Khó khăn của một CTO – Chief Technology Officer
Để có thể hiểu rõ những khó khăn của CTO hay gặp phải thì việc đầu tiên chúng ta cần định hình được định nghĩa CTO và vai trò của CTO trong công ty, sự khác biệt của CTO và CIO là gì? Từ đó đúc kết được những khó khăn mà CTO sẽ gặp phải.
Nếu sau khi đọc xong bài tổng hợp này từ TopDev mà bạn vẫn cảm thấy hứng thú với vai trò CTO và cảm thấy đây mà một thách thức đáng để trải nghiệm thì chúc mừng bạn, cơ hội trải nghiệm vị trí CTO tại TopDev chào mừng bạn!
CTO là gì?
Theo nghĩa tiếng anh CTO – Chief Technology Officer, được hiểu là Giám đốc Công nghệ. Tuy nhiên khái niệm này khá rộng và mơ hồ, vậy công việc thực sự của CTO là gì?
Có thể hiểu nôm na CTO là người đưa ra những quyết định mang tính mấu chốt liên quan đến những vấn đề về công nghệ trong công ty. Họ sẽ là người nhìn thấu và có thể đo lường mức độ thành công của bất cứ dự án nào liên quan đến công nghệ. Thật ra thì, không có một từ ngữ hay một định nghĩa cụ thể nào để diễn đạt được vai trò của CTO. Một CTO ở công ty lớn sẽ có công việc và trách nhiệm khác với một CTO ở một Startup, ví dụ, ngoài việc phải xử lý những vấn đề liên quan đến kỹ thuật thì CTO của công ty Startup thường phải đảm nhận thêm những vấn đề liên quan đến cả sản phẩm (nếu công ty đó là công ty công nghệ), marketing, kinh doanh….
Nói chung, CTO là vị trí của một giám đốc đa năng, họ không cần phải là một người cực kì giỏi hay có chuyên môn quá sâu nhưng nhất thiết phải có những kiến thức nền tảng cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhiều lĩnh vực, tầm nhìn xa, khả năng thấu hiểu và dẫn dắt nhân viên thay vì chỉ tập trung phát triển bản thân để có thể đảm bảo mọi thứ trong công ty đều vận hành trơn tru. Đặc biệt, trong một công ty công nghệ, vai trò của CTO là cực kì to lớn, hầu như những vấn đề nào xảy ra đều có mặt của CTO đứng ra giải quyết.
Thông thường các Giám đốc Công nghệ có 2 chức năng chính, đó là quan sát và chăm lo cho quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ như phát triển tính năng sản phẩm. Chức năng thứ hai của CTO là họ sẽ là gương mặt đại diện cho công ty của họ để đi tham gia các sự kiện, hội nghị thương mại nhằm củng cố và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong giới.
Những năm trở lại đây, công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn, từ những việc đơn giản nhất như thanh toán, đọc báo… cũng đều được công nghệ hóa tối đa. Công nghệ được nâng cấp và sử dụng để giảm các chi phí không cần thiết khi vận hành công ty, bên cạnh đó, công nghệ cũng được áp dụng để phân tích xu hướng thị trường và hoạch định được lợi nhuận trong hầu hết các ngành nghề hiện nay.
CTO chịu trách nhiệm cho tất cả các khía cạnh liên quan đến công nghệ trong 1 tổ chức, mỗi khi nền công nghệ có một bước tiến mới thì CTO sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc cập nhật xu hướng mới đó. Họ cần phải có khả năng cân bằng giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược công nghệ thay vì chỉ mãi tập trung nâng cao lợi nhuận giống như vị trí CEO trong công ty.
Sự nhầm lẫn giữa CTO và CIO – Chief Information Officer
Khái niệm giữa CTO và CIO rất dễ bị mọi người hiểu lầm chung là 1 hoặc hiểu sai vai trò của nhau. Thật ra, Giám đốc Thông tin (CIO) có nhiệm vụ chịu trách nhiệm và mảng công nghệ thông tin, ở một vài công ty nhỏ, vai trò của 2 vị trí này thường được gộp lại làm 1 vì sự tương đồng là ‘Công nghệ’. Có thể hiểu, CIO là người chịu trách nhiệm về việc phát triển kỹ thuật công nghệ cho công ty, duy trì và đảm bảo cơ sở hạ tầng Công nghệ Thông tin cho công ty.
Tuy nhiên, vì sự phát triển ‘khủng bố’ của nền công nghệ hiện nay, đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của một CIO cũng ngày càng tăng, chính vì thế từ đó mới có sự xuất hiện của CTO nhằm chia sẻ bớt phần nào gánh nặng công việc của CIO và vai trò CTO cũng đã phát triển thêm nhiều chức năng quản lý khác để vận hành doanh nghiệp tốt hơn.
Tùy vào quy mô, phạm vi ngành nghề hoạt động của công ty mà trách nhiệm của CTO sẽ thay đổi theo sao cho phù hợp với công ty đó. Ví dụ, tại một Startup nhỏ, chưa có khả năng để tự thành lập team kỹ thuật riêng của công thì Giám đốc Công nghệ sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý và làm việc với nguồn outsource ở bên ngoài sao cho có thể hoàn thành tốt việc vận hành phát triển cũng như giúp công ty đạt được các mục tiêu tài chính và tiếp thị bằng công nghệ tiên tiến.
Thông thường, CTO không có mức lương quy chuẩn nào cả vì như ở trên, CTO thường không có trách nhiệm nhất định, nên mức lương cũng sẽ lên xuống theo đó. Theo số liệu mới nhất vào năm 2020 thì mức lương trung bình cho vị trí CTO giao động trong khoản 159,920$/năm, trong trường hợp đối với các công ty công nghệ thì mức lương trung bình mỗi năm của CTO công ty công nghệ là vào khoảng 200,000$/năm.
Khó khăn của một CTO
Phải đưa ra quyết định có tầm nhìn về nền tảng, thiết kế kỹ thuật
Vị trí CTO sẽ là người lao đầu vào tất tần tật những kế hoạch, dự án có liên quan đến công nghệ, kỹ thuật của công ty. Bên cạnh đó họ còn phải duy trì cân bằng cho các chiến lược phát triển của một dự án, đồng thời phải triển khai ý tưởng để thực hiện dự án đó thành công. Ở một vài công ty Startup nhỏ trẻ, một trong những thành viên sáng lập thường là người chịu trách nhiệm cho vị trí CTO, còn nếu ở một công ty lớn thì CTO sẽ là người phân phối công việc, vận hành team kỹ thuật, lập trình viên hoặc những bộ phận có trách nhiệm về mảng công nghệ của công ty.
Trong một số trường hợp đặc biệt, thường là ở các công ty công nghệ thì Giám đốc Công nghệ có thể vừa là người chịu trách nhiệm về công nghệ vừa là người kiêm luôn trách nhiệm đưa ra quyết định cho các kế hoạch phát triển, kinh doanh, thiết kế, sản phẩm có liên quan đến công nghệ.
Không những thế, nếu nguồn nhân lực về công nghệ trong một công ty không đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm, tài nguyên để đáp ứng nhu cầu công việc thì chắc chắn rằng CTO sẽ là người có trách nhiệm tìm ra giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề này. Chính vì thế, nói CTO là một giám đốc đa năng cũng không ngoa vì để đảm nhiệm vị trí này ngoài có sự hiểu biết về lĩnh vực công nghệ thì họ cũng cần phải nắm được các kỹ năng đa dạng khác để có thể hoàn thành công việc.
Đảm bảo chất lượng nhân sự team công nghệ
Ngoài những trách nhiệm công việc đã nêu trên, Giám đốc Công nghệ có thể còn kiêm luôn cả vị trí HR, chịu trách nhiệm phỏng vấn và tuyển dụng các chuyên viên kỹ thuật, chuyên viên khoa học dữ liệu và kỹ sư công nghệ. Trong những năm gần đây, việc tuyển dụng ngày càng trở nên khó khăn cho các Startup, thị trường càng ngày càng đa dạng, ứng viên ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn. Nguồn cầu lớn hơn nguồn cung nên các ứng viên sáng giá cho vị trí công nghệ có xu hướng lựa chọn cho bản thân một môi trường hoàn hảo nhất có thể, nhưng hầu hết những startup trẻ lại chưa đủ lực để đáp ứng được nhu cầu đó. Chính vì thế, để đảm bảo chất lượng nhân sự team công nghệ chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng cả.
Dù thích hay không, dù HR có hỗ trợ hay không thì Giám đốc Công nghệ vẫn luôn là người chịu trách nhiệm tuyển dụng, phỏng vấn, giám sát và đào tạo một đội ngũ hoàn hảo có thể hỗ trợ vận hành kỹ thuật công nghệ của công ty một cách trơn tru. Thậm chí các CTO ngày nay còn rất quan tâm đến các kỹ năng tuyển dụng.
Đảm bảo hệ thống an toàn
Bên cạnh việc quản lý bộ phận kỹ thuật của công ty thì việc đảm bảo tính an toàn của hệ thống cũng là công việc trong list trách nhiệm của một CTO. Cơ sở dữ liệu của công ty là một nơi cần được bảo mật tuyệt đối, nhiệm vụ của CTO là điều động team kỹ thuật lắp kín các lỗ hổng bảo mật và phát triển, xây dựng lớp tường thành bảo vệ nó. CTO phải đảm bảo các thông tin của công ty cũng như khách hàng của công ty được thuật toán bảo mật tuyệt đối, giữ được sự riêng tư. Đồng thời các kỹ sư kỹ thuật cũng phải làm việc theo quy tắc bảo mật do CTO đặt ra.
Đảm bảo chất lượng các sản phẩm công nghệ
Vai trò này được thể hiện mạnh mẽ khi Giám đốc Công nghệ làm trong các công ty phát triển sản phẩm công nghệ. Các bộ phận đảm bảo chất lượng của các công ty Startup công nghệ trẻ thường rất non nớt và yếu. Nhiệm vụ của các CTO ở đây là kiểm tra sản phẩm và đưa ra những thay đổi giúp cải thiện các chức năng sản phẩm, ngoài ra Giám đốc Công nghệ cũng sẽ chỉ định bộ phận nào hoặc ai là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình debug.
Đóng góp ý kiến phát triển sản phẩm
Bên cạnh những nghĩa vụ trên CTO còn chịu trách nhiệm về việc phát triển sản phẩm mới và áp dụng công nghệ mới lên sản phẩm tiếp theo. Từ việc nghiên cứu, phân tích phản hồi từ khách hàng và hợp tác với các phòng ban khác, chắc chắn vai trò đóng góp để phát triển sản phẩm mới của CTO là không thể thiếu trong công ty công nghệ.
Học hỏi các kỹ năng mềm
Ngoài sự nổi trội trong lĩnh vực chính của mình thì điểm mạnh của CTO còn được thể hiện qua kinh nghiệm vận hành, quản lý và phát triển công ty thông qua các kỹ năng mềm. Quy mô công ty càng lớn thì càng có những yêu cầu kỹ năng cao hơn để thích ứng được với nhu cầu phát triển của công ty.
- Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng được các Giám đốc Công nghệ chú trọng hàng đầu, vì vai trò của CTO là quản lý đội ngũ kỹ thuật, tuyển dụng các ứng viên tiềm năng, làm việc với đối tác dự án kỹ thuật, thảo luận với giám đốc cấp cao và thậm chí là gặp khách hàng lớn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng được Giám đốc Công nghệ chú trọng vì khi có vấn đề kỹ thuật xảy ra thì CTO sẽ là người đầu tiên đưa ra kế hoạch giải pháp để khắc phục được điều đó.
- Kỹ năng lãnh đạo, đây là một kỹ năng cần phải có ở dù ở bất cứ vị trí quản lý nào. Một CTO giỏi sẽ có thể lãnh đạo được team kỹ thuật của mình đạt được những thành tựu nhất định trong ngành.
- Kỹ năng truyền cảm hứng cũng là một kỹ năng mà CTO cần bồi dưỡng để có thể nạp lại tinh thần cho nhân viên của mình nâng cao hiệu quả công việc.
- Kỹ năng tech tốt để hỗ trợ xây dựng kiến trúc sản phẩm kỹ thuật số, MVP và lập trình API và test, quản trị hệ thống công nghệ cao của công ty, các kỹ năng DevOps – tất cả kỹ năng này bạn có thể tìm thấy khi đọc bảng mô tả công việc CTO trong nhiều công ty khác nhau. Bộ kỹ năng này sẽ được yêu cầu tùy vào quy mô và đặc thù công nghệ của mỗi công ty.
- Kỹ năng hoạch định chiến lược, CTO là người lên kế hoạch cho dự án kỹ thuật, họ cũng là người đưa ra quyết định cách tiếp cận phát triển quy trình làm việc, lập kế hoạch và kiểm tra ngân sách cùng với những bộ phận khác. Chính vì vậy CTO là người cần phải có kỹ năng lên kế hoạch chiến lược. Có thể nói CTO là người có cái nhìn tổng quan về toàn bộ công ty từ dự án đến các bộ phận khác nhau trong công ty miễn là liên quan đến công nghệ.
Đút kết từ những thông tin trên mạng thì thật khó để có thể phân biệt được vị trí và vai trò chính xác của CTO và CIO cũng như những khó khăn khi làm Giám đốc Công nghệ. Nhưng bạn có thể hiểu nôm na là CTO là người sẽ sở hữu nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng cứng nổi bật. Họ đóng vai trò quan trọng trong khía cạnh kỹ thuật của một doanh nghiệp, thấu hiểu và cân bằng nhu cầu của nhân viên, khách hàng. Tùy vào từng công ty, vai trò của CTO sẽ có những thay đổi nhất định để phù hợp với quy mô cũng như lĩnh vực của công ty đó.
Vai trò Giám đốc Công nghệ “khó chơi” ở chỗ họ phải thật sự thấu hiểu nhiều khía cạnh khác nhau của công việc. Ngoài ra họ còn đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau, vị trí này khó có thể định nghĩa được là cần phải làm những gì. Có thể ở công ty A, bạn đảm nhiệm vị trí CTO rất tốt nhưng nó không đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ làm tốt vị trí CTO ở một công ty B.
Quả là một công việc phức tạp nhỉ? Nhìn chung nếu bạn có kỹ năng hoạch định chiến lược, đảm bảo được vấn đề an ninh, chất lượng công nghệ cho công ty, xây dựng thành công team kỹ thuật giỏi, cập nhật xu hướng công nghệ mới và có thể vận hành tốt công nghệ mới, tìm ra tìm ra các giải pháp hiệu quả cho các khó khăn về phần kỹ thuật thì có thể bạn khá là phù hợp với vai trò của một Giám đốc Công nghệ. Năm 2020 là một năm được các chuyên gia dự đoán sẽ là một năm công nghệ bùng nổ, chính vì thế nhu cầu săn lùng CTO và tuyển dụng các vị trí kỹ sư kỹ thuật tại các công ty là cực kỳ cao. Ghé thăm trang tuyển dụng của TopDev ngay để tìm thêm những vị trí phù hợp với năng lực của mình nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Việt Nguyễn – Từ cơ duyên đồng hành cùng Tiki đến vị trí CTO tại Ticketbox
CTO là gì – Những sự thật cần biết về Chief Technology Officer
Lời khuyên từ Việt Trần – CTO DOF Hunt “Cách quản trị tốt nhất chính là không quản trị”
TopDev tổng hợp.
Xem thêm việc làm CTO trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS