“Nằm trong viewport” nghĩa là nó đang hiển thị bên trong phần nhìn thấy được của trình duyệt, function này cần thiết khi chúng ta cần tới lazy loading, hiệu ứng này kia.
Phần quan trọng nhất của function này là dùng Element.getBoundingClientRect()
, nó cho chúng ta giá trị position của element so với viewport. Nó trả về một object chứa height
, width
, khoảng cách đến top
, right
, bottom
, left
với viewport
// chọn element
var h1 = document.querySelector('h1');
// lấy position của element trên
var bounding = h1.getBoundingClientRect();
console.log(bounding)
// {
// height: 118,
// width: 591.359375,
// top: 137,
// bottom: 255,
// left: 40.3125,
// right: 631.671875
// }
Tìm việc làm javascript trong tháng mới nhất
Nếu một element nằm trong viewport được xác định như sau
top
,left
>= 0right
<= độ rộng của viewportbottom
<= độ cao của viewport
Để check độ rộng của viewport, chúng ta có 2 cách, một số trình duyệt hỗ trợ window.innerWidth
, một số khác hỗ trợ document.documentElement.clientWidth
, số còn lại thì support cả 2. Rắc rối nhở!
(window.innerWidth || document.documentElement.clientWidth)
Cũng tương tự với giá trị viewport height
(window.innerHeight || document.documentElement.clientHeight)
Chúng ta kiểm tra xem element có nằm trong viewport không
if (
bounding.top >= 0 &&
bounding.left >= 0 &&
bounding.right <= (window.innerWidth || document.documentElement.clientWidth) &&
bounding.bottom <= (window.innerHeight || document.documentElement.clientHeight)
) {
console.log('Trong viewport!');
} else {
console.log('Không nằm trong viewport... whoa la la');
}
Chúng ta gom lại vào một function helper để dành xài
var isInViewport = function (elem) {
var bounding = elem.getBoundingClientRect();
return (
bounding.top >= 0 &&
bounding.left >= 0 &&
bounding.bottom <= (window.innerHeight || document.documentElement.clientHeight) &&
bounding.right <= (window.innerWidth || document.documentElement.clientWidth)
);
};
Sử dụng function này, chúng ta có thể làm lazy load image