JSON Web Token (JWT) là gì ?

Jwt là gì? Trong bài viết này mình cùng tìm hiểu khái niệm JWT là gì , trước tiên hãy xem giải thích theo lý thuyết được định nghĩa bởi RFC 7519

Jwt là gì?

JWT là một phương tiện đại diện cho các yêu cầu chuyển giao giữa hai bên Client – Server , các thông tin trong chuỗi JWT được định dạng bằng JSON . Trong đó chuỗi Token phải có 3 phần là header , phần payload và phần signature được ngăn bằng dấu “.”

jwt là gì
Credit: Toptal
  Tại sao phải sử dụng JSON Web Token (JWT) để bảo mật API
  API Authentication trong Laravel-Vue SPA sử dụng Jwt-auth

Vậy theo lý thuyết trên thì mình sẽ có một chuỗi Token như sau:

header.payload.signature

Cấu trúc của JSON Web Token:

Như ở trên đã nói JSON Web Token bao gồm 3 phần, được ngăn cách nhau bởi dấu chấm (.):

  1. Header
  2. Payload
  3. Signature (chữ ký)

Header

Phần header sẽ chứa kiểu dữ liệu , và thuật toán sử dụng để mã hóa ra chuỗi JWT

{
    "typ": "JWT",
    "alg": "HS256"
}
  • “typ” (type) chỉ ra rằng đối tượng là một JWT
  • “alg” (algorithm) xác định thuật toán mã hóa cho chuỗi là HS256

Payload

Phần payload sẽ chứa các thông tin mình muốn đặt trong chuỗi  Token như username , userId , author , … ví dụ:

{
  "user_name": "admin",
  "user_id": "1513717410",
  "authorities": "ADMIN_USER",
  "jti": "474cb37f-2c9c-44e4-8f5c-1ea5e4cc4d18"
}
  Authentication nâng cao trong SPA (React/Vue) dùng JWT kết hợp Cookie

Lưu ý đừng đặt quá nhiều thông tin trong chuỗi payload vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ trể khi Server phải xác nhận một Token quá dài

jwt là gì

Signature

Phần chử ký này sẽ được tạo ra bằng cách mã hóa phần header , payload kèm theo một chuỗi secret (khóa bí mật) , ví dụ:

data = base64urlEncode( header ) + "." + base64urlEncode( payload )
signature = Hash( data, secret );
  • base64UrlEncoder : thuật toán mã hóa header và payload

Đoạn code trên sau khi mã hóa header và payload bằng thuật toán base64UrlEncode ta sẽ có chuỗi như sau

// header
eyJhbGciOiJIUzI1NiIsInR5cCI6IkpXVCJ9
// payload
eyJhdWQiOlsidGVzdGp3dHJlc291cmNlaWQiXSwidXNlcl9uYW1lIjoiYWRtaW4iLCJzY29wZSI6WyJyZWFkIiwid3JpdGUiXSwiZXhwIjoxNTEzNzE

Sau đó mã hóa 2 chuỗi trên kèm theo secret (khóa bí mật) bằng thuật toán HS256 ta sẽ có chuỗi signature như sau:

9nRhBWiRoryc8fV5xRpTmw9iyJ6EM7WTGTjvCM1e36Q

Có thể bạn quan tâm: Vị trí tuyển dụng lập trình Javascript lương cao

Cuối cùng

Kết hợp 3 chuỗi trên lại ta sẽ có được một chuỗi JWT hoàn chỉnh

eyJhbGciOiJIUzI1NiIsInR5cCI6IkpXVCJ9.eyJhdWQiOlsidGVzdGp3dHJlc291cmNlaWQiXSwidXNlcl9uYW1lIjoiYWRtaW4iLCJzY29wZSI6WyJyZWFkIiwid3JpdGUiXSwiZXhwIjoxNTEzNzE.9nRhBWiRoryc8fV5xRpTmw9iyJ6EM7WTGTjvCM1e36Q

Như vậy các bạn cũng đã hiểu được các thành phần của một chuỗi JWT.

Khi nào nên dùng JSON Web Token?

Authentication: Đây là trường hợp phổ biến nhất thường sử dụng JWT. Khi người dùng đã đăng nhập vào hệ thống thì những request tiếp theo từ phía người dùng sẽ chứa thêm mã JWT. Điều này cho phép người dùng được cấp quyền truy cập vào các url, service, và resource mà mã Token đó cho phép. Phương pháp này không bị ảnh hưởng bởi Cross-Origin Resource Sharing (CORS) do nó không sử dụng cookie.

Trao đổi thông tin: JSON Web Token là 1 cách thức khá hay để truyền thông tin an toàn giữa các thành viên với nhau, nhờ vào phần signature của nó. Phía người nhận có thể biết được người gửi là ai thông qua phần signature. Và chữ ký được tạo ra bằng việc kết hợp cả phần header, payload lại nên thông qua đó ta có thể xác nhận được chữ ký có bị giả mạo hay không.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Xem thêm việc làm IT tại TopDev!