[Update] Điểm tên TOP 5 công nghệ mới đang HOT trong năm 2024
Công nghệ mới liên tục ra mắt đòi hỏi người kĩ sư phần mềm (Software Engineer) cần chú ý cập nhật các nội dung mới để tránh bị lạc hậu.
Cập nhật kiến thức mới về các tech trend cũng giúp kỹ sư phần mềm và các vị trí khác có cái nhìn rộng hơn về tương lai. Bổ sung kiến thức phù hợp cũng là điều cần thiết khi có các trend công nghệ mới, hoặc cập nhật cho các công nghệ cốt lõi.
Bài viết này trình bày 5 công nghệ mới cần chú ý năm 2023.
1. Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning
Machine Learning và trí tuệ nhân tạo thường bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng học máy là một thành phần con của Trí tuệ nhân tạo (AI). Mặc dù AI cách đây vài năm có thể xem là khoa học viễn tưởng với nhiều người, nhưng riêng trong năm 2022 và đầu năm 2023 đã đánh dấu những phát triển vượt bậc của AI (trí tuệ nhân tạo).
Việc phát triển nhanh và bền vững của AI đánh dấu bằng việc AI không chỉ đem vào ứng dụng trong HiTech, mà nó đã dần lấn sân qua cả FinTech.
AI đang được các doanh nghiệp đầu tư phát triển khi họ nhận thấy tiềm năng to lớn của AI, khi AI đem vào sử dụng tại doanh nghiệp, nó hỗ trợ đưa ra các dự đoán. Lập kế hoạch hoặc phân tích lượng dữ liệu khổng lồ mà doanh nghiệp đang có.
Riêng đối với lĩnh vực phát triển phần mềm, các task ở cấp thấp (low-level) sẽ dần dần được thay thế bởi AI. Lập trình viên cũng như các nhà phát triển phần mềm có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào các công việc đem lại lợi ích lớn hơn cho toàn dự án.
2. Low code và no code
Với Low code và no code, năm 2022 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Low code. Các platform cho phép người dùng kéo thả để tạo ra các tính năng. Các component có độ phức tạp cao được xây dựng sẵn.
Cùng với sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của low code, giờ đây bạn không cần phải hiểu quá sâu về kĩ thuật, cũng không cần phải để ý chi tiết. Chỉ cần hiểu và nắm chắc business mà bạn muốn xây dựng là gì? Low code và no code platform sẽ xử lý phần công việc còn lại.
Ngoài ra, thời gian phát triển dự án phần mềm càng ngày càng ngắn còn thúc đẩy một bộ phận không nhỏ các kỹ sư phần mềm tìm tới low-code. Nhanh chóng dựng nên phần thô hoặc tính năng đơn giản cho ứng dụng hoặc dự án.
Năm 2022 tuy là năm phát triển của Low code nhưng cũng là năm mà low code bộc lộ nhiều các điểm yếu, nhưng chúng cũng đang được cải thiện nhanh chóng. Việc low code và no code phát triển mở ra một kỷ nguyên mới, nơi mà người bình thường cũng có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ.
3. DevSecOps
Công nghệ mới thứ 3 được điểm danh là DevSecOps. Nếu bạn chịu khó để ý tin tức hoặc theo dõi tin tức thường xuyên. Hẳn là bạn biết mức độ thiệt hại nếu các cuộc tấn công mạng nhắm tới doanh nghiệp và chính phủ.
Bảo mật, an toàn là yếu tố đầu tiên cần quan tâm ngay khi phát triển dự án phần mềm. DevSecOps là phương pháp phát triển phần mềm mới đem bảo mật vào mọi giai đoạn của phát triển phần mềm.
Ngoài ra, việc phát triển nhanh và mạnh của khoa học dữ liệu cũng đòi hỏi việc đảm bảo an toàn cho lượng dữ liệu lớn đã thu thập được. DevSecOps sẽ trực tiếp can dự vào quá trình phát triển phần mềm. Bắt buộc đem toàn bộ tính năng an toàn vào trong từng giai đoạn phát triển.
Tham khảo việc làm JavaScript HOT trên TopDev
4. Cloud-Native Software Architecture
Kiến trúc phần mềm dựa trên cloud cũng như các dịch vụ ở trên cloud đã quá quen thuộc với nhiều người. Không những khách hàng cá nhân, các khách hàng doanh nghiệp cũng thực hiện chuyển đổi và di chuyển phần lớn hạ tầng lên cloud.
Kiến trúc phần mềm dựa trên Cloud là bước đi cần thiết khi thực hiện số hoá cho doanh nghiệp. Amazon, Google và Microsoft đã và đang cung cấp các giải pháp cloud, giá thành thì càng ngày càng trở nên hợp lý.
Việc sử dụng tài nguyên cũng trở nên hợp lý hơn bao giờ hết. Thay vì phải cung cấp dư thừa như trước đây, với các dịch vụ từ Cloud, doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho những gì họ sử dụng. Không nhiều hơn mà cũng chẳng ít hơn.
Chính vì vậy, năm 2024 vẫn được dự đoán là một năm phát triển vượt bậc của Cloud Software Architecture.
5. Microservices
Năm 2023 và cuối năm 2022 vẫn là khoảng thời gian mà microservices phát triển cực nhanh. Giờ đây, microservices đã là khái niệm phổ biến thường xuyên được nhắc tới khi xây dựng kiến trúc cho dự án phần mềm.
Với ưu điểm là tính năng riêng việc, xử lý công việc riêng biệt, khả năng scale up của microservices giờ đây được tận dụng triệt để. Số lượng user truy cập + tương tác ngày càng nhiều, việc mở rộng và scale up giờ đây đã là vấn đề nghiêm túc cần các doanh nghiệp xem xét khi phát triển dự án phần mềm.
Năm 2023 là năm dự đoán microservices sẽ tiếp tục phát triển, len lỏi sâu hơn vào các ưng dụng hoặc hệ thống phần mềm.
6. Tham khảo thêm về công nghệ mới năm 2023
- Cloud-Native Architecture: A Guide, Definitions, Types & More
- What is Microservices? Microservices Definition and Related FAQs | Avi Networks
- What is DevSecOps? | Dynatrace news
Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you for your attension – Happy coding!
Tác giả: Kiên Nguyễn
Xem thêm:
- Digital Twins – xu hướng công nghệ cho ngành IoT
- WebAssembly – Tương lai của các ứng dụng Web
- Mô hình ngôn ngữ LaMDA – Công nghệ đứng sau chatbot AI Bard của Google
Xem thêm tuyển dụng CNTT hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?