HTML cơ bản toàn tập cho người mới phần 3
Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Anh Tuấn
Ở phần trước mình đã hướng dẫn cho các bạn các kiến thức về các thẻ trong Form một cách khá chi tiết kèm các hình ảnh minh hoạ cũng như các lưu ý khi làm việc với Form. Tiếp tục ở phần 3 này mình sẽ nói về các thẻ thường được dùng trong cặp thẻ head nhé.
## Thẻ title
Đây là thẻ định nghĩa tiêu đề của trang web, nó sẽ hiển thị trên tab của trình duyệt ví dụ các bạn đang đọc bài này của mình thì trong HTML của nó sẽ là như đoạn code này, các bạn có thể rê chuột vào tab để Chrome hiển thị tooltip lên là thấy nha.
<title>HTML cơ bản toàn tập cho người mới phần 3 - Evondev Blog</title>
## Thẻ Meta
<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">
<meta charset="UTF-8">
Đoạn này thì định nghĩa hệ thống kí tự mà sẽ hiển thị trên web thường hay dùng là UTF-8
<meta name="description" content="Đoạn mô tả ngắn cho trang web"/>
Thẻ này dùng để khai báo mô tả ngắn cho trang web khi các bạn tìm kiếm trên Google sẽ thấy ngoài tiêu đề thì có 1 đoạn chữ ở dưới tiêu đề mô tả cho trang web, nếu không có thẻ này thì Google sẽ lấy nội dung trong bài viết
<meta name="robots" content="noindex"/>
Thẻ này là để báo cho Google biết là trang web này có cần được index không(lập chỉ mục khi tìm kiếm), nếu không khai báo thẻ này thì Google sẽ hiểu là có index nha.
<html lang="en">
Thuộc tính lang=”en” dùng để khai báo ngôn ngữ chính mà trang web đang sử dụng để từ đó công cụ tìm kiếm như Google hướng tới người dùng tốt hơn. Nếu website là tiếng Anh thì lang=”en” còn tiếng Việt thì lang=”vi”.
## Thẻ style
Thẻ này dùng để chứa code CSS bên trong trang web luôn, các bạn sẽ hay nghe từ internal CSS đấy
<style type="text/css"> .header { background-color: blue; } </style>
## Thẻ link
Hiểu đơn giản nhất là thẻ này dùng để chèn các link như CSS hay là Google fonts từ local hay là từ bên ngoài vào ví dụ dưới đây là sử dụng file styles.css ở dưới máy tính, và dùng font Roboto từ Google fonts
DÀNH CHO BẠN:
Mình có khoá học HTML CSS từ cơ bản tới nâng cao cho người mới, nếu bạn quan tâm thì bạn có thể học thử miễn phí bằng việc nhấn vào đây nha.
<link rel="stylesheet" type="text/css" href="./styles.css"> <link rel="preconnect" href="https://fonts.gstatic.com"> <link href="https://fonts.googleapis.com/css2?family=Roboto:wght@100&display=swap" rel="stylesheet">
Trong đó href sẽ truyền vào đường dẫn, còn rel thì có các loại như là stylesheet tức là liên quan tới CSS, icon liên quan tới favicon, author dẫn đến trang tác giả của trang web, preconnect để khởi tạo kết nối mạng sớm hơn và tăng hiệu suất tải trang. Google font hay dùng để tăng tốc độ load font của họ.
<link rel="icon" href="favicon-16x16.png" type="image/x-icon" sizes="16x16">
## Thẻ iframe
Thẻ này dùng để nhúng trang web khác hay video vào trang web của chúng ta như video dưới đây mình dùng thẻ iframe
đưa vào nà.
<iframe width="1168" height="730" src="https://www.youtube.com/embed/LVs6k-N3byE" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
## Thẻ audio
Đúng như tên gọi của nó thẻ dùng để các bạn chèn nhạc vào trang web của chúng ta, trong đó src
là truyền vào đường dẫn tập tin còn controls
nghĩa là cho phép hiển thị các công cụ như nút play, nút pause…
<audio src="https://htmlreference.io/assets/Hal.mp3" controls></audio>
## Thẻ video
Thẻ này thì chèn video vào để hiển thị, phù hợp khi các bạn có video của riêng mình chèn vào chứ không phải dùng từ Youtube Iframe
<video src="https://htmlreference.io/assets/HTML%205%20Video.mp4" controls></video>
## Các thẻ khác
Các thẻ inline như sup
để làm chữ nằm lên trên khi chúng ta nói về độ C có biểu tượng độ ở phía trên, còn thẻ sub
thì ngược lại nó sẽ nằm dưới như khi chúng ta nói về H2O thì số 2 sẽ nằm ở dưới.
Nước là H<sub>2</sub>O.
30<sup>o</sup>C
Nếu các bạn muốn chữ có đường line gạch ngang, giống thuộc tính trong CSS text-decoration: line-through
thì dùng thẻ del
<p>This text is normal but <del>this text is strike</del></p>
Thẻ blockquote
khi bạn muốn trình bày nội dung dạng quote, kiểu như câu nói trích dẫn
<blockquote cite="https://en.wikiquote.org/wiki/Marie_Curie"> Be less curious about people and more curious about ideas. </blockquote>
Thẻ code
giúp hiển thị dưới dạng code trong văn bản, các bạn có thể thấy rõ những chữ màu đỏ trong bài của mình mà các bạn đang đọc là mình dùng thẻ code để nó hiển thị như thế.
Thẻ figure
và span
thường được sử dụng chung với nhau khi muốn hiển thị hình ảnh kèm theo caption ở dưới
<figure> <img src="/images/html-reference-logo.png" alt="HTML Reference logo"> <span>The HTML Reference logo</span> </figure>
Tạm kết
Series HTML cơ bản tạm thời kết thúc ở đây, sắp tới mình sẽ chia sẻ một series khác là CSS cơ bản toàn tập để các bạn được củng cố kiến thức tốt và vững chắc hơn. Hi vọng qua series HTML cơ bản sẽ có ích phần nào cho các bạn trong quá trình học tập và cải thiện kiến thức nhe..
Bài viết gốc được đăng tải tại evondev.com
Có thể bạn quan tâm:
- HTML cơ bản toàn tập cho người mới phần 1
- HTML cơ bản toàn tập cho người mới phần 2
- HTML là gì? Tại sao nên dùng HTML5?
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?