Dịch vụ Thị trường Edtech Landscape

Thị trường Edtech 2021 ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ những lợi ích mà nó đã mang đến cho nền Giáo dục Việt Nam.

Tổng quan thị trường Edtech 2021

Vào năm ngoái, năm 2019, số liệu về tốc độ tăng trưởng kép của thị trường Giáo dục Điện tử Việt Nam khá cao, không những thế, Việt Nam còn thuộc top 10 các nước có sự tăng trưởng mạnh mẽ trên thế giới về E-learning, đạt 44,3%.

Theo các chuyên gia của Ken Research, cho đến năm 2023, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng lên đến con số đáng kinh ngạc hơn nữa. Đó cũng chính là lý do khiến cho Việt Nam trở thành “miếng bánh ngon” của các nhà đầu từ nước ngoài và các startup.

thị trường Edtech 2020

Xem thêm báo cáo về Thị trường Edtech Landscape 2020

Số tiền đầu tư cho thị trường ngành Edtech chỉ đứng sau ngành E-Commerce (34,7 triệu đô) và Fintech (129,1 triệu đô) với số tiền đầu từ là 20,2 triệu USD. Cho đến năm 2019, số tiền vốn đầu tư nước ngoài dành cho Edtech đã lên đến con số 55 triệu đô.

Trong tương lai gần, cụ thể là thị trường Edtech 2021 – 2022, các Edtech startup Việt Nam có thể nhận được nguồn vốn từ nước ngoài hơn nữa, theo dự kiến nguồn vốn sẽ tăng vọt lên đến 50% nếu thị trường Edtech 2021 tiếp tục giữ vững phong độ của đà tăng trưởng này.

Một trong những nguyên nhân thúc đẩy thị trường Edtech phát triển mạnh tại Việt Nam 1 phần là do ảnh hưởng xu hướng phát triển chung của toàn khu vực Đông Nam Á. Đối với các nhà đầu tư trên thế giới thị trường Edtech Châu Á tại thời điểm hiện tại đang là 1 trong những thị trường đầu tư đầy tiềm năng phát triển với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó còn, Đông Nam Á cũng là một khu vực tập hợp các điều kiện cần và điều kiện đủ để phát triển Edtech thuận lợi như: tỷ lệ dân số trẻ chiếm phần lớn, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh cao, nền kinh tế phát triển…

Thuận lợi của nền Edtech tại thị trường Việt Nam là: có nguồn nhân lực dồi dào và cạnh tranh, nền tảng hệ thống công nghệ tại Việt Nam nhỉnh hơn 1 vài nước trong khối Châu Á. Ngoài ra, có rất nhiều người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở những khu vực kinh tế như Silicon Valley, mở ra nhiều cơ hội để kết nối với thị trường trong và ngoài nước với nhau.

  GiÀNH GIẢI THƯỞNG $90,000 với EDTECH ASIA HACKATHON
  Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Xu thế của thị trường Edtech 2021

Xu hướng STEM/STEAM đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong thời gian qua, đây được xem là một bước đệm giúp thế hệ trẻ có thể có sự phát triển vượt bậc. Theo ước tính, thị trường edtech VN sẽ đạt 3 tỷ đô vào năm 2023.

Quan sát được, các đơn vị nước ngoài đã bắt đầu đưa các sản phẩm công nghệ giáo dục vào việt Nam, nhất là cho lứa tuổi mầm non và tiểu học. Từ đó, các sản phẩm edtech ngày càng đa dạng và phong phú.

Đáng chú ý, sự tăng trưởng của E-Learning trong giai đoạn giãn cách xã hội đã tăng đáng kể. VNPT E-Learning của tập đoàn VNPT có số khách truy cập tăng gấp 4 lần, đạt con số 5 triệu, với đỉnh điểm là 100,000 khách truy cập trong một giờ. 

Hoặc ViettelStudy của Viettel đạt 41 triệu lượt truy cập trong một tháng và được sử dụng trong 26,000 trường khắp cả nước, gồm 29,000 bài học ở các cấp độ. 

thị trường Edtech 2020

Sự chuyển đổi công nghệ trong Giáo dục

Các công ty Edtech trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn vì Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi công nghệ hóa trong cả đời sống và giáo dục. Mở rộng cơ hội phát triển Edtech tại Việt Nam bằng các phương pháp công nghệ hóa bài giải. Nối tiếp theo đó, các xu hướng công nghệ giảng dạy mới cũng ra đời ví dụ như bảng thông minh, bài giảng thực tế ảo, giáo dục tích hợp, trí tuệ nhân tạo…

Gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng

Cho đến cuối năm 2019 thì tổng số học sinh, sinh viên trên cả nước ta được ghi nhận là có 22 triệu người, trong đó có hơn 90% các học sinh sinh viên sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc laptop để phục vụ việc học. Dự đoán số lượng học sinh và các nhân viên có nhu cầu học thêm kiến thức sẽ ngày càng nhiều hơn trong năm 2023-2025.

Đây cũng là 1 cơ hội lớn để các doanh nghiệp Edtech có bùng nổ trong những năm sắp tới, giúp nhà trường giải quyết vấn đề nhân sự của giảng viên, giúp thiết kế bài giảng hiệu quả hơn.

  13 kênh dạy lập trình căn bản bằng tiếng Việt ai cũng có thể học

Tìm hiểu về các phân khúc thị trường Edtech 2020

Theo số liệu thống kê của tổ chức Tracxn 2019 hiện có 109 tổ chức khởi nghiệp hoạt động trong thị trường Edtech với các đối tượng phân khúc khác nhau tại Việt Nam. Các phân khúc đó là:

Early Childhood Education

Mô hình giáo dục cho trẻ em là mô hình được phát triển dành riêng cho trẻ nhỏ, mô hình này sáng tạo và cung cấp các nội dung tươi sáng, phù hợp với độ tuổi của các bé. Các nội dung ấy bao gồm những trò chơi giáo dục, bài tập vận dụng phát triển trí tuệ phù hợp với trẻ em. 

Các công ty thuộc phân khúc này: Sunbot, Kidup, Monkey Junior, Kyna Kid, Kidtopi, Kỹ năng thoát hiểm cho bé, Touch English…

Learning Management Systems

Hệ thống quản lý học tập là hệ thống đóng vai trò trong việc quản lý các khóa học, lớp học dựa trên nền tảng digital platform (nền tảng số), nền tảng này có chức năng hỗ trợ các giáo viên, người hướng dẫn, nhà trường kết nối với sinh viên, học sinh và cả phụ huynh, giúp các học sinh sinh viên vẫn dễ dàng tiếp nhận được kiến thức thông qua mạng, việc chia sẻ nội bài học cũng giúp các phụ huynh dễ quản lý tiến độ học của con em hơn.

Các công ty thuộc phân khúc này: Wewiin, Ai Việt Nam, Hương Việt, Trí Nam…

thị trường Edtech 2020

Next-Gen Study Tools

Công cụ hỗ trợ học tập là các công cụ, các trò chơi hỗ trợ cho việc học tập, trong đó có một số startup nổi bật như: Edunet, Edu2Review, Lumosity…

Broad Online Learning Platforms

Nền tảng cung cấp khóa học online này sẽ cung cấp đa dạng các khóa học khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trải dài từ 13 môn văn hóa (toán học, văn học, hóa học…), các khóa dạy nghề nghiệp, kỹ năng sống, kỹ năng mềm…

Các công ty thuộc phân khúc này: Kyna.vn, Unica, Edumall, Brands Việt Nam, Wikilady, Adabook, Testbank, Alada…

Tech Learning

Nền tảng học công nghệ thông tin có ích rất nhiều trong việc học lập trình, ngoài ra, người dùng các Tech Learning còn có thể học thêm nhiều kỹ năng công nghệ từ cơ bản tới nâng cao khác nữa. Các “trường” học Tech Learning đang nổi bật trong phân khúc này là Code4Startup, CoderSchool, MClass.

Language Learning

Nền tảng học ngoại ngữ có vai trò hỗ trợ người sử dụng nó nâng cao trình độ ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ sẽ trở nên đơn giản và tiện lợi hơn bao giờ hết với nền tảng học ngoại ngữ này. Có 1 số trung tâm ngoại ngữ cũng đã kết hợp giữa việc dạy truyền thống và nền tảng ngoại ngữ như Wall Street English…

Ngoài ra, cũng có một vài công ty ứng dụng nền tảng học ngoại ngữ này như: Akira, Antoree, VOOA, Tienganh123, hellochao, TFlat, Leerit, Dekiru.vn…

Enterprise Learning

  Đồng hành cùng VTC Academy tại Vietnam Mobile Day 2018

Nền tảng giáo dục dành cho doanh nghiệp hỗ trợ các tổ chức giáo dục về việc thiết kế nội dung giảng dạy cho các tổ chức đó.

Các công ty thuộc phân khúc này: Nexedu, OMT, DES…

Online to Offline

Mô hình giáo dục kết hợp có vai trò kết nối các bạn học sinh, sinh viên hoặc những người dùng có nhu cầu tiếp thu học tập thêm kiến thức với các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia trong các môn học, ngành nghề thông qua 1 ứng dụng trên điện thoại thông minh. 

Ở đó, các chuyên gia sẽ được tiếp nhận các câu hỏi từ người dùng, sau đó hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dùng. Thông thường quá trình giải đáp thắc mắc của các chuyên gia kéo dài từ 10 phút hoặc hơn tùy vào nhu cầu.

Các công ty thuộc phân khúc này: Topica, Tanaca, AiTalk…

Test Preparation

Các Mô Hình luyện thi chuyên về việc cung cấp các khóa luyện thi Cao đẳng, Đại học, ôn luyện, luyện giải đề cho các học sinh thuộc Cấp 3, đặc biệt là dành cho khối lớp 12.

Thị trường Test Preparation phát triển rất mạnh và đa dạng ở thị trường Việt Nam, các mô hình luyện thi mọc lên như nấm nhưng không phải Test Preparation nào cũng thành công, một số gương mặt nổi trội trong thị trường Test Preparation là : Học Mãi, Moon, Tuyển sinh 247, Zuni, ViettelStudy…

School Administration

Hệ thống quản lý trường học có vai trò trong việc giúp nhà trường hoàn thành tốt công việc soạn thảo quy định, chính sách và hành chính trong nhà trường. Hiện nay có 2 công ty nổi bật trong phân khúc này nhất đó là VNPT school và SMAS.

thị trường Edtech 2020

Lợi thế của thị trường Edtech 2020

Thị trường Edtech còn nhiều cơ hội phát triển

Có thể nói, thị trường giáo dục điện tử nước ta còn khá mới mẻ và non trẻ. Nhìn chung, các nền tảng giáo dục được phát triển dành cho nhà trường, doanh nghiệp… đều còn rất mới và chưa được thúc đẩy mạnh mẽ như các ngành khác.

Đặc biệt ở các phân khúc thị trường như Curriculum Production – thiết kế khóa học/chương trình học và phân khúc Review – hỗ trợ người dùng tìm kiếm thêm thông tin về các khóa học, nhà trường, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của các khóa học, trường học đó từ đó giúp người dùng đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với bản thân hơn vẫn còn chưa được phát triển nhiều. 

Hiện nay, trên phân khúc thiết kế khóa học/chương trình học có 1 vài đơn vị nhỏ lẻ như Addie, Arkki. Còn trên phân khúc Review khóa học thì có Edu2review là nổi bật.

Có thể thấy, thị trường Edtech 2020 tại Việt Nam tuy có sự tăng trưởng khá tốt nhưng vẫn chưa được đầu tư, tập trung mạnh mẽ như những ngành khác. Đây vừa là khó khăn và là cơ hội của nước ta, với tình hình phát triển hiện tại, các Startup nước ta có thể đạt được nhiều đột phá trong các sản phẩm giáo dục công nghệ.

Thị trường Edtech được Chính phủ bảo trợ

Dự kiến vào năm 2023, lượng người dùng sử dụng Internet truy cập vào mạng sẽ tăng mạnh ở mức 75% (theo dự đoán của Statista Database). Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tạo rất nhiều điều kiện cho các Startup về Edtech có cơ hội phát triển các ứng dụng công nghệ hiện đại của mình vào quy trình giảng dạy, phát triển giáo dục.

Có thể thấy được Chính phủ đã có nhiều chính sách nâng đỡ nền Giáo dục Điện tử, quy mô của thị trường Edtech cũng ngày được mở rộng, tiếp cận được nhiều người dùng tiềm năng hơn, thu hút nhiều nguồn lực, vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam chấp nhận đầu tư nhiều hơn vào thị trường Giáo dục

Đây cũng là 1 trong những lợi thế đáng nói đến trong thị trường Việt Nam, chỉ nói riêng năm 2019 thì nền kinh tế của Việt Nam đã tăng gấp 1,3 lần năm 2015, tốc độ tăng trưởng trong năm đó là 7,02%. Thu nhập trung bình của mỗi người tại Việt Nam giao động ở mức 2.800USD/người. 

  "Ngành IT này học rất dễ, tài liệu ko bao giờ thiếu. Quan trọng là phải có đam mê và chịu cày"
  10 kênh Youtube học lập trình không thể bỏ qua dành cho Junior Web Developer / Designer

Theo số liệu cho thấy, người Việt Nam sẵn lòng chi tiêu trung bình 40% tổng thu nhập/tháng cho việc giáo dục. Chính vì thế, thị trường Việt Nam chắc chắn là miếng bánh ngon được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước dòm ngó.

Cơ hội kêu gọi vốn đầu tư của các Edtech Việt Nam cũng được mở rộng, các Edtech trong nước cần nhanh nhạy nắm bắt thời cơ kịp thời để có thể đưa ra nhiều sản phẩm giáo dục phù hợp với tiêu chuẩn thị trường tại Việt Nam.

thị trường Edtech 2020

Khó khăn của thị trường Edtech 2020

Bên cạnh những lợi thế vừa được nêu trên, chắn chắn không thể tránh khỏi những khó khăn mà thị trường Edtech 2020 phải đối mặt. Có thể nói, trong tất cả các ngành nghề thì ngành Giáo dục luôn là ngành khó nhằn nhất vì tính chất của thị trường này.

Sự cạnh tranh giữa mô hình Giáo dục truyền thống và Giáo dục Điện tử

Mặc dù tốc độ tăng trưởng của Giáo dục điện tử có chiều hướng tăng (40%), tốc độ tăng trưởng của thị trường Edtech cũng đang có dấu hiệu tăng trưởng cao nhưng thói quen học tập và dạy học của các lớp học mô hình truyền thống vẫn còn được giữ vững. 

Nhiều giáo viên, phụ huynh cho rằng việc học tại trường lớp hiệu quả và “đáng tiền” hơn so với việc học Online tại nhà. 

Bên cạnh đó Edtech là mô hình 2 mặt, nó vừa có những sản phẩm dành do học viên, vừa có những sản phẩm dành cho các cơ sở giáo dục, thế nên vấn đề mà thị trường Edtech phải đối mặt đến từ cả 2 phía. 

Rất nhiều tình trạng các trường học, có sở giáo dục không đủ điều kiện để sử dụng các sản phẩm Edtech.

Sản phẩm của Edtech kén người tiêu thụ

Tất cả các sản phẩm của Edtech điều thiên về Giáo dục hoặc công cụ để hỗ trợ cho Giáo dục, chính vì vậy các sản phẩm của Edtech đều phải tốn nhiều thời gian, trải qua nhiều quá trình kiểm tra mới có thể đưa vào áp dụng trong ngành giáo dục.

Trải qua nhiều quá trình đầu tư nguồn vốn và chất xám là thế, tuy nhiên khi các sản phẩm được hoàn thành thì lại gặp trở ngại, khó khăn trong việc tiêu thụ vì các sản phẩm từ Edtech khá đặc thù.

Từ việc khó khăn trong tiêu thụ sẽ dẫn đến việc không đạt được doanh thu như kỳ vọng. Các doanh thu từ Edtech được xem là doanh thu khó có lợi nhuận cao vì ngành giáo dục là một quá trình, không phải chỉ trong ngày 1 ngày 2.

Các công ty đầu tư cũng cần mất khoảng 5 năm mới có thể đánh giá được một doanh nghiệp/công ty Edtech có đang đi đúng hướng hay không, và bản thân các công ty Edtech cũng cần một khoảng thời gian khá dài mới có thể biết được liệu sản phẩm của mình có phù hợp với thị trường hay không.

Chính vì thế, các doanh nghiệp thường phải “gồng” mình để vượt qua giai đoạn khó khăn đó để nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng hoặc ít nhất là nhận được nguồn vốn từ các nhà đầu tư.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Xem thêm Top công việc IT tại TopDev!