Java 13 Switch và Text Blocks – ơn trời, thay đổi đây rồi

Bài viết được sự cho phép của tác giả Kiên Nguyễn

Ơn trời, cải tiến của Java 13 Switch và Text Blocks đây rồi!

1. Ấp ủ từ lâu

Ở Java 13, sự có mặt của JEP 354: Switch Expressions là sự kế thừa từ Java 12 Switch Expressions. Bản Java 12 đã bổ sung từ khóa yield (như bên Python). Mục đích của từ khóa yeild là return giá trị trong biểu thức Switch.

Đối với chuyện cộng chuỗi string bằng plus (+) thì quá đỗi ám ảnh anh em coder Java rồi. Mà hầu như chẳng còn xài nữa. Giờ có viết cũng cố đổi qua String Builder hay Buffer gì đó, chú ý sao cho performance không ảnh hưởng.

Tất nhiên, Java không như Javascript, cải tiến hay release feature mới liên tục, mỗi tuần vài shot. Nhưng mỗi thay đổi trong Java đều được chú ý, vì ít khi thay đổi.

  10 Java Web Framework tốt nhất
  10 lý do cho thấy tại sao bạn nên theo học ngôn ngữ lập trình Java

2. Java 13 Switch Expression

Cùng xem xem có gì thay đổi khi Oracle release bản Java 13 nha. Đã là lập trình viên thì chắc chắn đụng tới Switch case hằng ngày. Tại sao?

  • Viết switch case trông code clean hơn hẳn.
  • Nhìn rõ ràng, dễ handle các case.
  • Trường hợp 6,7 cái trở lên thì ăn đứt if, else
// Kiểu viết thông thường
private String swithCaseNormal(int chanom) {
String result = "Kieblog";
switch (chanom){
case 1:
result = "Old switch";
break;
case 2:
result = "New switch";
break;
default:
yield -1;
break;
};
return result;
}

Ở Java 13 đã chuyển qua sử dụng yeild như thế này:

// Ở Java 13, không còn break, thay vào đó là yeild
private String swithCaseNormal(String mode) {
String result = "Kieblog";
switch (mode) {
case 1:
yield "Old switch";
case 2:
yield "New switch";
default:
yield -1;
};
return result;
}

Tuy nhiên, nếu viết kiểu arrow mũi tên thì Java 13 vẫn support như thường

// Nếu lỡ viết kiểu arrow như Java 12 thì Java 13 vẫn support như thường
private String swithCaseNormal(String mode) {
String result = "Kieblog";
switch (mode) {
case 1 -> "Old switch";
case 2 -> "New switch";
default -> -1;
};
return result;
}

Bỏ đi breaks để sử dụng arrow và yeild cũng có một số cái lợi như sau:

  • Đỡ mất công break cho từng case
  • Tránh bug khi quên break sẽ nhảy xuống case khác
  • Ngắn source, đơn giản, dễ hiểu, viết lẹ nữa chứ

3. Text Blocks

Thật lòng mà nói, ngoài Java 13 Switch, Text Blocks như là vị cứu tinh cho mấy cái dự án JDBC cũ cũ. Cũng đỡ tạo ác cảm, khẩu nghiệp cho lập trình viên.

Cứ có gì cần công chuyện, append bằng String Builder, String Buffer thì mệt vãi đ**. Mà cộng chuỗi bằng “+” thì củ chuối không thể chịu được.

// Một số dự án maintain SQL cũ còn viêt SQL Statement theo kiểu này
class KieBlog {
public void kieblogMain() {
String txt =
" Kie\n" +
" Blog\n" +
" Content\n" +
" Is\n" +
" Good\n";
}
}

Một số dự án render hoặc trả message lỗi bằng HTML tĩnh viết kiểu String cũng như được giải thoát

// Cách viết đơn giản, đỡ đâu đầu, chỉ cần """ rồi viết
class KieBlog { 
public void kieblogMain() { 
String txt = """ 
Kie 
Blog 
Content 
Is 
Good 
"""; 
}
}

Sử dụng “”” cũng bỏ luôn nỗi ám ảnh dài lâu về tab hay space. Không format code cũng không được, mà format cho đẹp thì mất công, mất sức. Ba dấu phẩy thật sự lợi hại, tiết kiệm thời gian.

4. Tham khảo

Bài viết gốc được đăng tải tại kieblog.vn

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Tuyển dụng Java hấp dẫn trên TopDev