ebook
Nguồn tài liệu mà mình cực yêu thích khi tìm hiểu một kỹ thuật mới đó chính là sách dạy lập trình.
Mình thì rất ít khi đọc sách dạy lập trình viết bằng tiếng việt. Không phải phân biệt đồ ngoại với đồ nội, mà đơn giản là mình không thích thôi.
Có hai nhà xuất bản rất nổi tiếng về sách lập trình: Manning Publishing and O’Reilly Publishing. Họ có rất nhiều sách về lập trình với đủ ngóc ngách của kỹ thuật.
Với hai nhà xuất bản này, mình tin rằng bạn có thể tìm được đúng thứ bạn cần học. Từ những kiến thức căn bản HTML, C++, Java, Web Application… đến những kiến thức hot trend như AI, Cloud, Big Data…
Bình thường, mình ưu tiên đọc sách giấy hơn là sách điện tử. Tuy nhiên, riêng về học lập trình, bạn nên làm quen với việc đọc Ebook. Bởi vì lĩnh vực công nghệ là lĩnh vực thay đổi từng giờ, sách giấy sẽ khó lòng cập nhật được kiến thức mới tốt như sách điện tử.
#Tìm hiểu chuyên sâu từ các Papers
Khi bạn đã hiểu và làm chủ được một công cụ, ngôn ngữ lập trình hay công nghệ mới… Đây là lúc bạn có thể nâng cao kiến thức chuyên sâu của mình thông qua các Paper (bài viết nghiên cứu chuyên sâu).
Thực sự việc đọc Papers cũng khá là khó khăn, vì kiến thức của nó rất chuyên sâu. Nhưng bạn không hề có đơn độc đâu. Thử Google mà xem, nó có thể là một tài liệu cực kỳ quan trong trên con đường trở thành developer giỏi của bạn đấy!
Mặc dù đọc Papers khó thật đấy, nhưng không phải là không thể. Bạn có thể làm theo một số kinh nghiệm sau:
- Đầu tiên, đọc ngay phần tóm tắt.
- Nhìn qua những hình minh họa, diagrams mà paper sử dụng.
- Sau đó đọc phần tổng kết.
- Khi đi qua 3 bước ở trên thì mới quyết định có đọc toàn bộ bài Paper hay không.
Khi đọc đến chỗ nào không hiểu, bạn có thể note lại hoặc tra cứu nó giữa bài viết. Cứ kiên trì, dần dần kỹ năng đọc papers của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Chưa kể đến chuyện tiếng Anh chuyên ngành cũng lên một level mới.
Về nguồn papers, các bạn có thể tham khảo từ phòng lab của các trường đại học. Rất nhiều dự án tiềm năng có xuất phát điểm từ các nghiên cứu tưởng xa vời đó.
Ví dụ như Apache Spark được sinh ra từ AmpLab của trường đại học California.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Scholar hay arXiv. Cả hai công cụ này cho phép bạn tìm kiếm và đọc những tài liệu nghiên cứu được published.
#Để trở thành developer giỏi, hãy thử đọc code của người khác
Ngoài việc đọc sách, đọc tài liệu để trau dồi và tiếp cập công nghệ mới. Thì việc đọc code của người khác cũng là một cách học rất hay ho.
Nếu là lập trình viên, chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm gì trang GitHub. Đây gần như là kho mã nguồn vô giá mà bất kì lập trình viên nào cũng không thể bỏ qua.
Khi bạn đọc code của dự án thực tế, bạn sẽ có cái nhìn rất khác so với sách vở. Đơn giản, những dòng code trong sách vở hay tutorial toàn là những bài toán mẫu, đơn giản và lý tưởng.
Việc học cách sử dụng công cụ trong một môi trường lý tưởng sẽ rất khác so với thực tế. Do đó, việc đọc code của những người đang “thực chiến” sẽ luôn có ích.
#Tạm kết
Trước khi kết thúc bài viết, mình chỉ muốn nói với bạn rằng: Đọc càng nhiều, bạn sẽ càng thấy ngu đi.
Bạn sẽ nhận ra, điều bạn biết thực sự nhỏ bé, thế giới bên ngoài mới bao la, rộng lớn.
Bạn sẽ không thể nào biết tất cả mọi thứ, hãy cứ đọc để mở rộng tầm nhìn. Hãy cứ “ngu” khi có thể.
Hi vọng, những kinh nghiệm đọc tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn trong việc trở thành developer giỏi. Nếu có điều muốn chia sẻ thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé.
Bài viết gốc được đăng tải tại vntalking.com
Xem thêm:
- Phương pháp tự học của một Developer đúng nghĩa
- Những thiệt thòi của một lập trình viên
- Ngành IT rất rộng, bạn đang ở đâu?
Đừng bỏ qua việc làm IT tất cả level có trên TopDev nhé!
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước