Hướng dẫn dùng biến trong CSS để làm dark/light mode

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lưu Bình An

Cách đây mười năm, nếu bạn hỏi mình có thể đặt biến trong CSS thì câu trả lời sẽ là KHÔNG, bạn cần viết bằng các ngôn ngữ như SCSS, LESS để có thể xài biến.

Còn trong năm 2022, thì câu trả lời sẽ là CÓ.

Tại sao chúng ta lại muốn đặt biến màu sắc kích thước? Để khi chúng ta muốn thay đổi bộ mặt một website từ xanh lá chuối sang đỏ rực lửa, chỉ cần “búng tay” là có liền.

  5 điều phiền toái nhất của CSS
  Cách làm các slide và các hiệu ứng hover do JavaScript và CSS tạo ra

Ví dụ chúng ta theo trào lưu “light và dark theme” cho website, user có thể chọn kiểu sáng-sạch-sẽ hay đen-đuông-đuốc

Hướng dẫn dùng biến trong CSS để làm dark/light mode

Cú pháp đặt biến trong CSS, bắt đầu bằng dấu --, sau đó là tên biến

:root {
    --my-background-color: #fff;
    --heading-1-font-size: 15em;
    --another-variable: 20px;
}

Ví dụ sử dụng những biến đã khai báo

h1 {
    background-color: var(--my-background-color);
    font-size: var(--heading-1-font-size);    
}

Chúng ta đưa tất cả những giá trị cần thay đổi khi switch qua lại giữa 2 mode dark/light vào các biến số bên trong body

// Light theme
body {
    --bg-color: #F3F7F9;
    --bg-content-color: #fff;
    --bg-code: #fffbf3;
    --body-color: #444;
    --title-color: #111;
    --link-color: #6b17e6;
    --border-color:  rgba(0,0,0,.1);
    --space: 3.5rem;
    --content-width: 860px;
    --header-height: 80px;
    --radius: 5px;
}

Khi thay đổi giá trị sang dark mode

// Dark theme
body[data-theme="dark"] {
 	--bg-color: #0D2538;
 	--bg-content-color: #0f2d44;
 	--bg-code: rgba(0,0,0,.3);
 	--border-color:  rgba(255,255,255,.1);;
 	--body-color: #ced8de;
 	--title-color: #fff;
 	--link-color: #af9cef;
}

Chúng ta sẽ thêm một số hàm cần thiết vào trong window

// Mượn xài đỡ của overreacted.io
(function() {
    window.__onThemeChange = function() {};
    function setTheme(newTheme) {
        window.__theme = newTheme;
        preferredTheme = newTheme;
        document.body.setAttribute('data-theme', newTheme);
        window.__onThemeChange(newTheme);
    }

    var preferredTheme;
    try {
        preferredTheme = localStorage.getItem('theme');
    } catch (err) { }

    window.__setPreferredTheme = function(newTheme) {
        setTheme(newTheme);
        try {
            localStorage.setItem('theme', newTheme);
        } catch (err) {}
    }

    var darkQuery = window.matchMedia('(prefers-color-scheme: dark)');
    darkQuery.addListener(function(e) {
        window.__setPreferredTheme(e.matches ? 'dark' : 'light')
    });

    setTheme(preferredTheme || (darkQuery.matches ? 'dark' : 'light'));
})();

Thao tác cuối cùng là một đoạn JS để trigger việc đổi mode

// Ví dụ hàm xử lý onClickChangeTheme sẽ được gắn vào một button

function onClickChangeTheme(mode = 'dark') {
  window.__setPreferredTheme(mode);
}

Chúng ta cũng có thể check được theme mà user đã chọn trước đó

 if (window.__theme == 'dark') // làm gì đó thật vi diệu

Kỹ thuật là như vậy, còn nếu bạn hỏi mình sẽ cập nhập trang blog này cho có 2 mode light/dark theme? Mình sẽ không làm, một số website như trang của mình thì việc switch màu như vậy không đem lại nhiều giá trị cho người đọc.

Bài viết gốc được đăng tải tại Vui Lập Trình

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các việc làm CSS hấp dẫn tại TopDev