Framework có đang giết chết sự sáng tạo trong thiết kế Web?

Cứ gọi tôi là ông già cổ hủ đi nếu bạn muốn nhưng vào thời của tôi, website luôn ở cái level gọi là siêu “điên” luôn. Sự đổi mới luôn diễn ra và cực kì khó đoán bạn sẽ lại gặp phải cái “bựa” gì mỗi khi dùng internet. Màu sắc thì cực kì hoang dã, layout thì lúc nào cũng được đổi để thử nghiệm, và còn có quá nhiều thứ khác nữa đang diễn ra. Chưa kể vào web là tự nhiên thấy video hoặc nghe nhạc chạy phía sau background.

Chỉ mới có một thập kỉ trước thôi, website luôn phải tự tạo ra từ con số không nhưng bây giờ thì chúng đều hao hao nhau cả. Bạn lỡ click vào website của một công ty bất kì đi, bạn sẽ luôn thấy những thứ như:

  • Navigation bar ở phía trên top của cái page
  • Ảnh hoặc là Slider
  • Dòng quảng cáo viết bằng font sans-serif  tới mức đứng xa một cây số cũng thấy được
  • Ấy thế mà sub-title thì lại chả có gì đặc biệt!
  • Nút để scroll cái trang
  • Lại thêm nút với icon (ít nhất là 3 cái) chỉ để giới thiệu về công ty

Giờ đã là 2017 nhưng website vẫn cứ thế. Việc design cho web dường như trở nên quá dễ đoán. Bạn sẽ luôn nhìn thấy sự giống nhau lặp đi lặp lại chỉ khác nhau do màu sắc với kích cỡ thôi.

Sẽ có người nói rằng những trang web hồi xưa quá xấu và không ưa mắt nhưng đó là bởi vì khi đó chúng ta đều thử nghiệm và áp dụng mọi ý tưởng có thể. Còn giờ thì có cảm tưởng bạn đang truy cập vào các trang web giống nhau rập khuôn một cách kì lạ.

Kể từ khi nào mà thiết kế website đã trở nên buồn chán như vậy?

Thiết kế Web đã đi vào ngõ cụt và bị tắc nghẽn, một phần là vì nó trở nên dễ dàng – cũng bởi vì chúng ta muốn công việc mình nhẹ đi vì thế mà các framework được tạo ra nhằm giúp các designer có thể thiết kế website với ít công sức nhất.

Hãy lấy Bootstrap làm ví dụ. Số lượng người sử dụng nó tăng đến chóng mặt trong những năm gần đây và có tới 20% số website toàn cầu có sử dụng Bootstrap. Đó là một con số rất lớn khi mà tổng số trang web đã đạt 11 triệu trong năm nay.

Sự phổ biến của Bootstrap  đến từ việc cho phép designer tạo website nhanh chóng nhờ vào những yếu tố đã được tích trữ sẵn liên quan tới website design.

Đó cũng là điểm thu hút của những framework như Bootstrap. Tất cả đều cung cấp những hệ thống gọn nhẹ, các component dễ dùng cũng như những đoạn code dễ đọc giúp cho designer nhanh chóng hoàn thành một project.

Điều quan trọng nhất là những framework không chỉ cho phép designer làm việc dễ dàng và nhanh chóng, chúng còn giúp các marketer hoàn thành các task của mình bởi vì framework đã giúp làm hết mọi việc. Chúng được tạo ra nhằm giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất cũng như cho phép sử dụng yếu tố call-to-action.

Tôi hiểu vì sao mà mọi người yêu thích những framework như vậy bởi bạn không cần phải bắt đầu từ con số 0 lại chỉ cần tí tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên sự phổ biến của những framework này cũng đang bắt đầu bào mòn sự sáng tạo trong design, một yếu tố cực kì quan trọng của việc xây nên một website.

Cũng bởi do những framework này dễ sử dụng mà sẽ có rất nhiều early adopter chọn nó. Tuy nhiên khi quá nhiều người dùng thì sẽ dẫn đến việc thiết kế của chúng ngày càng trở nên thông thường và cuối cùng là gây khó chịu

Không cần tìm dẫn chứng đâu xa, ngay bây giờ đã có tới 9,238 WordPress theme trong Themeforest database – 3,760 trong số đó được dùng với Bootstrap (chiếm hơn 42% số lượng WordPress theme được dùng cho website). Hơn nữa, nhu cầu sử dụng Bootstrap trong vòng năm năm nay vẫn tiếp tục tăng.

Điều này thật đáng lo bởi dù rằng framework cho ta được khá nhiều lợi ích thế nhưng nó lại không phải là con đường tốt duy nhất.

Việc sử dụng một mẫu thiết kê lập đi lập lại không khiến bạn trở thành một designer giỏi, nó chỉ biến bạn thành zombie thôi. Ban đầu bạn sẽ nghĩ rằng nó giúp công việc bạn trở nên dễ dàng hơn nhưng thật ra framework đang thay bạn đưa ra những quyết định về style. Và từ đó, bạn trở nên dễ dãi cũng như sử dụng các phương pháp chung chung mà rập khuôn từa tựa nhau.

Tại sao điều đó lại xảy ra với ta?

Sự thật là các website được build từ con số 0 luôn cho designer sự tự do trong khi framework lại bao gồm những điều kiện và qui tắc phải tuân theo. Nhờ vậy mà người dùng mới có thể sử dụng những framework một cách dễ dàng mà không phải lo tới những vấn đề phức tạp thường gặp.

Thế nhưng nó cũng có nghĩa là khi ta muốn thêm một thứ gì đó mới lạ nhưng nằm ngoài tầm của framework sẽ là điều bất khả thi. Việc thử nghiệm cũng trở nên vô nghĩa bởi bạn đã biết trước kết quả rồi.

Ta có thể học được điều gì từ vấn đề này?

Rất khó để có thể trở nên độc đáo, và việc cứ dựa dẫm vào một kiểu mẫu là không nên. Bạn, với tư cách của một designer, phải luôn rèn dũa sự sáng tạo của mình, điều đó có nghĩa luôn thử nghiệm vì thế mà việc bắt đầu từ con số 0 rất có ích. Tuy nhiên nếu bạn tự đặt ra giới hạn cho mình thì sẽ rất khó để có được những ý tưởng mới.

Luôn nhớ rằng framework cũng như là chiếc bánh xe phụ của xe đạp. Mục đích của chúng là giúp bạn bắt đầu làm quen một cách nhanh chóng và đến lúc nào đó bạn sẽ không cần đến chúng nữa. Hãy thoát ra khỏi comfort zone của mình và để sự sáng tạo được tự do.

Nguồn: blog.topdev.vn via hongkiat