Flutter Vs. React Native: So sánh chi tiết về những điểm tương đồng và ưu việt

Tác giả: SPEC INDIA

Cách đây vài ngày, Google đã cho ra mắt Google Hummingbird, một platform phát triển ứng dụng mới của Google và phát hành phiên bản ổn định hơn cho Flutter, một SDK phát triển mobile app nguồn mở của Google.

Những điểm đáng chú ý của Flutter

Flutter là SDK nguồn mở của Google dùng để tạo các ứng dụng chất lượng cao cho Android và iOS bằng cách sử dụng một codebase.

Ngày 4 tháng 12, Google đã tổ chức sự kiện Flutter Live để chào mừng SDK mobile mới, Flutter và phiên bản ổn định đầu tiên của nó.

Họ cũng công bố project Google Hummingbird cho phép các developer chỉ cần build một ứng dụng một lần và sau đó có thể chạy nó ở bất kỳ nơi nào.

Thời gian gần đây, sự phổ biến của các mobile app dường như không có dấu hiệu giảm nhiệt. Mỗi ngày đều có rất nhiều app được develop và deploy trên các app store. Không chỉ native app mà cross-platform app và hybrid app cũng được các app developer và chuyên gia kinh doanh tập trung phát triển.

Bên cạnh các ưu và nhược điểm của mình thì mỗi framework đều có kiến trúc độc đáo để build app. Trong khi các native app cung cấp trải nghiệm người dùng vượt trội, thì cross-platform và hybrid được thiết kế để tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như cung cấp time-to-market nhanh hơn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về sự tương đồng và khác biệt giữa hai tool phát triển cross-platform app là React Native và Flutter.

Có thể bạn quan tâm

  Flutter khác biệt gì so với những công nghệ đương thời?

Flutter đang dần được nhiều người ưa thích: Tại sao bạn nên chú ý đến nó?

Như đã được đề cập ở trên, SDK nguồn mở và miễn phí này được hỗ trợ bởi Google và được dùng để phát triển các ứng dụng cho Android và iOS.

Nó dựa trên ngôn ngữ Dart và cung cấp thư viện đồ họa hấp dẫn. Các feature chính của platform này là:

  • SDK cho platform chính xác và chi tiết
  • Các widget được thiết kế chi tiết, chính xác
  • Môi trường hoàn toàn tùy chỉnh
  • Native Performance
  • Feature Stateful Hot Reload để phát triển app nhanh hơn

Tháng 05/2017, Google giới thiệu Flutter tới cộng đồng, sau đó vào ngày 04/12/2018, phiên bản ổn định hơn của Flutter được phát hành. Bên cạnh đó, Flutter có thể được sử dụng để tạo các ứng dụng cho Google Fuchsia, một hệ điều hành dựa trên khả năng của Google.

Feature Stateful Hot Reload của Flutter: Các developer sẽ thích

Feature này cho phép các developer build các UI một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nó đưa code được update vào Dart Virtual Machine, cho phép phản ánh nhanh các thay đổi và fix bug.

Ai đang sử dụng Flutter?

  • Alibaba, gã khổng lồ eCommerce lớn nhất thế giới, đã sử dụng Flutter để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời trên app Xianyu của họ
  • Reflecting, một app tạp chí hấp dẫn cũng được build với Flutter
  • Hamilton Musical, app chính thức của Broadway Music được tạo bởi Flutter
  • Google Greentea, app quản lý khách hàng nội bộ sử dụng Flutter trong môi trường phát triển của nó
  • JD Finance, một công ty FinTech hàng đầu sử dụng Flutter
  • App Abbey Road Studios được build với Flutter

Mặt khác, React Native cũng đang phát triển mạnh mẽ với hiệu suất ứng dụng vượt trội trên cả hai platform, iOS và Android. Tính tới thời điểm hiện tại, React Native là một trong những project nguồn mở hàng đầu trên GitHub.

Facebook chủ yếu sử dụng React Native cho những project quan trọng của mình.

Oculus Go VR Headset cùng với mobile app đi cùng cũng được build hoàn chỉnh với React Native.

Facebook và React Native Community đang cải tiến framework tái kiến trúc quy mô lớn để làm cho nó linh hoạt và tốt hơn.

Mặc dù Flutter và React Native là hai framework khác nhau nhưng chúng cũng có một số điểm chung.

Điểm tương đồng giữa Flutter và React Native

Cả hai đều được thiết kế để phát triển cross-platform app

React Native và Flutter đều cung cấp hiệu suất ứng dụng vượt trội, nhanh chóng và chất lượng cao trên nhiều platform bao gồm Android, iOS và UWP.

(Lưu ý: Flutter hỗ trợ platform Android và iOS)

Cả hai framework được hỗ trợ bởi các cộng đồng công nghệ khổng lồ

React Native được cung cấp bởi Facebook còn Flutter là SDK nguồn mở của Google để phát triển mobile app. Cả hai đều có cộng đồng các developer mạnh mẽ

Nguồn mở, miễn phí và nhanh chóng

React Native và Flutter là các SDK nguồn mở và miễn phí cho phép các developer tạo ra các app tuyệt vời một cách nhanh chóng dựa vào native performance của chúng.

Documentation chi tiết và luôn được cập nhật

Các cộng đồng của cả hai framework này luôn nỗ lực hết sức để liên tục cập nhập documentation mới nhất với các tài liệu tham khảo API và tài nguyên toàn diện.

Hỗ trợ UI và Native Experience tuyệt vời

React Native sử dụng các yếu tố xây dựng UI cơ bản trong Android / iOS để mang lại native experience. Flutter cũng sử dụng các widget để cung cấp native experience đáng chú ý trên platform Android và iOS.

Hot reloading và sửa đổi nhanh

React Native hỗ trợ “Hot reloading” cho phép đồng thời chạy code mới và giữ trạng thái ứng dụng, thay vì phải recompile. Tính năng này làm cho sự phát triển nhanh hơn, tức thì và hiệu quả.

Flutter cũng không hề kém cạnh. “Stateful Hot Reloading” của nó hỗ trợ phản ánh các thay đổi ngay lập tức mà không cần restart hoặc trong trường hợp mất trạng thái ứng dụng.

Chúng ta đã điểm qua sự giống nhau của React Native và Flutter, bây giờ hãy cùng xem qua những khác biệt của chúng trong process, flow, và feature.

Tham khảo việc làm React Native lương cao cho bạn

Flutter vs. React Native: Khám phá sự khác biệt

Điểm khác biệt chính nằm ở ngôn ngữ lập trình

Flutter sử dụng Dart.

React Native cho phép bạn phát triển một app bằng JavaScript. Tôi không cần giới thiệu thêm gì nữa về Javascript vì nó đã quá phổ biến bởi code dành cho mobile, web, hoặc server-specific rồi.

Mặt khác, Dart khá mới đối với các developer. Nó sử dụng các feature hiện đại của một số ngôn ngữ để code các native app đẹp. Trong khi đó Javascript không có bất kỳ component và styling nào, cũng như không có sự tách biệt của các template, style và data. Dart rất dễ sử dụng cho những người có kinh nghiệm phát triển app bằng các ngôn ngữ OOP như C ++ và Java.

Tính ổn định và tính linh hoạt

Xét về tính ổn định, không có sự khác biệt đáng kể nào vì cả hai đều được quản lý bởi các cộng đồng công nghệ mạnh mẽ.

Xét về tính linh hoạt và tùy biến, Flutter cung cấp một set widget tùy chỉnh phong phú để build những trải nghiệm hấp dẫn. Mặt khác, React Native cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch thông qua giao tiếp trực tiếp với các native platform.

Flutter đang cố gắng để có chỗ đứng trên thị trường do phát hành bản ổn định gần đây, còn React Native vẫn đang tận hưởng vị trí đầu tiên trong danh sách các tool phát triển ứng dụng cross-platform trên thị trường.

Thời gian phát triển của một app

Các công ty tận dụng cross-platform để tiết kiệm thời gian code app bằng nhiều ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, cả React Native và Flutter đều cam kết cung cấp time-to-market cho app nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng library của bên thứ ba và các component sẵn-sàng-để-sử-dụng để build một app. Một loạt các widget tùy chỉnh và chất lượng cao giúp build một app trong thời gian ngắn hơn so với phát triển native app.

Hiệu suất: Ai thắng?

Flutter chắc chắn chiến thắng ở phần này nhờ vào sự đơn giản của nó.

Tuy nhiên, React Native lại nổi tiếng với việc truyền tải trải nghiệm người dùng tuyệt vời trên cả hai platform. Flutter có thêm lợi thế là sử dụng lại code trong khi React Native ít phù hợp hơn do kiến ​​trúc của nó. Một lợi thế khác của Flutter khi so với layer JavaScript là giúp giao tiếp với các native component dễ dàng hơn.

Cả hai đều là sự lựa chọn đáng tin cậy nhưng Flutter có lợi thế cạnh tranh hơn vì tính đơn giản và Dart platform của nó.

IDE và dễ code

Flutter còn khá mới và được hỗ trợ bởi Android Studio / IntelliJ, Visual Studio Code hiện tại. Còn React Native đã có 3 năm tuổi kể từ khi ra mắt, nó được hỗ trợ tốt bởi hầu hết các IDE hàng đầu.

React Native cung cấp curve dễ học do sử dụng JavaScript. Flutter thì đòi hỏi phải học Dart để tạo ra một app. Tuy nhiên, Dart là một điểm cộng cho các C ++ và Java developer.

Flutter vs React Native – So sánh nhanh

Cả hai framework đều có những ưu và nhược điểm riêng của mình.

Hãy cùng khám phá thêm một số ưu điểm và hạn chế của Flutter

Ưu điểm

  • Documentation sạch sẽ, rõ ràng và trơn tru
  • Sự hỗ trợ từ Google và một cộng đồng mạnh mẽ
  • Tốc độ phát triển nhanh hơn
  • Native app performance tuyệt vời
  • Một loạt các UI component dễ biểu đạt và linh hoạt
  • Stateful Hot Reloading cho sự thực hiện thay đổi nhanh hơn
  • Khả năng truy cập native SDK và các feature của chúng
  • Cách tiếp cận coding hiện đại, nâng cao và linh hoạt
  • API hỗ trợ các hiệu ứng, animation và gesture 2D

Nhược điểm

  • Mặc dù Dart là một ngôn ngữ lập trình dễ sử dụng, nhưng Flutter yêu cầu phải học Dart
  • Khó khăn trong việc styling cho các component
  • Quản lý vòng đời phức tạp hơn so với React Native
  • Vì chỉ mới ra mắt được một năm , nó không trưởng thành như React Native

Chúng ta không thể xác định được cái nào là tốt nhất vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như requirement, budget, feature và các developer. Tuy nhiên, bạn có thể thích cái nào cũng được và dùng cho project phát triển app cross-platform tiếp theo vì cả 2 đều là tool nhất quán, đơn giản và tốt

Kết luận

Chọn Flutter nếu bạn muốn cross-platform, UI hấp dẫn, native performance tuyệt vời, time-to-market nhanh hơn và tận dụng lợi thế cạnh tranh của Dart trong môi trường lập trình của bạn.

Chọn React Native nếu bạn muốn tận dụng sự hỗ trợ từ cộng đồng mạnh mẽ và trưởng thành hơn, native app performance và sự phổ biến của JavaScript trong việc phát triển các cross-platform app.

Hy vọng bạn thích đọc bài viết này.

  Biết chọn gì đây? Flutter, React Native hay Xamarin?

Bài viết gốc được đăng tải tại codeburst