Kiến thức ngành lập trình – Bạn có đang giới hạn bản thân?

Trước khi định hướng theo chuyên ngành, không chỉ sinh viên ngành lập trình mà còn là bộ phận sinh viên nói chung còn khá thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Trong khi đó, kiến thức ngành lập trình lại rất nhiều và luôn thay đổi, cập nhật từng ngày.

Bài viết này sẽ phân tích kỹ hơn những lầm tưởng mà sinh viên hay gặp phải và làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

“Em chưa được học cái này”

Câu nói thường gặp ở đa số các bạn sinh viên khi giải thích về những khiếm khuyết của mình thường là “Mấy cái này trường em không dạy”. Thật ra, với lượng kiến thức khổng lồ và luôn cập nhật trong ngành lập trình, những gì bạn biết hôm nay sang ngày mai đã trở nên cũ kỹ. Do đó, để kịp với sự thay đổi nhanh chóng này, cách tốt nhất là tự học.

Đại học là bước đệm cần thiết, nhưng chưa đủ vì những kiến thức ở đại học chỉ là nền tảng về lập trình, như cấu trúc hay cơ sở dữ liệu. Còn những bước cao hơn như code như thế nào, cách sử dụng ngôn ngữ lập trình ra sao, thì chính bạn phải tự dạy cho bản thân.

Đây cũng chính là lầm tưởng đầu tiên trên con đường học vấn, khi bị động trong việc tiếp nhận kiến thức. Nếu quá phụ thuộc vào những gì được dạy mà không tự tìm hiểu lộ trình học lập trình, yêu cầu công việc, xem xét và bổ sung cho bản thân, thì kiến thức của bạn sẽ nhanh chóng lỗi thời và cản trở sự thăng tiến trong công việc.

Nhà tuyển dụng giờ đây cũng không còn quá đề cao tấm bằng Đại học, mà chỉ quan tâm đến kỹ năng chính của bạn cũng như kinh nghiệm làm việc. Vì thế, những chuyện như kiến thức bạn có bắt nguồn từ đâu, do trường dạy hay tự tìm hiểu, đó là câu chuyện của riêng bạn.

Xem thêm các việc làm hấp dẫn tại TopDev

Biết nhiều là sẽ giỏi?

Mô hình hoàn hảo khi hiểu biết về một lĩnh vực là theo hình chữ T. Có nghĩa là không chỉ hiểu chuyên sâu về một thứ (chữ I) mà còn có kiến thức tổng quan về các khái niệm khác (như dấu gạch ngang trên đầu).

Phần lớn độc giả tại Việt Nam khá phong trào, và khiếm khuyết Tư duy phản biện (Critical Thinking). Khi thích tác giả nào thì ủng hộ ý kiến của tác giả đó, không thích cây bút nào thì bài trừ và không tiếp nhận.

Tuy nhiên, cách tiếp cận kiến thức như vậy sẽ làm hạn chế tầm nhìn của lập trình viên. Thay vào đó, hãy tham khảo từ nhiều nguồn, tập cách kiểm chứng thông tin khi tiếp nhận, không “nuốt chữ” của tác giả ruột chỉ vì nó nghe khá logic, …

Tổng kết

Những rào cản mà lập trình viên thường gặp chính là tự giới hạn kiến thức với nền tảng từ những gì “được dạy”, và chưa có tư duy phản biện khi tiếp nhận thông tin/kiến thức. Nếu khắc phục được và tránh khỏi hai vấn đề trên, bạn đã sẵn sàng là dev chính hiệu!

Có thể bạn quan tâm: