DNS là gì? Tại sao chúng ta lại bị nhà mạng chặn khi vào web không lành mạnh?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Hữu Đồng
Hế nhô các bạn, hôm nay mình vừa tìm hiểu về DNS và muốn chia sẻ với các bạn những điều mình vừa mới biết.
Chắc hẳn các bạn ai cũng đã từng sử dụng trình duyệt, nhập địa chỉ trên thanh địa chỉ, cuối cùng nhấn enter rồi cả một thế giới mới hiện trước mắt chúng ta. Rồi chắc các bạn đã nhìn thấy ai đó gõ một cụm 4 số cách nhau bởi dấu “.” xong enter cái bụp rồi cũng hiện ta những gì bạn đã làm với những con chữ kia chứ 😀
Khi bạn vào một trang Web thì thực chất bạn đang nhờ trình tuyệt tìm địa chỉ của website đó, cái mà có 4 số cách nhau bởi dấu “.” ý. Trình duyệt sẽ làm những việc gì đó để tìm ra cái địa chỉ 4 số đó. Và cái 4 chữ số đó người ta gọi là IP còn cụm chữ kia người ta gọi là Tên Miền (Domain trong tiếng anh)
IP và Domain luôn song hành với nhau, việc nhớ Domain sẽ rất dễ so với việc nhớ mấy con số kia, từ IP bạn sẽ truy cập vào được tài nguyên của máy chủ nhưng khi bạn có trong tay Domain thì chưa chắc bạn có thể tìm được máy chủ nhà người ta.
Mỗi Domain được một cấp bởi một tổ chức quản lí Domain và tổ chức đó có sẵn công cụ để giúp ta tìm được địa chỉ IP máy chủ ứng với tên miền đó. Cái đó được gọi là DNS viết đầy đủ là Domain Name System dịch ra tiếng việt là Hệ thống phân giải tên miền.
Khi bạn truy cập vào một Domain, việc đầu tiên trình duyệt sẽ làm là nhờ các DNS server tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền đó. Mặc định nếu bạn không chỉ định DSN server thì bạn sẽ dùng DSN server của Nhà cung cấp dịch vụ mạng cho bạn, cái tổ chức mà hàng tháng cứ đến cuối tháng là thu tiền mạng, hay phải goị điện thoại chửi mỗi khi nó bóp băng thông khiến mạng như rùa ý haha.
Chính vì việc bạn sử dụng DNS server của nhà mạng nên họ sẽ ngăn chặn việc bạn truy cập vào các trang Web không lành mạnh. Họ đơn giản chỉ cần không trả về cái địa chỉ IP đó.
Vậy để muốn truy cập các trang web đó bạn cần phải sử dụng DNS server khác, của Google chẳng hạn, google sẽ không chặn bạn đâu.
Và để sử dụng DNS server của ai đó các bạn hãy xem qua bài viết này .
Vậy nếu có nhiều DNS server và nhiều nhà cung cấp Domain thì làm sao để biết Domain nào là của tổ chức nào là làm sao để các tổ chức có thể trao đổi thông tin cho nhau.
Để giải quyết vấn đề này sẽ có một tổ chức đứng chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức đó có tên là “Internet Corporation for Assigned Names and Numbers”
Họ sẽ điều hành hệ thống “Root Domain”, chia tên miền thành các kiểu có dạng “.com, .vn, .net, .org”. Cái đó gọi hệ thống “Top Domain” và cứ như vậy sẽ dựa từ phân cấp ra thành nhiều bậc thấp hơn.
Vậy khi bạn mua một tên mình của một nhà cung cấp nào đó. Nếu bạn cung cấp địa chỉ IP ứng với tên miền đó, nhà cung cấp sẽ đồng bộ nó lên hệ thống Root Domain và vì thế các DSN server khác sẽ dễ dàng tìm được địa chỉ IP đó.
Đến đây là hết rồi, để tìm hiểu sâu hơn các bạn có thể vào đây để tham khảo.
Bye bye. ^_^
Bài viết gốc được đăng tải tại dongnguyenltqb.medium.com
Có thể bạn quan tâm:
- Facebook làm được. Tại sao chúng ta lại không?
- Sức mạnh thành công tại HansenCX: trọng dụng nhân tài, không ngại đầu tư nguồn nhân lực
- Văn hóa cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ