Firebase security – 3 điểm không thể bỏ qua
Bài viết được sự cho phép của tác giả Kiên Nguyễn
1. Firebase security là gì?
Firebase Security là phần đứng giữa data và user trong ứng dụng. Không phải ngẫu nhiên mà Google thêm nội dung này vào Firebase. Trước đây, muốn thực hiện bảo mật hoặc phân quyền cho database cần nhiều thời gian để thực hiện.
Đối với các ứng dụng lớn và phân quyền phức tạp, người ta còn viết ra cả một service riêng để check permission. Đã thiết kế vậy đòi hỏi phải thiết kế DB, nếu chưa biết có thể tham khảo các bài viết về antipattern khi thiết kế DB tại đây.
Nhưng với các ứng dụng nhỏ, không quá phức tạp thì sao?. Đấy, lúc đấy Firebase Security trở nên đơn giản, gọn nhẹ.
Nhờ vào tính flexible (linh động) và independent (độc lập), firebase database nói chung và Firebase Security càng ngày càng hot. Cùng Kieblog tìm hiểu ngay 3 điểm cần chú ý nha.
1.1 Hoạt động như thế nào?
Theo như lý thuyết từ trang chủ thì:
Firebase Security Rules work by matching a pattern against database paths, and then applying custom conditions to allow access to data at those paths.
Firebase Security Rules hoạt động bằng cách khớp các mẫu (matching a pattern) trên các đường dẫn database và áp dụng các điều kiện cho phép truy cập data hay không trên các đường dẫn này
À, vậy là tất cả các đường dẫn trên database đều có thể thiết lập các rules này. Rules thường được việt với if else, tuy nhiên cũng có thể viết các điều kiện phức tạp hơn (tùy thuộc yêu cầu của ứng dụng đang dùng).
service <<name>> { // Match the resource path. match <<path>> { // Allow the request if the following conditions are true. // Cho phép làm gì đó (read, write,...) nếu khớp điều kiện gì đó. allow <<methods>> : if <<condition>> } }
2. Ba chức năng chính
2.1 Flexibility – linh hoạt
Linh hoạt ở đây không phải cho người khác dễ dàng thao tác mà là cho quản trị viên. Trường hợp muốn thay đổi rule gì đó trong security thì dễ dàng thêm thắt hay sửa đổi.
Write custom rules that make sense for your app’s structure and behavior. Rules use languages that allow you to leverage your own data to authorize access.
Viết các rules tùy biến phù hợp với cấu trúc và hành vi của ứng dụng. Rules còn được sử dụng từ các dữ liệu của chính bạn để quản lý việc truy cập.
Tất nhiên Firebase Security viết ra không phải cho một loại ứng dụng. Chính vì vậy người dùng sẽ muốn thay đổi rule cho phù hợp với đặc thù ứng dụng của mình.
Cùng xem xét một số ví dụ sau đây nha:
// Trường hợp này lock toàn bộ document trên firestore match /{document=**} { allow read, write: if false; }
// Chỉ các user đã authen mới được read, write match /products/{productId} { allow read: if request.auth != null; }
2.2 Granularity – Chi tiết
Ở một số ứng dụng, việc phân chia user actions có thể chi tiết tới từng thao tác. User này có quyền được tạo data, trong khi user kia chỉ được xem.
Nhân thấy yêu cầu phân quyền chi tiết, Firebase Security chia read và write thành các thao tác chi tiết nhỏ.
In some situations, it’s useful to break down
read
andwrite
into more granular operations. For example, your app may want to enforce different conditions on document creation than on document deletion. Or you may want to allow single document reads but deny large queries.Trong một số tình huống, sẽ rất hữu ích nếu chia nhỏ read và write thành các thao tác nhỏ. Một số có thể chập nhận duy nhất một yêu cầu dọc dữ liêu, nhưng từ chối các truy vấn lớn hơn
service cloud.firestore { match /databases/{database}/documents { // Read chia thành get và list match /cities/{city} { // Applies to single document read requests allow get: if <condition>; // Applies to queries and collection read requests allow list: if <condition>; } // Write thì chi tiết hơn, tạo, cập nhật và xóa match /cities/{city} { // Applies to writes to nonexistent documents allow create: if <condition>; // Applies to writes to existing documents allow update: if <condition>; // Applies to delete operations allow delete: if <condition>; } } }
Thay vì viết một service riêng rẽ kiểm tra các điều kiện để thực hiện phân quyền. Thằng Firebase Security chia nhỏ các thao tác đó ra. Phần thao tác truy cập database được phân quyền chi tiết theo các điều kiện if, dễ để kiểm soát
Việc phân quyền trong một file duy nhật với các condition còn dễ dàng cho việc maintainance sau này.
2.3 Independent security – Tính độc lập
Cái hay của Firebase Security là nó tách bạch phần phân quyền, bảo mật data riêng rẽ ra ngoài.
Có thể một số ứng dụng phức tạp hoặc có các yêu cầu phân quyền đặc biệt không sử dụng. Nhưng đối với các ứng dụng đơn giản không có yêu cầu quá phức tạp về phân quyền có thể custom nhanh chóng phần này.
Because Rules are defined outside of your app (in the Firebase console or Firebase CLI), clients aren’t responsible for enforcing security, bugs don’t compromise data, and your data is always protected.
Bởi vì Rules được định nghĩa bên ngoài ứng dụng (trong Firebase console hoặc Firebase CLI), client không chịu trách nhiệm về vấn đề bảo mật, dữ liệu luôn được bảo vệ.
Tính độc lập của Firebase Security luôn được đánh giá cao. Dễ dàng custom và maintainance, đây là điểm cộng lớn cho Firebase. Một số đối thủ khác của Firebase đang cố gắng thực hiện tính năng tương tự.
3. Tham khảo
Bài viết gốc được đăng tải tại kieblog.vn
Có thể bạn quan tâm:
- Tạo website với Firebase Hosting
- Thêm Firebase vào Flutter và login với Google (Update 9/2020)
- Những tính năng cơ bản của Firebase
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ
- V VoiceGPT là gì? Giới thiệu tính năng và cách cài đặt sử dụng Voice GPT
- G GPT-4o Mini – Thông minh hơn và tiết kiệm hơn?
- C ChatGPT-4o là gì? Điểm mới của ChatGPT-4o vs ChatGPT-4
- C Chat GPT 4.0 là gì? Có gì vượt trội so với Chat GPT phiên bản cũ?
- C Cách tự học code web, tìm kiếm công việc dễ dàng và hạnh phúc mỗi ngày
- G Giới thiệu 15 website học và luyện hack hợp pháp