Top 8 Framework Web Development hot nhất 2022

Mở đầu

Hiện nay đang có quá nhiều Framework Web Development xuất hiện làm cho ngay cả những lập trình viên dày dặn kinh nghiệm nhất cũng phải hoang mang. Và phải nói rằng, số phận website tương lai của bạn phụ thuộc khá nhiều vào sự lựa chọn framework của bạn lúc này đấy.

  Top 5 Web Framework tốt nhất cho năm 2019

Các Framework Web Development hot nhất 2019

Ngành lập trình web thay đổi liên tục, và việc hiểu được chiều hướng phát triển của nó là vô cùng quan trọng. Để giúp bạn cập nhật liên tục với những xu hướng phát triển web mới nhất, chúng tôi quyết định giới thiệu đến các bạn danh sách tổng hợp các framework phát triển web phổ biến nhất năm 2019. Hy vọng sẽ giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

Xem thêm về Framework là gì?

Angular.JS

Angular.JS framework

Angular.JS là một thư viện Javascript nguồn mở phổ biến nhất của Google. Ngoài thư viện tiêu chuẩn phong phú, Angular.JS còn được user viết thêm rất nhiều bản mở rộng. Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình MVC mới là một trong những tính năng nổi bật nhất của framework này.

Angular.JS cung cấp entry threshold thấp và nhiều cài đặt tính năng. Để bắt đầu viết những ứng dụng nhỏ trong nó, bạn sẽ cần một vài tiếng đợi. Tuy nhiên sẽ mất hàng tháng trời để nghiên cứu tất cả những khả năng của nó và học cách sử dụng chúng.

Angular.JS có hỗ trợ Ajax, quản lý cấu trúc DOM, hiệu ứng, pattern, routing, và nhiều tính năng khác. Framework mạnh với nhiều chức năng phong phú này đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các ứng dụng web.

Laravel

Laravel logo

Laravel là một framework ứng dụng web với syntax gọn và khá ấn tượng. Nó là 1 giải pháp full-stack cho cả lập trình viên front-endlập trình viên back-end. Nhiều chuyên gia cho rằng platform doc của nó là gần như tuyệt hảo.

Tính năng chính của Framework:

  • Có trình thu thập tập lệnh và SCSS tích hợp;
  • Các module cần thiết được kết nối như các gói Service Provider. (Xem thêm về Service Provider trong Laravel là gì?);
  • Laravel sử dụng template Blade, cho phép user tách phần cắt của trang web ra khỏi code PHP;
  • Caching, lưu trữ file, làm việc với nhiều DB đa dạng;
  • Queues, scheduler, console, làm việc với SSH;
  • WebSockets hỗ trợ tạo ứng dụng tương tác thực tế;
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ, dễ dàng thêm bất kỳ ngôn ngữ nào vào các bản dịch có sẵn trong Laravel-lang;
  • Có khả năng thiết kế REST API. (Xem thêm về RESTful API là gì?)

Laravel liên tục được cải tiến, bắt kịp xu hướng hiện đại. Nếu bạn nghiên cứu Laravel, bạn sẽ không bao giờ bị tụt hậu trong ngành phát triển web. Điểm cốt lõi không phải là tập trung vào phiên bản cụ thể nào của Laravel mà là luôn phát triển bản thân cùng với nó.

React.js

React.js

React.js là một trong những thư viện phổ biến nhất được sử dụng để đem đến các giải pháp cho lập trình front-end phức tạp. Được giới thiệu bởi Facebook vào năm 2013 và nhanh chóng trở nên phổ biến. Ngày nay nhiều công ty nổi tiếng, bao gồm cả Instagram, AirBnB, eBay, Netflix, Yahoo,… đều sử dụng nó để làm sản phẩm. (Tìm hiểu thêm về React.js tại đây.)

React dựa trên khái niệm chia giao diện người dùng thành nhiều phần độc lập tách biệt – là các component khá đơn giản để duy trì và mở rộng. Thậm chí bạn có thể tạo ra những component riêng biệt và sử dụng chúng với những project khác nhau, dễ dàng chuyển đổi từ project này sang project khác. (Xem thêm component là gì?)

Tính năng chính của React.js là tự do tương tác, cho phép bạn có thể sử dụng một số lượng lớn các ứng dụng có sẵn ( như redux, mobx,…). Chúng không thuộc React.js nhưng lại thuộc các kiến trúc thượng tầng, nên chúng rất dễ phát triển.

Ruby on Rails

Ruby on Rails framework

Đây là một framework hoàn chỉnh, đa cấp độ, được thiết kế để xây dựng các ứng dụng web sử dụng cơ sở dữ liệu, và dựa dựa trên cấu trúc MVC. Từ lúc được ra mắt, framework này đã nhanh chóng trở thành một trong những công cụ mạnh mẽ được dùng để làm ứng dụng web cho các startup và mọi loại website.

Ưu điểm chính của Ruby on Rails là tốc độ phát triển. Trước hết, tốc độ phát triển cao là nhờ 1 bộ công cụ RoR tiêu chuẩn sẵn sàng để sử dụng, một nhóm các giải pháp cho cộng đồng, ngôn ngữ Ruby, và code đơn giản.

Những tiêu chuẩn để thêm file vào 1 project, tiêu chuẩn để viết code trong 1 project, và quy tắc ngôn ngữ chung trong Ruby on Rails có thể hỗ trợ bất cứ project lớn nào. Nhờ cách tiếp cận này, project sẽ dễ đọc hơn, những người mới cũng có thể tham gia vào project nhanh chóng mà không bị trì hoãn hay gián đoạn gì cả.

ASP.NET MVC

ASP.NET MVC

ASP.NET MVC là một framework được thiết kế để tạo các website và ứng dụng web triển khai mô hình MVC. Các coder thích công nghệ này vì những tiện ích, linh hoạt và sự sử dụng rộng rãi của nó. (Xem thêm so sánh ASP.NET MVC và ASP.NET Web Forms)

Nó cung cấp một mô hình code với hiệu suất cao, cho phép user viết code sạch hơn, phát triển thông qua thử nghiệm, và khả năng mở rộng với tất cả các lợi thế của ASP.NET đã có.

Nhờ những tính năng này mà khái niệm chia sẻ trách nhiệm được ra đời. Kết quả là, dễ quản lý công việc hơn với các component riêng biệt. Hơn thế nữa, ứng dụng cũng dễ được test hơn nhờ tính năng này.

YII

YII PHP framework

YII là 1 trong các framework PHP hiệu quả cao được thiết kế để làm những ứng dụng web lớn nhanh chóng. Nó cho phép bạn tái sử dụng code một các tối đa và có thể tăng tốc phát triển web đáng kể.

Nó là 1 framework tổng quát có thể dùng trong mọi loại ứng dụng web. Nhờ cấu trúc component và hỗ trợ caching xuất sắc, nó thích hợp cho các project lớn, như là cổng thông tin, forum, CMS, storestore và các ứng dụng RESTful.

Lợi ích và tính năng chính của framework YII là:

  • Tỉ lệ performance cao;
  • Cho phép bạn cache cả page hoặc từng phần;
  • Cho phép bạn làm việc với form, chức năng đảm bảo cấu trúc và xác nhận;
  • Authentication và Authorization; (Xem thêm phân biệt Authentication và Authorization)
  • Dễ dàng thực hiện phương thức AJAX, tích hợp jQuery; (Tìm hiểu về jQuery là gì?)
  • Có thể kết nối với các thư viện bên thứ 3;
  • Làm việc với chuyển đổi dữ liệu;
  • Cho phép tự động test và phát triển theo dạng TDD;
  • Hỗ trợ REST.

Symfony

Symfony logo

Symfony là một framework PHP phổ biến nhất thế giới. Nó bao gồm toàn bộ các công cụ được dùng để phát triển ứng dụng web nhanh chóng, cùng lúc, và không thêm bất cứ thứ gì vào app của bạn.

Xem thêm Cách thiết lập một dự án Symfony để làm việc với Docker Subdomains.

Symfony là một bộ component đứng riêng lẻ. Các component kết nối với nhau tạo ra một web platform – một hệ sinh thái độc nhất. Hơn thế nữa, lựa chọn các component hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và mục tiêu cảu bạn.

Điểm mạnh của framework này là:

  • Tỉ lệ performance cao nhờ các công cụ template được sử dụng; (Xem thêm bí quyết tối ưu Web Performance)
  • Tuỳ chỉnh linh hoạt;
  • Có thể mở rộng app bất cứ lúc nào, kết nối với các bundle mới có ảnh hưởng nhỏ đến các bundle khác, nhưng vẫn có thể cấu hình hoạt động đồng thời của chúng;
  • Ổn định và hỗ trợ lâu dài;
  • Tiện lợi cho developer: giảm bớt công việc hàng ngày, sử dụng các lệnh đặc biệt, console tiện lợi cho viết code thay vì cần đến một software engineer.

Django

Django Python framework

Django là một framework dành cho ứng dụng web sử dụng Python. DRY (Don’t Repeat Yourself) là một trong những nguyên tắc chính của platform này. Hệ thống web Django được xây dựng từ 1 hoặc nhiều app được đề xuất để lập trình có kết nối lẫn có thể tháo rời được. Nhờ tính năng này mà cấu trúc của framework Django khác biệt hơn so với một vài framework khác (như Ruby on Rails).

Ưu điểm:

  • Tốc độ: Django được thiết kế để giúp các lập trình viên tạo một ứng dụng trong thời gian ngắn nhất có thể, đem lại giải pháp phù hợp nhất cho các lập trình viên có deadline gấp rút.
  • Package hoàn chỉnh: Django hoạt đồng bằng cách dùng hàng tá tính năng bổ sung, giúp hỗ trợ cho user rất nhiều với authentication (Xem thêm Authentication là gì?), website map, quản lý content, RSS,…
  • Bảo vệ project khỏi các lỗi bảo mật
  • Khả năng mở rộng: Django là sự lựa chọn tốt để làm việc với các dự án nhắm vào website có traffic cao.

Tổng kết

Chúng tôi mong rằng danh sách framework trên có thể hữu ích cho các bạn. Mỗi platfrom trên đều có thế mạnh riêng, nhưng quyết định cuối cùng vẫn nên dựa trên các tính năng phù hợp nhất với dự án của bạn.

Ngoài việc lựa chọn các chức năng cơ bản, bạn cũng nên đánh giá khả năng áp dụng các tính năng đó để đạt được kết quả tốt nhất và có cho mình sự lựa chọn chính xác.

Đừng qua các bài viết hay nhất về framework:

Xem thêm việc làm Web Developer hot nhất tại TopDev

TopDev via Lvivity

  Golang là gì? Top 07 Framework tối ưu “cực căng” cho Golang
  Từ MVC đến các Modern Web Framework