Internet vạn vật (IoT) hoạt động như thế nào?
Bài viết được sự cho phép của smartjob.vn
Internet vạn vật – Internet of things hay còn được biết đến với cái tên Internet of Everything (IoE), là tập hợp của tất cả các thiết bị có thể kết nối với các trang web, cho phép thu thập, gửi và xử lý thông tin ở môi trường xung quanh chúng. Các thiết bị này được tích hợp với các bộ cảm biến, bộ xử lý của máy tính và những phần mềm có thể tương tác với nhau. Các nhà khoa học gọi chúng là những thiết bị “được kết nối” hay những thiết bị “thông minh” (connected or smart devices). Dữ liệu từ “smart devices” được truyền tới các thiết bị khác tạo thành một quá trình được gọi là M2M (machine-to-machine).
Các thuật ngữ như Internet of Things hay M2M có lẽ không quá xa lạ với dân IT. Có rất nhiều cách định nghĩa về IoT và trên thực tế đây là một cụm từ khá trừu tượng nên không ít người không biết IoT hoạt động thế nào. Chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp.
Ban đầu, các chuyên gia sẽ tương tác với các tiện ích để cài đặt những thiết bị IoT, cung cấp cho các thiết bị đó những hướng dẫn, cách lấy dữ liệu. Các thiết bị sẽ tự hoạt động trong hầu hết các khâu mà không cần tới sự can thiệp của con người. Chẳng hạn một thiết bị thu thập dữ liệu về thời tiết, các chuyên gia sẽ cài đặt làm sao để chúng tự cập nhật được nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,… mà người dùng không phải thực hiện bất cứ một thao tác nào khác. Chúng ta chỉ cần bật điện thoại, ấn vào icon là các thông số về thời tiết sẽ hiện ngay ra màn hình.
Sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh cũng như mạng lưới internet trực tuyến đã dẫn đến sự ra đời của IoT. IoT tạo ra một lượng dữ liệu lớn trên Internet bao gồm các dữ liệu dùng để tạo ra các thiết bị hữu ích và cả phần lưu lượng được dùng cho những mục đích khác. Công nghệ này cho phép chúng ta tạo ra khối lượng thông tin không lồ trên thời gian thực tế, điều mà các nhà khoa học chưa từng làm được trước đó. Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi ra khỏi nhà với những thiết bị giám sát; những tổ chức, doanh nghiệp sẽ cải thiện được quy trình làm việc, từ đó nâng cao sản lượng, tiết kiệm chi phí và giảm đáng kể các khoảng thời gian chết. Các thiết bị cảm biến trong thành phố có thể giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông và cảnh báo chúng ta khi các công trình có nguy cơ sụp đổ. Hơn thế nữa, các thiết bị còn giúp chúng ta thay đổi điều kiện môi trường, cảnh báo về những thảm họa sắp xảy ra.
Ngày nay, IoT đã xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và chúng ta hoàn toàn có thể đem công nghệ này áp dụng cho các dự án của mình. Bất kể bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào, đang gặp khó khăn gì thì IoT sẵn sàng giúp bạn giải quyết mọi thứ.
Phạm Bình (Theo howstuffworks.com)
Bài viết gốc được đăng tải tại smartjob.vn
Có thể bạn quan tâm:
- PyUnit – Kiểm thử tự động
- Swift – Thay đổi để trở nên nổi bật
- 7 bước cấp thiết của chiến lược tuyển dụng IT trên social media hiệu quả
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ