Vừa đi vừa code – Freelance, Remote, Hybrid hay Office Working?
Bài viết được sự cho phép bởi tác giả Vũ Thành Nam
Vừa đi vừa code hay là vừa đi vừa khóc!
Dạo gần đây mức độ anh em lập trình viên chuyển sang cách làm freelance ngày càng nhiều, có thể nó giúp cho họ không bị gò bó hay thời gian linh hoạt hơn chăng. Hãy cùng mình phân tích thử một số ưu và nhược điểm để giúp bạn có thể lựa chọn nên hay không nên làm việc tự do và văn phòng nhé!
Freelancer hiểu đơn giản là làm việc tự do mà thôi, nó có thể làm với rất nhiều ngành nghề trong đó có lập trình và phát triển phần mềm. Thay vì bạn làm fulltime cho một công ty phần mềm nào đó thì bạn lựa chọn freelance như một cách để đổi gió, bạn sẽ được làm việc mà không có sự giới hạn nào về môi trường và thời gian.
Dưới đây là một vài ưu điểm của freelance trong lĩnh vực lập trình:
– Thu nhập tốt hơn. Bình thường nếu bạn làm cho công ty, ngay kể cả bạn làm trực tiếp với khách hàng ngoài công ty thì bạn vẫn trực thuộc công ty đó và điều này hiển nhiên một phần lương của bạn phải bị cắt ra để nuôi công ty. Công ty sẽ chịu trách nhiệm về mặt phát lý, bảo hiểm, phúc lợi, các hoạt động khác mặc dù người bạn làm cùng không phải trong công ty. Nó đơn giản chỉ là bán đầu người cho những khách hàng nước ngoài mà thôi.
Còn nếu bạn làm cho công ty product thì việc bạn phát triển sản phẩm cũng là công việc mà công ty thuê lao động như những ngành khác mà thôi. Điều này là sự thỏa thuận mức lương giữa hai bên theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên nó đều nằm trong mức khung có sẵn sau khi kế toán tài chính công ty trừ hết chi phí và lợi nhuận.
Khi bạn tự nhận công việc trực tiếp từ khách hàng bên ngoài, bạn sẽ không phải qua một cầu trung gian công ty. Bạn làm được bao nhiêu bạn sẽ hưởng hết. Vì vậy nhiều freelance developer hiện nay có mức lương rất khủng.
– Thời gian và môi trường làm việc linh động hơn. Khi bạn đã quá chán với việc phải chấm công đúng giờ mỗi ngày, phải loanh quanh chỉ ở trên văn phòng thì có thể freelance sẽ giúp bạn thay đổi. Bạn sẽ không phải lên văn phòng toàn thời gian và bạn sẽ có thêm thời gian để làm nhiều việc khác.
Thế rồi bạn sẽ chủ động hơn về mặt thời gian và nơi làm việc, nó sẽ giúp bạn trải nghiệm lập trình tại nhiều môi trường, trau dồi chuyên môn sau khi làm xong việc và có thêm thời gian cho gia đình, bạn bè.
Cái bạn cần là một chiếc laptop và một nơi có mạng, bạn có thể làm việc ở khắp mọi nơi, bất kể thời gian nào.
– Cơ hội phát triển hơn. Cũng như outsourcing, số lượng các dự án bạn trải qua sẽ khá nhiều thay vì chỉ một như product. Và số dự án mỗi freelance developer có thể nhiều hơn người làm fulltime product. Điều này vô hình chung giúp bạn có được nhiều kinh nghiệm trong nhiều nghiệp vụ dự án khác nhau. Các bài toán bạn xử lý sẽ đa dạng hơn, chuyên môn của bạn sẽ theo đó mà đi lên.
Mặt khác nếu làm trong công ty thì đều có những quy trình chung có sẵn, đôi khi bạn chỉ làm một mảnh ghép nhỏ trong một khâu nào đó của sản phẩm. Còn nếu tự làm thì bạn phải lo từ a tới z, việc gì bạn cũng phải đụng tới hoặc ít nhất cũng phải hiểu để chuyển giao cho thành viên. Nó sẽ giúp bạn nắm được bức tranh tổng quát hơn và bạn cũng sẽ có cơ hội nâng cao trình độ và bề dày kinh nghiệm.
Bên cạnh những thứ màu hồng vậy là biết bao nhiêu sự khó khăn phía sau:
– Khi thu nhập càng lớn sẽ đi đôi với áp lực càng nhiều. Bạn sẽ tự phải tính toán nhận tìm khách hàng, tìm việc và điều quan trọng khi làm tại nhà bạn phải đảm bảo được đầu ra chất lượng và cân bằng cuộc sống thường ngày. Được ăn cả, ngã thì về không mà.
– Do tính chất công việc là tự do nên bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cân bằng cuộc sống giữa sinh hoạt và công việc. Mặt khác freelance vốn dĩ không ổn định nên nếu chỉ cần không duy trì được đầu vào việc làm thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ đói nhăn răng.
– Nếu bạn đang mông lung với hướng đi sắp tới của mình thì có lẽ bạn không nên chọn freelance bởi vì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng lộ trình cũng như những hỗ trợ từ những leader gánh việc thay bạn mỗi khi sao nhãng. Bạn sẽ phải tự biết xác định mục tiêu và hướng phát triển sự nghiệp lâu dài của chính bản thân mình đồng thời có một khả năng tự học tự tìm hiểu một cách có kỷ luật.
Trải qua đợt dịch vừa rồi, nhiều công ty dường như nắm được vấn đề và nhu cầu của anh em lập trình nên công việc dịch chuyển dần từ văn phòng sang làm việc từ xa (remote). Điều này vẫn đảm bảo được nguồn thu cho công ty và bớt đi một vài thứ chi phí như văn phòng hay chi phí vận hành khác, đổi lại thì vẫn đảm bảo được thời gian và môi trường linh hoạt cho nhân viên.
Mình cũng trải qua làm việc khá dài khi được đi đây đi đó mà vẫn có thể làm việc được. Khi này bạn vẫn có thể tranh thủ đi chơi bời khám phá sau khi đa hoàn thành xong task mà vẫn không có nhiều rủi ro như là làm freelancer độc lập.
Lợi thế của cách làm Remote này thì sao?
– Tự do trong việc lên lịch làm việc ở bất cứ địa điểm nào và nó sẽ giúp bạn giảm thời gian di chuyển.
– Nhìn chung, chúng ta sẽ có nhiều tự do hơn, và có nhiều khoảng thời gian tập trung cao độ cho công việc trong khi điều đó khó mà diễn ra được khi ở văn phòng.
– Một vài người sẽ thấy cách làm việc remote giúp họ có cân bằng cuộc sống hoặc có khả năng làm việc bất cứ lúc nào mà họ thấy hiệu quả nhất.
Tuy nhiên cách làm việc này lại gặp khá là nhiều khó khăn cho quản lý kể cả dự án lẫn con người. Trong khi tất cả mọi thứ làm việc online thì những Project Manager sẽ rất khó khăn trong việc kết nối các thành viên lại với nhau trong quá trình làm việc. Nếu team mà các thành viên không thể gắn kết thì tỷ lệ toang khá là cao đó.
Việc làm IT Fresher dành cho bạn
Và để khắc phục vấn đề này thì cách làm việc Hybrid ra đời, nó sẽ khắc phục được những khó khăn và giữ lại những ưu điểm của cả hai cách làm việc Office và Remote. Về mặt cơ bản thì đây là cách làm việc cho phép bạn một nửa làm việc trên văn phòng và một nửa làm việc từ xa. Tất nhiên là tùy công ty, tùy dự án mà có tỷ lệ chia phần trăm ở nhà và ở công ty ra sao. Nó sẽ chia thành ba mô hình chính bạn có thể tham khảo.
– Hybrid at-will: Nhân viên có thể chọn và đăng ký ngày đến văn phòng theo ý muốn.
– Hybrid split-week: Phòng nhân sự sẽ đánh giá và chỉ định những ngày cụ thể làm việc tại văn phòng hoặc làm việc từ xa theo team hoặc phòng ban.
– Hybrid manager-scheduling: Người quản lý sẽ chọn hoặc đưa ra sự đồng thuận cả team cho những ngày mà team họ có thể đến văn phòng.
– Hybrid mix: Linh hoạt và kết hợp các mô hình trên.
Nói đi nói lại thì cách làm việc nào cũng sẽ bị hạn chế và có nhược điểm riêng. Hybrid working cũng không ngoại lệ. Đó là cách tổ chức này phải công ty phải đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt và có thể giúp cho nhân viên linh hoạt vừa có thể làm việc ở nhà hay ở công ty vẫn không vấn đề gì. Những vấn đề phát sinh trên công ty luôn có phải có người trực để giải quyết. Hay phải có những hệ thống quản lý đủ tốt để có thể quản lý người làm online người làm offline.
Dù sao thì hiện nay cũng đã và đang có rất nhiều công ty chuyển sang mô hình này. Có lẽ đây sẽ là cách làm việc tương lai có lợi cho cả công ty lẫn nhân viên như mình.
Còn bạn, bạn thích cách làm việc nào thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Bài viết gốc được đăng tải tại ntechdevelopers.com
Có thể bạn quan tâm:
- Outsource là gì? Công ty Outsource hay Product sẽ tốt cho Developer
- Là Freelance Developer, bạn nên “định giá” bản thân như thế nào?
- Những kỹ năng cần thiết cho freelancer
Xem thêm Tìm việc Developer hấp dẫn trên TopDev
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước