Dịch vụ thị trường vận chuyển và giao nhận Landscape 2020
Nối tiếp báo cáo thị trường IT Landscape 2019, báo cáo mới nhất về thị trường vận chuyển và giao nhận 2020 vừa mới ra mắt, thông số trong báo cáo khá khả quan bất chấp dịch bệnh Covid được xem là một trong những đại dịch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành nghề khác nhau ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là Châu Âu.
Tổng quan về báo cáo Landscape 2020
Theo báo cáo thị trường Vietnam IT Landscape 2020, tuy 6 tháng đầu năm các ngành có xu hướng “tuột dốc” nhưng với tình hình hiện này thì chúng ta có thể thấy rõ nền kinh tế Việt Nam đang dần khởi sắc ở các ngành nghề nói chung và các công ty công nghệ nói riêng. Trong bài báo cáo này, chúng ta sẽ chỉ tập trung đến tình hình của ngành dịch vụ thị trường vận chuyển và giao nhận. Nhìn chung, tại Việt Nam, các dịch vụ vận chuyển khá được ưa chuộng, nhất là các dịch vụ vận chuyển của những công ty công nghệ như Grab, Goviet, Lalamove, Giaohangnhanh…
Theo báo cáo thị trường vận chuyển và giao nhận 2020, trong năm 2011-2017 (6 năm), các dịch vụ vận chuyển, giao nhận công nghệ trong đó có ứng dụng đi lại chỉ có 2 ứng dụng phát triển đó là Uber và Grab, còn ở ứng dụng giao đồ ăn thì có ông trùm độc quyền Now tại thời điểm này. Ứng dụng vận chuyển hàng hóa thì có Vietnam Post, Viettel Post, Grab Express… đa số là các ứng dụng giao hàng được phân nhánh từ các công ty lớn của nhà nước. Nhưng kể từ năm 2018 trở đi, thì dịch vụ vận chuyển và giao nhận phát triển khá nhanh, các ứng dụng giao nhận, vận chuyển được ào ào ra mắt ví dụ như goviet, be, fastgo… đối với các ứng dụng đi lại. Ứng dụng giao đồ ăn cũng khá khả quan với các ứng dụng Grabfood, Loship, Gofood, Baemin… đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống được giao hàng tận nơi.
Xem thêm báo cáo về Thị trường vận chuyển và giao nhận 2020
Dù các ứng dụng giao hàng, vận chuyển phát triển mạnh mẽ là thế nhưng khi đến giai đoạn từ khoảng đầu năm 2020, thời điểm dịch dịch mon men phát triển tại Việt Nam thì thị trường vận chuyển giao nhận 2020 lại có 1 pha “hú hồn” vì dịch. Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của User khi sử dụng dịch vụ giao nhận, cụ thể, theo thống kê, thị trường vận chuyển và giao nhận Landscape 2020, ứng dụng Grab thì trong năm 2019, Grab Express có mức tăng trưởng 97%, Grab Food tăng trưởng tầm 1.800% trong năm.
Nhưng trong năm nay, theo báo cáo thị trường vận chuyển và giao nhận 2020 thì tổng doanh thu từ thị trường đặt xe đã giảm mạnh từ 3,126 triệu $/năm (2019) xuống thấp nhất từ trước đến nay là 2,000 triệu $/năm. Đây là một con số đáng báo động về sự suy thoái trong ngành. Tuy thị trường đặt xe “bê bết” là thế nhưng vẫn còn một thị trường có thể gỡ lại 1 chút, đó là thị trường đặt đồ ăn qua ứng dụng. Vì tình hình dịch bệnh làm thay đổi hành vi người dùng nên thay vì kéo nhau ra ngoài ăn thì mọi người sẽ order đồ ăn để ăn tại chỗ, nền tảng giao đồ ăn “soán ngôi”, tỷ lệ giao đồ ăn tăng vọt.
Dự kiến thị trường giao thực phẩm Đông Nam Á sẽ tăng từ 2 tỷ USD (2018) lên 8 tỷ USD (2025) – theo báo cáo của Google và Singapore Temasek. Trong riêng năm 2020, doanh thu của ngành vận chuyển và giao nhận nói chung tại Việt Nam là 302 triệu USD (tăng 45,9% so với cùng kì năm ngoái, người dùng (User) là 9.5 triệu người (tăng 37.1% so với năm ngoái). Tuy trong thời gian ảnh hưởng dịch bệnh từ thế giới, ngành này tuy có bị ảnh hưởng một ít nhưng may mắn thay chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chủ trương phòng bệnh rất hiệu quả nên cũng đỡ được phần nào ảnh hưởng. Ngoài ra, dịch vụ đặt đồ ăn qua ứng dụng đã “gánh team” cho thị trường vận chuyển và giao nhận 2020 tại Việt Nam.
Khó khăn từ phía ứng dụng vận chuyển, giao nhận
Mới đây, Grab cũng đã đưa ra thông cáo báo chí rằng sẽ cắt giảm 5% đội ngũ nhân sự trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, tương đương với 360 người. Khi được hỏi tại sao Grab lại có những động thái này dù dịch bệnh đã phần nào nguôi ngoai, CEO của Grab Việt Nam – ông Anthony Tan đã chia sẻ trong tiếc nuối: “Grab phải áp dụng chiến lược bảo toàn nguồn vốn phù hợp hơn để dự phòng cho giai đoạn phục hồi có thể kéo rất dài, cần có một bộ máy tinh gọn hơn để đáp ứng được những thách thức của nền kinh tế hậu COVID-19”. Đồng thời ông cũng cam kết rằng sẽ không để cho sự việc tương tự như việc cắt giảm nhân sự này xảy ra thêm lần nào nữa.
Trong khoảng từ cuối tháng 4 năm nay, Grab đã khuyến khích nhân viên chủ động nghỉ hoặc giảm thời gian làm trong ngày để tránh việc phải cắt giảm nhân sự trong mùa dịch, nhưng dường như chiến dịch ấy vẫn không quá khả quan, chính vì vậy mới xảy ra sự việc cắt giảm 5% nhân viên Grab trong giữa tháng 6. Ông Anthony Tan, chỉ cho biết Việt Nam cũng là 1 trong những nước phải cắt giảm nhân sự nhưng lại không tiết lộ chính xác con số.
Xem thêm báo cáo về Thị trường vận chuyển và giao nhận 2020
Ngoài việc chia sẻ về sự việc không mong muốn như trên thì ông cũng chia sẻ thêm rằng kể từ tháng 2/2020 thì Grab đã cảm nhận rõ ràng về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch đối với dịch vụ vận chuyển và giao nhận. Định hướng cũng Grab trong tình hình này là Grab sẽ tập trung vào những mảng mạnh của công ty như di chuyển, giao nhận và thanh toán, hạn chế những dự án đang phát triển để bảo toàn nguồn vốn lưu động.
Đối với ứng dụng đặt xe Be, đại diện phía Be cũng cho biết, các hoạt động dịch vụ của Be cũng bị ảnh hưởng kể từ sau Tết Nguyên đán năm nay. Nhìn chung, các công ty của ngành dịch vụ vận chuyển và giao nhận đều có khó khăn chung trong tình hình hiện tại.
Khó khăn từ phía tài xế
Chia sẻ thực tế với các phóng viên các tờ báo lớn, một tài xế của ứng dụng xe ôm công nghệ Be cho hay vào thời điểm trước dịch, thông thường mỗi ngày anh có thể chạy với năng suất 20-25 chuyến/ngày, tính thêm cả điểm thưởng từ app thì thu nhập của các tài xế Be giao động trong khoảng từ 300.000-400.000 đồng/ngày. Nhưng trong thời điểm dịch bùng phát thì thu nhập của các tài xế bị ảnh hưởng trầm trọng, cụ thể là các chuyến xe giảm từ 25 chuyến/ngày còn 5 chuyến/ngày, dẫn đến việc không thể nhận thưởng, thu nhập giảm mạnh, sau khi trừ hết tất cả chi phí thì tiền thu về chỉ ở khoảng 30.000/ngày.
Đó là đối với tài xế của ứng dụng Be, còn với ứng dụng có quy mô lớn hơn như Grab thì các tài xế chia sẻ, vào thời điểm trước dịch, lượng người dùng sử dụng Grab rất mạnh mẽ. Hầu như lúc nào mở ứng dụng Grab Driver lên cũng sẽ có khách ngay lập tức, một ngày có thể nhận đến 30-40 chuyến nếu chịu khó chạy liên tục cả ngày, nhưng khi dịch đến thì dù có mở app cả ngày vẫn chỉ có 2, 3 chuyến.
Không riêng gì các dịch vụ vận chuyển 2 bánh, những khó khăn ấy còn bao trùm lên cả các tài xế xe hơi công nghệ, khó khăn sẽ càng nặng trĩu hơn nếu những tài xế xe hơi này phải trả góp ngân hàng tiền mua xe. Khó khăn này chồng chất lên khó khăn kia làm những người lao động trong thị trường vận chuyển và giao nhận trở nên điêu đứng.
Trong mùa dịch này, khi may mắn bắt được một chuyến xe thì sự lo lắng vẫn luôn thường trực trong tâm trí của các tài xế xe ô tô vì không gian trong xe ô tô rất kín và khoảng cách ngồi giữa tài xế và hành khách cũng rất gần.
May mắn thay, trong báo cáo về thị trường vận chuyển và giao nhận 2020 thì chúng ta vẫn thấy những chỉ số khả quan, các chỉ số đã gia tăng đáng kể trong năm 2020 dù bị ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Nguyên nhân của những thông số khả quan này phải kể đến công của thị trường ứng dụng giao đồ ăn và ứng dụng vận chuyển hàng hóa.
Dịch bệnh nổ ra làm thay đổi thói quen người tiêu dùng, chính vì thế thị trường giao đồ ăn và vận chuyển hàng hóa có dịp lên ngôi. Nguồn khách hàng chính của 2 thị trường này đến từ lao động khối văn phòng là chính, thay vì ra ngoài ăn thì mọi người lại có xu hướng mời gọi nhau ăn cùng 1 quán, sau đó đặt giao đồ ăn đến ăn tại ngay chỗ làm.
Cùng chung hoàn cảnh với thị trường giao thực phẩm, thị trường giao hàng cũng được ưa chuộng vì trong thời gian giãn cách mọi người ở nhà có nhu cầu shopping online hoặc gửi đồ đều sử dụng dịch vụ giao hàng như lalamove, ahamove, 60 giây, giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh… thậm chí đôi khi đơn hàng quá tải, các ứng dụng giao hàng không chuyển hàng đến khách kịp nên phải tuyển thêm rất nhiều shipper trong mùa dịch. Vì tính tiện dụng cao nên việc đặt đồ ăn và giao hàng khá bùng nổ trong mùa dịch này, dẫn đến 1 cơ hội mới, 1 xu hướng sử dụng dịch vụ vận chuyển và giao nhận mạnh mẽ hơn.
Giải pháp
Trong bối cảnh tình hình hiện tại, các công ty, doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển và giao nhận rất tất bật trong việc tuyên truyền các giải pháp tự bảo vệ bản thân cho cánh tài xế để có thể phòng ngừa và tránh lây nhiễm nguồn dịch bệnh không mong muốn khi tác nghiệp.
Giải pháp chung của các doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển, giao nhận như Grab, Be, Goviet, Lalamove, Ahamove, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm… là:
- Khuyến khích/ bắt buộc tài xế luôn đeo khẩu trang khi ra đường
- Rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn thường xuyên
- Đối với các chuyến giao nhận hàng hóa, đồ ăn tài xế chủ động đặt đồ cần giao trước địa chỉ được yêu cầu giao tới, đứng cách xa 3 mét và gọi khách xuống nhận hàng.
- Liên hệ ngay đến các cơ quan y tế và tổng đài của công ty nếu cảm thấy không khỏe trong người hoặc có dấu hiệu dịch bệnh.
Đối với các tài xế không tuân thủ các quy tắc phòng chống trên thì sẽ bị các ứng dụng giao hàng phát bằng nhiều hình thức khác nhau và nặng nhất là khóa tài khoản, không cho các tài xế ấy hoạt động nữa.
Bên cạnh đó, ứng dụng Be đã có kế hoạch cho việc “sống chung với lũ” nhằm giúp doanh nghiệp có thể duy trì qua mùa dịch và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của thị trường. Còn đối với ứng dụng Grab, tình hình kinh tế của Grab cũng vẫn duy trì khá cân bằng nhờ có những bước đi hợp lý.
Tổng kết thị trường vận chuyển và giao nhận 2020
Theo báo cáo của Vietnam IT Landscape 2020 cho thấy thị trường vận chuyển và giao nhận Landscape 2020, dù nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển giao nhận có thay đổi và giảm mạnh, tuy nhiên ngành này vẫn “ăn điểm” so với những ngành khác nhờ có dịch vụ giao đồ ăn và giao hàng hóa tận nơi. Phần lớn người dùng trong thị trường này chỉ chuyển cách thức sử dụng dịch vụ chứ không hẳn là từ bỏ thế nên thông số trong báo cáo Vietnam IT Landscape 2020 đã thể hiện sự tăng trưởng từ năm này sang năm khác là hoàn toàn hợp lý.
Các bạn có thể truy cập vào báo cáo Vietnam IT Landscape 2020 hoặc nhấn nút xem báo cáo dưới đây để có thể tìm hiểu thêm các thông số báo cáo không chỉ của riêng thị trường vận chuyển và giao nhận 2020 mà còn nhiều ngành liên quan đến công nghệ khác nữa!
Nguồn tổng hợp từ TopDev
Có thể bạn muốn xem:
- Báo cáo thị trường IT quý II 2020: Ngành IT khôi phục trạng thái, Việt Nam khởi sắc “xây tổ” đón “đại bàng”
- Báo cáo toàn cảnh thị trường IT Việt Nam 2019 – Các công ty công nghệ tại Việt Nam đang làm gì?
- Báo cáo thị trường IT 2020: Việt Nam sẽ trở thành quốc gia IT với nhiều chỉ số trong top thế giới
Xem thêm việc làm IT hấp dẫn từ TopDev!
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?