Developer Việt còn thiếu gì để thành công?

Sở hữu trên 100 giải thưởng lớn nhỏ về công nghệ thông tin trong và ngoài nước, là tác giả của ứng dụng BusMap với hơn 300 000 lượt tải; là người trẻ nhất trong số 10 gương mặt được trao giải “Quả cầu vàng”-giải thưởng do T.Ư Đoàn TNCS và Bộ Khoa học – Công nghệ tổ chức, sinh viên duy nhất trong danh sách 6 Công dân trẻ tiêu biểu 2014, một trong 7 sinh viên Việt Nam thực tập tại Google, và còn vô số những thành tích mà chàng trai 23 tuổi- Lê Yên Thanh đã đạt được những thành công khiến người khác phải khâm phục.

Tuy nhiên, hôm nay tôi gặp Yên Thanh không phải tư cách là gương mặt trẻ tiêu biểu, hay chàng trai vàng của công nghệ Việt Nam, càng không phải người từ chối Google để về Việt Nam làm Start-up. Tôi gặp Yên Thanh với tư cách là một Backend Developer của Umbala-đấu trường ngôi sao. Chúng tôi nói về những câu chuyện về nghề lập trình, kinh nghiệm xây dựng sản phẩm, những tiềm năng và cơ hội cho developer Việt.

  • Yên Thanh có thể chia sẻ về công việc hiện tại của bạn

Mình đang làm Back-end tại Umbala. Hiện tại Umbala đang thực hiện một dự án hợp tác với Viettel triển khai các gói giá trị gia tăng, khi người dùng đăng kí 1 gói 4G của Viettel có thể sử dụng ứng dụng Umbala miễn phí, ngoài ra còn có những dịch vụ nạp tiền vào ứng dụng, sau này sẽ có nhiều tiện ích được tích hợp trong ứng dụng Umbala. Chính vì vậy, bên cạnh làm back-end mình còn phụ trách cả phần thuê máy chủ, bảo mật vào nội dung bên trong của ứng dụng.

  • Bạn có thể nói rõ hơn về ứng dụng Umbala

Umbala là một sản phẩm tạo video clip với nhiều hiệu ứng vui nhộn, độc đáo, thú vị. Tính năng đặc biệt nhất giúp Umbala khác biệt so với các ứng dụng video hiện tại có trên thị trường là các hiệu ứng hình ảnh có thể tự điều chỉnh theo tiết tấu nhạc. Hiện nay chưa có nhiều ứng dụng làm được điều đó. Chất lượng video tốt, thỏa mãn thị giác người dùng, cũng chính là 1 điểm killer features của ứng dựng Umbala.

Hiện tại Umbala đang phát triển theo hướng tương tác real time. Tương tác Real time giải quyết được các nhu cầu thực tế từ các nhà quảng cáo. Không giống như các sản phẩm quảng cáo banner hay hiển thị không thể đo lường được hiệu quả quảng cáo. Với tương tác thời gian thực- Real time tất cả mọi thứ đều diễn ra cùng 1 lúc nên có thể đo lường chính xác hiệu quả quảng cáo trong thời gian thực. Chính vì vậy việc nhận diện thương hiệu cũng trở nên hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, vì sử dụng video nên có thể dễ dàng thêm bất kì nội dung gì theo yêu cầu từ nhà quảng cáo.

  • Trong quá trình triển khai dự án Yên Thanh có gặp khó khăn gì không?

Với dự án phối hợp với Viettel, do hiện tại Viettel đang sử dụng hệ thống viết bằng swap còn hệ thống của Umbala viết API bằng resfull, vì vậy gần như phải xây dựng hệ thống lại từ đầu. Với hệ thống SMS truyền thống chỉ chủ yếu là nhắn tin cú pháp nhưng trong dự án này yêu cầu nhiều hơn thế, chính vì vậy, cần phải làm cho nó tương thích với ứng dụng của mình cũng là một bài toán cần phải giải quyết.

Với đặc thù User ở Viêt Nam chỉ tập trung vào một số khung giờ nhất định nên phải thiết kế hệ thống có khả năng tự Scale để tối ưu hóa chi phí nhất có thể. Bên cạnh đó Umbala cũng đang nỗ lực để cải thiện tốc độ tải cũng như chất lượng Video để giúp người dùng có được trải nghiệm tốt nhất.

  • Đã từng có cơ hội được làm việc ở nước ngoài tại sao Thanh lại trở về Việt Nam?

Tuy làm việc nước ngoài cuộc sống tốt hơn, còn ở Việt Nam có nhiều thứ rất khác, đặc biệt khi làm việc ở 1 StartUp thì càng có nhiều vấn đề, và gần như mình phải tự thân vận động toàn bộ, không ai hỗ trợ mình.

Nhưng mình cảm thấy ở Việt Nam còn rất nhiều cơ hội, nếu bây giờ không nắm bắt sẽ bị những người giỏi khác cướp mất.

  • Làm việc ở công ty lớn khác gì với làm cho Start-Up 

Ở công ty lớn sẽ ít việc hơn vì công việc được chuyên môn hóa cao, hệ thống tốt hơn, có thể yêu cầu máy chủ, mua framework đều rất đơn giản. Làm ở công ty lớn không cần phải tốn thời gian để xây dựng hệ thống cấu trúc máy chủ. Còn ở công ty Start-Up luôn phải đối mặt với áp lực deadline, khối lượng công việc nhiều vì vậy OT là chuyện rất bình thường, và luôn phải giải quyết vấn đề tối ưu hệ thống tiết kiệm nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất.

Nhưng làm việc ở công ty Start-Up mình được tự quyết định cái mình muốn, không phụ thuộc vào người khác.

  • Theo Yên Thanh lập trình viên Việt Nam mình còn yếu và thiếu ở điểm nào?

Mình thấy ở Việt Nam xét mặt bằng chung lập trình viên còn thiếu về kinh nghiệm, ở giai đoạn này mình không phải thiếu kiến thức nền nữa, cái quan trọng là phải có kinh nghiệm. Không chỉ là kinh nghiệm làm việc mà còn phải có kinh nghiệm về quản lý nữa: kinh nghiệm phỏng vấn lập trình viên, phân công công việc như thế nào cho phù hợp. Những điều đó chỉ có thể có được qua tích lũy qua những trải nghiệm của bản thân, không có sách vở nào dạy những điều đó. Phải vừa có kiến thức nền vừa có kinh nghiệm làm việc thì mới hoàn hảo được. Dù có kiến thức tốt nhưng không có kinh nghiệm thì chỉ có thể làm công ăn lương sẽ luôn bị người có kinh nghiệm chỉ đạo. Còn nếu có kinh nghiệm mình sẽ tự đi được.

Một điểm nữa là lập trình viện Việt Nam mình còn hơi yếu về tư duy, chủ yếu về tư duy theo kiểu software engineer, chỉ biết làm theo yêu cầu. Tức là chỉ biết Input và Output rõ ràng, không có tư duy sản phẩm. Điều mình hướng tới không phải là Software Engineer mà là Product Engineer, phải tư duy về mặc sản phẩm. Mình Không chỉ nghỉ mình làm tính năng gì, bấm cái nút đó ra làm sao, mà mình phải nghĩ là người dùng sẽ được cái gì, tức là khi làm tính năng đó thì người dùng sẽ tương tác ra sao, cảm nhận của người dùng như thế nào.

  • Vậy làm thế nào để khắc phục được những yếu điểm đó?

Muốn có tư duy tốt phải chủ động sáng tao, phải đọc sách nhiều, phải học người khác cách họ tư duy như thế nào, học cách tư duy trong mọi vấn đề của cuộc sống. Đặc biệt với những bạn làm Outsourcing đừng để bị chi phối bởi lối tư duy Software Engineer, vì làm như vậy một thời gian sẽ bị vùi đầu vào việc Input – Output sẽ không còn khả năng tư duy sáng tạo như vậy rất nguy hiểm. 

  • Yên Thanh có dự định gì cho riêng mình không?

Hiện tại mình đang cố gắng để trở thành Full Stack có thể build một hệ thống hoàn thiện. Làm quản lý không nhất thiết phải làm hết mọi thứ nhưng mình cần biết bên dưới làm những gì, phân công nhiệm vụ cho từng người phù hợp để không chỉ phát huy được năng lực của nhân viên mà còn phát triển được doanh nghiệp của mình. Hiện tại mình cũng đang ấp ủ một dự định nhưng chưa có thời gian thực hiện, phát triển ứng dụng Umbala là ưu tiên hàng đầu của mình lúc này.

Cảm ơn Yên Thanh vì những chia sẻ thú vị, chúc cho những kế hoạch, dự định của bạn sớm được thực hiện.