Hiểu sao cho đúng về kỹ sư hệ thống?
Kỹ sư hệ thống (System Engineer) là vị trí đòi khỏi lượng kiến thức khổng lồ, khả năng bao quát vấn đề, tư duy cũng như am hiểu về hệ thống mà họ đang quản lý.
Có thể nhiều anh em còn hiểu sai về vị trí kỹ sư hệ thống, chính vì vậy bài viết này cung cấp cho anh em cái nhìn toàn diện về Kỹ sư hệ thống. Vị trí nghe thôi đã thấy to này thực chất đòi hỏi những kĩ năng gì? Cần làm gì để trở thành kỹ sư hệ thống?
Okie, cùng bắt đầu với định nghĩa đầy đủ về kỹ sư hệ thống (System Engineer).
1. Kỹ sư hệ thống là gì?
Theo như định nghĩa từ Wikipedia thì:
Systems engineering is an interdisciplinary field of engineering and engineering management that focuses on how to design, integrate, and manage complex systems over their life cycles.
Kỹ sư hệ thống là một lĩnh vực trong kỹ thuật và quản lý kỹ thuật tập trung và thiết kế, tích hợp và quản lý các hệ thống phức tạp trong vòng đời phát triển.
Nghe thôi đã thấy to rồi ha, anh em nhớ giúp 3 ý chính.
- Đầu tiên là design (thiết kế được hệ thống, phải đủ hiểu và đủ khả năng để thiết kế lên được hệ thống). Tất nhiên là tuỳ theo business.
- Thứ hai là tích hợp (có thể coi là phát triển). Thiết kế ra được mà còn phải làm được cơ, thực chất không làm được hoặc không tham gia phát triển sẽ khó mà thấy những khiếm khuyết thúc thiết kế.
- Quản lý hệ thống (phát triển xong rồi phải quản lý được, bảo trì được). Giống như máy móc, trong quá trình vận hành sẽ phát sinh vấn đề.
Chỉ 3 cái thôi cũng đủ ngao ngán cho khối lượng công việc mà Kỹ sư hệ thống cần đảm nhận.
À mà bài viết này chỉ đề cập tới Kỹ sư hệ thống (System Engineer) ở lĩnh vực là Technology thôi nha. Còn các lĩnh vực khác như Chemical (hoá học), Mechanical (cơ khí), Electrical (điện) cũng có kỹ sư hệ thống nha.
2. Ví dụ về kỹ sư hệ thống
Rồi, định nghĩa nắm rồi, làm nhiều cũng đã biết rồi. Nhưng để cụ thể và rõ ràng hơn về công việc của kỹ sư hệ thống, ta cùng tham khảo ví dụ sau:
Anh em có chiếc xe ô tô, hãng honda đi ha vì tui đang chạy chiếc honda:
- Phần cơ khí ta có động cơ của xe, truyền động các kiểu con đà điểu,… – Thuộc về lĩnh vực cơ khí
- Phần điện của xe ta có điện đèn, điện điều hoà, điện phanh tay điện tử,… – Phần này thuộc về Electrical (điện)
- Phần phần mềm ta có Honda Sensing – Phần này thuộc về phần mềm (Software).
Giả sử mỗi phần đều có một ông kỹ sư (engineer), thì ông kỹ sư hệ thống là ông làm việc với tất cả các ông kỹ sư đó. Để làm việc thì bạn phải có hiểu biết trên các mặt. Nói chuyện với ông kỹ sư điện cứ lải nhải về phần mềm chắc chắn ổng sẽ cắm điện ổng giật cho.
Kỹ sư hệ thống là người có hiểu biết về tất cả những gì cấu thành nên hệ thống. Họ chịu trách nhiệm gắn kết các thành phần lại với nhau để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Tham khảo việc làm Data Engineer hấp dẫn trên TopDev
3. Công việc của kỹ sư hệ thống
À công việc kỹ sư hệ thống đề cập trong bài viết này chỉ là một số công việc thường ngày thôi nha.
Ở các lĩnh vực khác nhau công việc cần làm cũng sẽ khác đi.
- Thiết kế, triển khai hệ thống (system) và các công cụ (tools)
- Khắc phục sự cố nếu có liên quan tới hệ thống nếu có
- Thực hiện nâng cấp hệ thống (nếu có)
- Quản lý sao lưu, khôi phục
- Quản lý version management cho hệ thống
- Làm việc với các engineer ở các mảng khác nhau. Đảm bảo tất cả đúng theo thiết kế hệ thống ban đầu đề ra
- …
4. Học gì để trở thành System Engineer?
Vị trí kỹ sư hệ thống yêu cầu cao về hiểu biết nên đầu tiên không thể bỏ qua là bằng cấp về kỹ sư hệ thống. Bản thân vị trí này có một số yêu cầu đặc biệt cần phải học.
4.1 Systems engineering degrees
Trước tiên anh em có thể lấy bằng cử nhân (bachelor) về hệ thống. Sau khi đã có kiến thức cơ bản về hệ thống thì có thể lựa chọn chuyên ngành nghiên cứu thông qua lấy bằng thạc sĩ.
Một số loại kỹ sư hệ thống anh em có thể tham khảo.
- Transportation systems engineering – Hệ thống giao thông
- Software systems engineering – Hệ thống phần mềm
- Logistics engineering – Hệ thống vấn tải
- Product development systems engineering – Hệ thống phát triển phần mềm
- Biosystems engineering – Hệ thống sinh học
4.2 Chứng chỉ liên quan tới kỹ sư hệ thống
Để showup năng lực, ngoài kinh nghiệm làm việc thực tế thì chứng chỉ là phương tiện hữu hiệu nhất cho anh em showup. Kinh nghiệm thực tế ở đây hiểu là kinh nghiệm làm việc, quản lý các hệ thống từ lớn cho tới nhỏ.
Về mảng kỹ sư hệ thống bên ngành công nghệ thông tin. Anh em có thể tham khảo một số chứng chỉ sau:
- Microsoft Certified Systems Engineer (MCSE)
- Certified Systems Engineering Professional (CSEP)
- Cisco Certified Network Associate (CCNA)
- Certified Information Systems Security Professional (CISSP)
- CompTIA Network+
5. Chuyện lương bổng
Ồ tất nhiên là ông kỹ sư mà biết nhiêu, bao quát và kết hợp với ông System Management để đảm bảo có product thì tất nhiên là lương không thể thấp.
Theo glassdoor thì trung bình lương một ông System Engineer ở Mỹ dao động vào mức $112,323 / năm. Cỡ khoảng gần $10,000 đô / tháng.
So với mặt bằng chung, kiểu như Frontend hay Backend ở Google, Apple thì có thể vẫn bằng các lập trình viên ở các mảng Front hay Back. Tuy nhiên mức lương này chỉ là mức lương trung bình. Phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm, lĩnh vực mà kỹ sư đó làm mức lương sẽ thay đổi lên hoặc xuống.
6. Tham khảo
- Security Considerations khi Designing Web Applications
- Software engineering – Wikipedia
- System Engineer Job Description, Qualification, Certification
Cảm ơn anh em đã chú ý – Thank you for your attention – Happy coding!
Tác giả: Kiên Nguyễn
Có thể bạn quan tâm:
- Software engineer phát triển bản thân như thế nào?
- Trở thành Solution Architect có khó không?
- DevOps là gì? Cần học gì để trở thành DevOps
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước