Không phải keys của bạn, không phải crypto của bạn

Dạo gần đây anh em nếu theo dõi vụ FTX, lướt mạng báo nước ngoài sẽ thấy cụm từ “Not your keys, not your crypto”.

Rõ ràng vụ bể banh xà lành của FTX gây shock cho thị trường tiền số, có thể nói là cú sốc lớn nhất cho thị trường tiền số năm nay. Sau Luna, FTX trở thành cú vấp lớn nhất trong ngành. Ảnh hưởng rõ ràng là lớn, nhưng cụ thể thì “Not your keys, not your crypto” được hiểu là gì?

Nghe not not và sợ rồi, kiểu tiền trong ví tao nhưng lại không phải là của tao. Ủa ủa, chuyện gì đã xảy ra và tại sao lại như vậy?

Non-custodial wallet – ví không giữ

Dịch vậy chả biết đúng không nhưng Non-custodial thì đúng nghĩa là cái ví đó trên sàn và sàn không hề kiểm soát chuyện anh em chuyển tiền đi đâu, làm gì.

Đi kèm với Non tất nhiên là ngược lại, hiện nay trên thị trường tiền số tồn tại 2 loại ví tiền chính bao gồm:

  • Non-custodial wallet (ví không giữ)
  • Custodial wallet (ví giữ)

Cũng có thể dùng từ lưu ký (lưu ký ở đây anh em có thể hiểu là lưu lại, ký gửi lại). Vậy nếu có lưu ký lại, có ký gửi lại thì private key vẫn thuộc về anh em, nhưng anh em không toàn quyền kiểm soát tiền của mình. Vậy thực sự là tiền của anh em chỉ có chuyển đi chuyển lại, mua đi bán lại nhưng không hề rời khỏi sàn.

Có chạy tới chạy lui vài ba chục vòng thì tiền vẫn nằm đâu đó trên sàn và do sàn kiểm soát.

Private keys – thứ quan trọng nhất

Khi đăng ký một ví điện tử, sàn sẽ tạo ra cho anh em 2 cặp khoá. Public keys và private keys. Public thì rõ rồi, anh em muốn cho ai, muốn công khai như nào cũng được.

Việc chia sẻ public key không ảnh hưởng tới tiền trong ví của anh em. Nhưng nếu private keys mà mất thì xác định. Lúc đó là not your keys.

Hiểu đơn giản thì public keys của anh em như là email, muốn chia sẻ với ai cũng được, công khai chỗ nào cũng được. Private keys thì như là mật khẩu, chỉ nên là một mình mình biết mà thôi.

Tham khảo việc làm blockchain tại Hà Nội

Đừng bao giờ chia sẻ private keys

“Not your keys, not your crypto”, chìa khoá không còn, tiền điện tử cũng không còn.

Nếu một sàn hoặc một bên thứ ba có quyền truy cập hoặc sở hữu private keys của anh em, lúc đó tiền không còn là của anh em nữa. Nếu FTX tạo ra tiền, điều gì đảm bảo rằng FTX không có một bản sao public và private keys của anh em. Rõ ràng là họ rút được tiền từ sàn để đem đi thế chấp, sau đó tạo thêm tiền đem vào thị trường.

Chia sẻ private keys đó về cơ bản giống như đưa cho ai đó chìa khóa két an toàn hoặc nhà của anh em. Vì lý do đó, anh em tuyệt đối không bao giờ nên chia sẻ khóa riêng của mình.

Sự mong manh của thị trường và sàn

Nhìn lại, sàn tiền số lớn thế hai thế giới. Rõ ràng sàn đang có quá nhiều quyền lực, họ kiểm soát gần như mọi thứ.

Giá đang cao chót vót nhưng tiền trong ví của anh em có thật sự đang còn trên sàn. Sàn trở thành như một gã huy động vốn lớn, tự tạo ra thứ bán được, anh em bỏ tiền vào. Sau khi đã bỏ tiền vào, liệu sàn có giữ lại một số tiền cần thiết để anh em có thể rút ra hay không?

Binance sau sự sụp đổ của FTX, CEO đã ra tuyên bố nếu tất cả mọi người đồng loạt rút tiền, sàn Binance vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu đó.

Nhưng câu hỏi đặt ra là ai giám sát? Anh em đi vay tiền ở ngân hàng chắc chắn hiểu điều này, vô cùng mong manh. Tại sao? Ngân hàng được ngân hàng nhà nước giám sát và quy định số tiền phải giữ lại ngân hàng. Đi huy động được 10 đồng thì cho vay ra chỉ được 8 đồng. Lượng tiền giữ lại phải tuyệt đối tuân thủ số tiền mà ngân hàng nhà nước quy định.

Tổng số tiền cho vay cũng được quy định (trong giới gọi là room), hết room thì tiền trong ngân hàng còn cả đống cũng phải để yên, chứ không phải bản thân anh chỉ có 10 đồng mà đi cho vay 15 đồng.

Vậy với tiền số, ai là người kiểm soát? Public và privates nếu sàn biết thì đã đành, đằng này cũng không có bất cứ một tổ chức, một chính phủ nào đứng ra kiểm soát lượng tiền đó.

Không thể kiểm soát

Với blockchain, mọi người trong mạng có quyền giám sát tiền ra tiền vào. Nhưng sàn bằng một cách vi diệu nào đó vẫn rút hoặc chuyển tiền ra ngoài cho một công ty phụ.

Không có sự kiểm soát rõ ràng là điểm yếu chí mạng của tiền điện tử. Nhà sáng lập Luna có thể lập tức cất cánh bay xa, ôm theo số tiền khổng lồ. Một đồng tiền được tạo ra được thừa nhận bởi mọi người, nhưng lại không có ai đứng ra đảm bảo rằng đồng tiền sẽ được lưu thông.

Bài toán cân bằng giữ kiểm soát bởi cộng đồng và sự tin tưởng của đồng tiền chưa bao giờ là dễ. Mà nói thẳng ra, tương lai có thể còn là điểm yếu chí mạng của tiền điện tử. 

Cảm ơn anh em đã đón đọc – Thank you for your reading – Happy coding!

Tác giả: Kiên Nguyễn

Anh em có thể đón đọc thêm các bài viết khác về tiền điện tử tại TopDev. Đừng quên, các việc làm mới về Blockchain sẽ được liên tục cập nhật.

Xem thêm:

5 giai đoạn trong kế hoạch tiếp theo của Ethereum sau The Merge

Tối ưu ứng dụng React bằng Code-Spliting

Khắc phục tình trạng VPN WireGuard bị treo

Xem thêm tuyển dụng it mới nhất tại TopDev