Dịch vụ thị trường Thương mai Điện tử Landscape 2020
Thị trường Thương mại Điện tử 2020 trong khối Đông Nam Á, có thể nói Việt Nam chúng ta là một nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh và vượt trội so với những nước khác. Việt Nam đang trở thành một “miếng bánh ngon” được các nhãn hàng, nhà bán lẻ, nhà đầu tư nhắm đến. Để nước ta có được nền kinh tế như hiện nay thì thị trường Thương mại Điện tử cũng đã góp 1 phần sức lực không hề nhỏ trong những năm gần đây.
Để có thể biết thêm chi tiết tốc độ tăng trưởng của thị trường Thương mại Điện tử, TopDev xin gửi đến bạn đọc bảng báo cáo thị trường Thương mại Điện tử Landscape 2020 với đầy đủ các số liệu cụ thể.
Trong bài viết dưới đây, TopDev sẽ phân tích tình hình thị trường Thương mại Điện tử 2020 đã bị ảnh hưởng như thế nào trong giai đoạn dịch Covid-19.
Xem thêm báo cáo về Thị trường Thương mại Điện tử Landscape 2020
Tổng quan thị trường Thương mại Điện tử
Thị trường Thương mại Điện tử ở nước ta có xu hướng tăng dần đều ở những năm 2015 đến nay, tuy nhiên để nói về sự bùng nổ thì phải nhắc đến năm 2019. Trong năm, ngành Thương mại Điện tử đã có sự tăng trưởng vượt bậc, thu về 2,7 tỷ USD trong riêng năm 2019 và đã có hơn 35,4 triệu người sử dụng.
Cũng trong năm 2019, lượng người sử dụng mạng tại Việt Nam là 59,2 triệu/tổng dân số cả nước, dự đoán trong năm 2021 con số này sẽ tăng trưởng lên thành 68 triệu người/tổng dân số.
Lượng người sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm cũng tăng khá rõ rệt, dự đoán cho đến năm 2021 sẽ tăng thêm 5 triệu người sử dụng, tăng từ 35 triệu lên 40 triệu người.
Với số liệu khá khả quan như vậy, đó cũng là một trong những điều kiện rất tốt để các nhà đầu tư bán lẻ, kinh doanh nhỏ chuyển hướng đầu tư vào mảng kinh doanh, mở shop trên các sàn Thương mại Điện tử.
Để kể đến các sàn Thương mại Điện tử thì phải điểm mặt qua 4 ông lớn tmd đang “nắm trùm” thị trường tại Việt Nam đó là Tiki, Lazada, Shopee và Sendo.
Trong đó có Tiki và Sendo là 2 trang Thương mại Điện tử có quy mô rộng với phạm vi hoạt động bao trùm luôn cả Đông Nam Á.
Đế có thể dấn thân vào thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam thật sự không hề dễ dàng đối với các nhà bán lẻ vì thói quen tiêu dùng của người Việt Nam rất khác so với tình hình chung.
Cụ thể là hơn 80% lượng khách mua hàng ưu tiên ship COD, có nghĩa là khách hàng chỉ thanh toán khi đã xem qua hàng và nhận hàng.
Việc này chứng minh rằng khách hàng vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt và không có thói quen thanh toán online vì nhiều lý do khách quan. Ngoài ra việc khách hàng chỉ ưu tiên ship COD còn cho thấy là họ thật sự chưa đặt nhiều niềm tin vào chất lượng của các sản phẩm được mua trên mạng nói chung và sàn Thương mại Điện tử nói riêng.
Trong bài báo cáo về thị trường Landscape 2019, số liệu cho thấy các nhóm:
- Sản phẩm hàng điện tử có doanh thu 685 triệu USD,
- Sản phẩm thời trang có doanh thu 661 triệu USD,
- Sản phẩm đồ chơi có doanh thu 478 triệu USD
- Nhóm thực phẩm và đồ chăm sóc cá nhân có doanh thu 448 triệu USD
Từ đó ta thấy doanh thu của những nhóm hàng được nêu trên tăng trưởng khá tốt trên các sàn Thương mại Điện tử, các nhóm hàng này cần được đặc biệt chú trọng và đẩy mạnh hơn.
Căn cứ vào số liệu trên, các doanh nghiệp trên sàn Thương mại Điện tử đặc biệt lưu tâm về tiềm năng phát triển kinh doanh đối với các nhóm hàng chủ yếu đã thống kê ở trên từ đó tạo ra lợi nhuận tăng trưởng cho năm 2020.
Cùng theo số liệu trong báo cáo thị trường Thương mại Điện tử 2020, đa số các giao dịch đều phát sinh trên các thiết bị điện thoại di động, khác với một vài năm về trước, đa số các giao dịch phát sinh đều từ máy tính bàn. Lý do là các thiết bị di động ngày nay đều được cải tiến các chức năng để phù hợp hơn với xu hướng nhu cầu người dùng.
Thương mại điện tử là một trong những thành tố phát triển nhanh nhất của nền kinh tế số tại Việt Nam. Thậm chí tốc độ tăng trưởng của thị trường được đo lường đạt mức 35% mỗi năm, nhanh hơn thị trường Nhật Bản 2.5 lần. Năm 2020, con số của người mua sắm Việt được dự đoán tăng 52%, nâng tổng doanh thu lên đến 10 tỷ USD.
Một số báo cáo chỉ ra rằng lượng truy cập vào website các sàn Thương mại Điện từ như Tiki, Lazada, Sendo giảm trung bình 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên do đến từ trong mùa dịch, các sàn giảm các hoạt động khuyến mãi hay quảng cáo, thay vào đó là những hoạt động tương tác khác nhằm tăng độ gắn kết với khách hàng.
Trong 3 tháng đầu năm, thị trường bán lẻ về thời trang chứng kiến lượng truy cập giảm 38% so với quý trước đó. Tương tự, thị trường bán lẻ đồ dùng điện gia dụng cũng giảm lượng truy cập đến 17% so với tháng 1.
Tuy nhiên tới tháng 3, trạng thái cách ly xã hội đã tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ online như Bách Hóa Xanh, với chỉ số tăng đến 49% so với quý trước, khi mà người tiêu dùng ở nhà tránh dịch nhiều hơn.
Nói chung, thị trường Thương mại Điện tử trải qua nhiều thay đổi trong giai đoạn cách ly xã hội và khi nhu cầu mua sắm của người tiêu thay đổi các thứ tự ưu tiên. Nhưng cũng từ sự biến chuyển này mới thấy sự cần thiết của các website TMĐT luôn phải nhanh nhạy, nắm bắt xu yếu thị trường.
Thách thức trong thị trường Thương mại Điện tử 2020
Tuy đây là một thị trường có sự bùng nổ rõ ràng nhất trong thời kỳ dịch bệnh Covid, tuy nhiên nó vẫn có những khó khăn, thử thách nhất định để có thể đạt được nhiều thành công hơn.
Thời gian giao hàng quá lâu.
Chắc hẳn là các đơn hàng đều trải dài ở các khu vực trên Việt Nam, đều đó đồng nghĩa với việc bộ phận vận chuyển phải làm việc cực lực để có thể giao hàng đến tận tay người mua. Tuy nhiên, theo báo cáo hiện nay, thời gian khách hàng phải đợi để nhận được hàng kéo dài trong khoảng từ 3 – 7 ngày ở khu vực các tỉnh thành khác.
Còn trong khu vực nội thành như Hồ Chí Minh hay Hà Nội thì sẽ nhận được hàng trong thời gian 3 ngày đổ lại. Điều này gây khá nhiều bất cập trong việc chuyển đổi tỷ lệ mua hàng của khách.
Có rất nhiều trường hợp khách đã để sản phẩm cần mua vào giỏ hàng và chuyển đến trang thanh toán, tuy nhiên, khi thấy thời gian giao hàng dự kiến thì lại có hành vi thoát ra và không mua nữa.
Cũng có rất nhiều khách hàng thực hiện hành vi chọn phương thức giao hàng nhanh thay vì giao hàng tiết kiệm dù dịch vụ giao hàng nhanh có giá cao hơn, điều này cho thấy khách hàng trên các sàn Thương mại Điện tử sẵn sàng chi trả 1 khoản tiền cao hơn cho việc giao hàng với mong muốn đẩy nhanh thời gian nhận hàng.
Điều này chứng tỏ chiến lược giao hàng của các sàn Thương mại Điện tử vẫn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng làm ảnh hưởng đến doanh thu.
Ngược lại với các sàn Thương mại Điện tử, đối với các nhà bán lẻ, cá nhân bán hàng online thì việc chuyển hàng đến tay khách hàng lại hiệu quả hơn nhiều. Cụ thể đối với những khách hàng ở chung khu vực với người bán thì thời gian nhận hàng kéo dài từ 15 – 45 phút tùy vào quãng đường. Còn đối với những khách hàng khác tỉnh thì thời gian nhận hàng sẽ từ 1-3 ngày.
Có thể nói, do bộ máy hoạt động của các cá nhân bán hàng online khá đơn giản nên họ cũng rất linh hoạt trong việc vận chuyển hàng hóa. Chính điều này cũng đã vớt lại phần nào tình trạng không mấy khả quan trong chiến lược giao hàng của sàn Thương mại Điện tử.
Nhận thức được điểm yếu, các sàn Thương mại Điện tử đã lập ra một chiến lược kế hoạch mới nhằm nâng cao hiệu quả vận chuyển hơn. Chiến lược của Tiki là đảm bảo sẽ giao hàng đến tay người mua hàng trong 2 giờ kể từ lúc đặt hàng, 4 giờ đối với Shopee và 3 giờ đối với Sendo.
Xu hướng thu hút khách hàng mua sản phẩm trong năm 2020 ngoài chất lượng sản phẩm thì thời gian giao hàng cũng là một yếu tố quan trọng cần được các nhà bán lẻ và thị trường Thương mại Điện tử 2020 cân nhắc phát triển mạnh mẽ hơn.
Thay vì chỉ tập trung vào việc tăng trưởng, tăng lợi nhuận thì trong năm 2020 thiết nghĩ thị trường Thương mại Điện tử sẽ thiết lập chiến lược giao nhận hàng tốt hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng tốt hơn để có được sự bùng nổ lớn hơn trong năm tiếp theo.
Sàn Thương mại Điện tử trong và ngoài nước cạnh tranh với nhau
Thách thức đầu tiên đó chính là sự cạnh tranh giữa những sàn Thương mại Điện tử trong nước và những sàn Thương mại Điện tử nước ngoài nổi tiếng như amazon, taobao, ebay… Thị trường shopping online và Thương mại Điện tử trong những năm sắp tới được dự đoán là sẽ có một cuộc bùng nổ lớn xảy ra.
Cụ thể là thị trường sẽ tăng trưởng mạnh nhưng sẽ có đến 70 – 80% thị phần bị các sàn Thương mại Điện tử nước ngoài chiếm lấy, các sàn Thương mại Điện tử cộp mác Việt Nam sẽ chỉ chiếm được khoảng 20% còn lại trong các thị trường ngách.
Nguyên nhân của dự đoán này là do 2 nguyên nhân chính:
Chi phí cho việc đầu tư vào sàn Thương mại Điện tử quá tốn kém, chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ “lực” để chiến đấu kéo dài với các sàn Thương mại Điện tử nước ngoài.
Xu hướng dùng sản phẩm nước ngoài của dân Việt Nam
Có thể nói đây là lý do chính để sàn Việt Nam khó có thể cạnh tranh lại với sàn nước ngoài. Đa số tâm lý người tiêu dùng tại Việt Nam điều có xu hướng hướng ngoại. Ví dụ, cùng 1 sản phẩm, chức năng, mức giá thậm chí là cùng cả nhãn hiệu nhưng nếu có thể người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn mua những sản phẩm ấy từ các web nước ngoài.
Giải thích nguyên nhân này nhiều người tiêu dùng cho hay nguyên do của việc hướng ngoại này là do họ cảm thấy hàng hóa trên các sàn Thương mại Điện tử nước ngoài đa dạng hơn, nhiều sản phẩm phong phú hơn và đặc biệt là sản phẩm có chất lượng cao hẳn các sản phẩm ở Việt Nam, ít xuất hiện hàng nhái.
Từ đó ta có thể thấy, tuy nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng rất lớn nhưng họ không vì thế mà lựa chọn cẩu thả. Người tiêu dùng ngày nay rất thông minh và ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho họ, vậy tại sao họ phải lựa chọn một sản phẩm online, một sản phẩm Thương mại Điện tử kém chất lượng trong khi họ có thể có lựa chọn khác tốt hơn?
Có thể nói thị trường Thương mại Điện tử có mức độ cạnh tranh khá cao, các sàn Thương mại Điện tử Việt Nam muốn tồn tại trong thị trường này thì họ bắt buộc phải đầu tư tiền bạc cũng như chất xám nhiều hơn.
Các doanh nghiệp với nền tảng yếu kém, công nghệ thấp, trình độ quản trị chưa cao, nguồn vốn không dồi dào chắc chắn sẽ là ‘vận động viên’ bị loại sớm nhất trên đường đua thị trường Thương mại Điện tử này.
An ninh mạng không được đảm bảo
Một trong những thách thức lớn của thị trường Thương mại Điện tử đó là rủi ro về an ninh mạng. Có thể nói lượng người dùng truy cập Internet cũng như mua sắm trên Interner tại Việt Nam tăng trưởng khá nhanh.
Trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam có số người mua hàng online lên đến 70% trên tổng số người sử dụng Internet. Tuy vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của các nước Đông Nam Á, nhưng đây cũng là tín hiệu tốt cho thị trường Thương mại Điện tử tại Việt Nam.
Tầm nhìn ở thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam chỉ dừng ở mức độ phát triển và thu lợi nhuận, chưa có tầm nhìn sâu như các nước phát triển mạnh về Thương mại Điện tử như mỹ, hàn… ở đó họ chú trọng việc nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng, đầu từ vào các hoạt động huấn luyện chăm sóc khách hàng, nâng cao nền tảng công nghệ, an ninh mạng, cơ sở hạ tầng mạng…
Đó là những vấn đề mà các sàn Thương mại Điện tử nước ta chưa thể đáp ứng được, đặc biệt là an ninh mạng. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng và an ninh mạng tại Việt Nam khá yếu kém và là một vấn đề cần được ưu tiên cải thiện toàn diện để tránh gây ra thiệt hại về cả cho 2 phía là doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Luật pháp của việc tiết lộ thông tin người dùng tại Việt Nam chưa thật sự răn đe, ngoài ra chất lượng an ninh mạng tại nước ta cũng cần được quan tâm. Chính vì những lý do này cũng là nguyên nhân góp phần giải thích tại sao Thương mại Điện tử ở nước ta lại không có niềm tin như các sàn Thương mại Điện tử ở nước ngoài.
Giải pháp cho những thách thức
Luật bảo vệ
Dù thị trường phát triển là thế nhưng thật chất, các bộ luật dùng để bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử chưa được hoàn thiện. Nền tảng để có thể phát triển theo hướng tích cực đó chính là bộ luật chi tiết và chỉnh chu, giúp người dùng cà cả doanh nghiệp cảm thấy an tâm khi sử dụng dịch vụ cũng như phát triển thị trường.
Chính phủ nên nghiêm túc hơn trong việc bổ sung các chính sách bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển thị trường Thương mại Điện tử 2020.
Phát triển thanh toán điện tử
Ngoài bộ luật bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp thì chúng ta cũng nên để mắt tới việc đầu tư phát triển kỹ thuật, cơ sở hạ tầng về mô hình thanh toán điện tử, thanh toán không sử dụng tiền mặt trên các sàn Thương mại Điện tử.
Đảm bảo an ninh
Đảm bảo sự riêng tư, an toàn khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch bằng mọi cách để đem đến sự an tâm cho người dùng, ngăn cản việc các trang web bị virus xâm nhập đánh cắp thông tin. Các thông tin liên quan đến việc thanh toán online nên được bảo mật tuyệt đối để tránh kẻ gian lợi dụng.
Đảm bảo chất lượng hàng hóa
Đảm bảo chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng để lấy được lòng tin, tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm tránh gian lận trong kinh doanh, sử dụng hàng thiếu chất lượng để kinh doanh…
Liên kết với Cục Thuế
Nhiều doanh nghiệp lớn được lựa chọn để thí điểm cho chiến dịch kết nối cổng thanh toán của doanh nghiệp đó trên sàn Thương mại Điện tử với chi Cục Thuế để có thể phát hành hóa đơn điện tử khi xuất hiện giao dịch mới giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp đó.
Đầu tư vào nhân lực
Để có thể phát triển được thị trường Thương mại Điện tử 2020 thì việc đầu tư vào nguồn nhân lực là một vấn đề không thể nào phớt lờ. Nhân lực của thị trường Thương mại Điện tử khá bao quát, từ thiết kế cho đến các kỹ sư phần mềm đến chăm sóc khách hàng, giao hàng… và còn rất nhiều vị trí nhân sự khác nữa
Vào cuối năm 2017, cụ thể là ngày 8/11/2017, việc trao đổi mua bán giữa các nước đã được Bộ trưởng bộ Ngoại giao và Kinh tế của các nước APEC thông qua.
Theo báo cáo năm 2016, tổng doanh thu của các giao dịch phát sinh trên Thương mại Điện tử toàn thế giới lên đến 1.920 tỷ USD, đây là minh chứng lớn nhất của việc bùng nổ phát triển của các sàn Thương mại Điện tử.
Tổng kết
Tuy thị trường Thương mại Điện tử còn khá trẻ đối với Việt Nam, nhưng tiềm lực phát triển của thị trường này không hề nhỏ. Nhờ có sự giúp đỡ, chỉ đạo của các bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp nên cũng đã phần nào khắc phục được yếu điểm trước mắt.
Trong tương lai chắc chắn thị trường của Thương mại Điện tử sẽ có số liệu còn vượt bậc hơn cả số liệu thị trường Thương mại Điện tử 2020.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Xem thêm Top công việc IT tại TopDev!
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS