Java Core là gì? Phân biệt Java Core và Java
Java là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ lập trình Web, viết ứng dụng cho desktop, thiết bị di động hay các phần mềm hệ thống lớn. Ngôn ngữ lập trình Java bao gồm nhiều thành phần, phiên bản khác nhau và khiến cho anh em lập trình viên có thể dễ bị nhầm lẫn giữa các khái niệm như Java Core, Java SE, Java EE,… Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi trả lời cho câu hỏi Java Core là gì và phân biệt được Java Core và các phiên bản Java khác để hiểu sâu hơn về ngôn ngữ này nhé.
Các phiên bản của ngôn ngữ lập trình Java
Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, thiết kế cho việc triển khai lập trình hướng đối tượng; đây là ngôn ngữ độc lập với nền tảng tức là không có giới hạn đối với bất kỳ phần cứng hay hệ điều hành cụ thể nào. Java còn có thể được định nghĩa là một nền tảng (Platform) với tính bảo mật cao, nó được phát triển bởi Sun Microsystems ra mắt từ những năm 1995.
Có 4 phiên khác nhau của ngôn ngữ lập trình Java, đó là Java SE (Standard Edition), Java EE (Enterprise Edition), Java ME (Micro Edition) và JavaFX.
Java SE là một nền tảng cơ bản cho phép phát triển giao diện điều khiển, các ứng dụng mạng và các ứng dụng dạng Win Form. Java EE được xây dựng trên nền tảng Java SE giúp cho việc phát triển ứng dụng Web, các ứng dụng ở cấp doanh nghiệp. Java ME được thiết kế đặc biệt để phát triển các ứng dụng cho nền tảng di động. Nền tảng JavaFX sử dụng đồ họa xây dựng các ứng dụng giao diện người dùng đẹp mắt và tương tác cao.
Java Core là gì?
Java Core là một thuật ngữ được Sun Microsystems (nhà phát triển Java) sử dụng để miêu tả phiên bản tiêu chuẩn của Java, hay chính là Java SE. Nó là phiên bản cơ bản nhất để đặt nền tảng cho những phiên bản Java khác với cùng một tập hợp công nghệ liên quan. Java Core thường được sử dụng để phân biệt với Java Advance.
Java Core bao gồm tất cả các khái niệm nền tảng và cơ bản của ngôn ngữ Java được sử dụng để tạo ra các ứng dụng độc lập. Tất cả các khái niệm trong Java Core đều được sử dụng trong Java Advance như OOPs (hướng đối tượng), Exception Handling (xử lý lỗi), File IO, Collections, Threads, JDBC (Database Connectivity),… Advance Java ngoài chứa Core Java thì còn bao gồm các khái niệm nâng cao, các công nghệ, frameworks được sử dụng để tạo ra các ứng dụng Web Java như Servlet, JSP, Spring, Networking,… Phiên bản Java EE cũng có thể được xem là chỉ Advance Java để chỉ việc xây dựng và phát triển ứng dụng dành cho doanh nghiệp.
Tham khảo việc làm Fresher Java mới nhất trên TopDev
Phân biệt Java Core và Java
Như đã giải thích ở trên, chúng ta có thể dễ nhận thấy Java Core và Java là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Java là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, trong khi Java Core đề cập đến tập hợp các thư viện, khái niệm, kỹ thuật cơ bản của ngôn ngữ Java và làm cơ sở để xây dựng các ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình này.
Nếu xem Java là một hệ sinh thái chung của tất cả các phiên bản, nền tảng để viết phần mềm thì chúng ta có thể phân biệt Java Core và Java như sau:
- Về phiên bản cấu thành: Java được cấu thành từ J2SE, J2EE, J2ME và JavaFX. Java Core chỉ chứa J2SE. Nói cách khác thì Java Core là tập con của Java.
- Về tính năng: Java Core cung cấp các tính năng cơ bản của Java từ kiểu dữ liệu, biến, hàm, gói,… còn Java cung cấp các tính năng nâng cao như OOP, đa luồng, bảo mật, GC,… Như vậy thì một lập trình viên cần học và nắm chắc Java Core trước khi đi sâu thêm các kiến thức nâng cao của Java
- Về tính ứng dụng thực tế: JavaCore được sử dụng riêng để tạo ra các ứng dụng chạy trên desktop và máy chủ như J2EE, WebLogic, Glassfish, nền tảng ứng dụng doanh nghiệp JBoss và Apache. Còn với hệ sinh thái mở rộng hiện nay thì Java có thể được các nhà phát triển sử dụng tạo ra các ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau như thiết bị di động, TV, trình duyệt Web,…
Java tuyển dụng lương cao, đãi ngộ tốt
Kết bài
Khi nhắc đến việc phân biệt giữa Java Core và Java, chúng ta đơn thuần là chỉ ra sự khác nhau giữa 2 khái niệm dễ nhầm lẫn này vì Java Core chính là một thành phần của Java. Trong lộ trình học và phát triển để trở thành một Java Developer, bạn cần nắm chắc kiến thức Java Core là gì để rồi từ đó tiếp cận với các kiến thức chuyên sâu hơn trong Advance Java. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Có thể bạn quan tâm:
- Lộ trình và cách học Javascript hiệu quả bạn nên biết
- 9 tuyệt kỹ “hack” JavaScript mà bạn nên biết
- Bật mí 10 câu hỏi phỏng vấn Java Developer hay và khó
Đừng bỏ lỡ việc làm IT mọi cấp độ tại TopDev
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước