Import RAML vào Postman
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Hữu Khanh
Sau khi định nghĩa API specs bằng RAML file, chúng ta có thể generate code để implement những API này sử dụng Spring framework và cũng có thể import nó vào Postman để thực hiện việc testing. Trong bài viết này, mình hướng dẫn các bạn cách import RAML vào Postman các bạn nhé!
Xem thêm việc làm PostgreSQL hấp dẫn trên TopDev
Mình sẽ sử dụng tập tin RAML định nghĩa các API quản lý sinh viên như sau:
#%RAML 1.0 baseUri: https://localhost:8081/api title: Student Information Management System version: 1.0 /students: get: responses: 200: body: application/json: example: [{ "id":1, "code": "001", "name": "Khanh" }, { "id":2, "code": "002", "name": "Quan" }] /{id}: uriParameters: id: description: Id of the Student type: string example: "1" get: responses: 200: body: application/json: example: { "id":1, "code": "001", "name": "Khanh" } delete: responses: 200: body: application/json: example: { "message": "Student deleted!" }
Để import tập tin RAML này vào Postman, các bạn hãy nhấn nút Import trong cửa sổ Workspace chính của Postman:
Cửa sổ chọn tập tin cần import sẽ hiển thị ra như sau:
Có nhiều định dạng file được hỗ trợ bởi Postman như OpenAPI, RAML, GraphQL, cURL hay WADL như các bạn thấy. Để import, các bạn nhấp vào nút Upload Files. Lưu ý là nếu API specs của các bạn được định nghĩa trong nhiều tập tin khác nhau thì hãy chọn tab Folder trong cửa sổ trên thay vì tab File nhé.
Sau khi chọn tập tin student.raml chứa nội dung API specs mà mình định nghĩa ở trên, các bạn sẽ thấy kết quả như sau:
Nhấn Import các bạn nhé!
Nhấn Close.
Kết quả:
Các bạn có thể click các request để xem detail cho từng request, giống như thông tin chúng ta đã định nghĩa trong tập tin RAML.
Cho mỗi request, baseUrl sẽ được Postman cấu hình sử dụng sử dụng biến với giá trị ban đầu được chúng ta định nghĩa trong tập tin RAML như sau:
Tuỳ theo nhu cầu thì các bạn có thể thay đổi biến này trong phần Environment của Postman các bạn nhé!
Bài viết gốc được đăng tải tại huongdanjava.com
Có thể bạn quan tâm:
- Giới thiệu Castle Mock – Mock REST APIs và SOAP web-services
- Giới thiệu chung về Postman
- Import lodash như thế nào mới đúng
Xem thêm công việc CNTT hấp dẫn trên TopDev
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ
- V VoiceGPT là gì? Giới thiệu tính năng và cách cài đặt sử dụng Voice GPT
- G GPT-4o Mini – Thông minh hơn và tiết kiệm hơn?
- C ChatGPT-4o là gì? Điểm mới của ChatGPT-4o vs ChatGPT-4
- C Chat GPT 4.0 là gì? Có gì vượt trội so với Chat GPT phiên bản cũ?
- C Cách tự học code web, tìm kiếm công việc dễ dàng và hạnh phúc mỗi ngày
- G Giới thiệu 15 website học và luyện hack hợp pháp
- T Tầm quan trọng của các chương trình đào tạo sau đại học trong kỷ nguyên 4.0
- i iOS 17.5 Beta 1 vừa được phát hành, những thay đổi nào đáng chú ý?
- i iOS 18 khi nào ra mắt? iOS 18 sẽ không hỗ trợ máy nào?