Đàm đạo về ORM và Query Builder – Sequelize vs Knex!!!
Bài viết được sự cho phép của tác giả Tống Xuân Hoài
Vấn đề
Trong dự án bất kể chúng ta sử dụng loại cơ sở dữ liệu nào thì việc lựa chọn một thư viện (client) hỗ trợ kết nối và truy vấn dữ liệu là một điều hết sức cần thiết.
Có 3 phương pháp phổ biến mà các thư viện hỗ trợ truy vấn dữ liệu đó là Raw Query, Query Builder và ORM. Mỗi phương pháp có cách thức triển khai khác nhau và ưu/nhược điểm khác nhau, tuỳ vào yêu cầu của dự án mà chúng ta sẽ lựa chọn để tận dụng tối đa sức mạnh của chúng.
Bài viết ngày hôm nay tôi sẽ trình bày và phân tích ra những ưu – nhược điểm cũng như nên sử dụng phương pháp nào trong dự án tiếp theo của bạn.
Raw, Builder và ORM
Query Raw đúng như cái tên của nó, bạn sẽ trực tiếp viết lệnh SQL vào trong mã của dự án, nghĩa là bạn truy vấn dữ liệu SQL như thế nào thì trong mã của bạn viết như thế.
Ví dụ trong MySQL, có một thư viện giúp bạn truy vấn dữ liệu bằng các câu raw đó là mysql2. Thư viện này cũng được nhiều thư viện khác sử dụng làm Dependencies.
Nếu sử dụng mysql2 cú pháp truy vấn dữ liệu sẽ là:
const mysql = require('mysql2');
const connection = mysql.createConnection({
host: 'localhost',
user: 'root',
database: 'test'
});
connection.query('SELECT * FROM `person` WHERE `name` = "Page" AND `age` > 45');
Có thể thấy raw query trực tiếp viết lệnh SQL trong mã, điều này tăng tốc độ cho truy vấn vì bạn có thể dễ dàng viết những lệnh tối ưu nhất, không phải qua bộ chuyển đổi nào nữa, đồng thời dễ dàng viết những câu truy vấn dài và phức tạp. Tuy nhiên nếu dùng cách này bạn phải xác định được ngay từ đầu phải chọn cơ sở dữ liệu nào bởi việc đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn thư viện. Không phải thư viện nào cũng kết nối được với MySQL hay Postgres… Ví dụ trên thư viện mysql2 chỉ sử dụng được cho MySQL, nếu dùng Postgres hay SQLServer bạn sẽ phải tìm thư viện khác. Hơn nữa những câu query raw có thể sẽ không hoạt động khi bạn chuyển dự án sang sử dụng một cơ sở dữ liệu khác.
Query builder được cải tiến hơn về cú pháp, nó có thể là một thư viện hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu khác như MySQL, Postgres, SQLServer… Nghĩa là một thư viện bạn có thể dễ dàng kết nối đến nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau.
Query builder có một tổ hợp cú pháp truy vấn, bạn sẽ ráp chúng lại với nhau để lấy ra dữ liệu mà mình mong muốn. Cũng chính vì thế mà nó được gọi là builder.
Ví dụ có một thư viện hỗ trợ Query builder phổ biến là Knex.
const knex = require('knex')({
client: 'mysql',
connection: {
host: 'localhost',
user: 'root',
database: 'test'
}
});
knex
.select('*')
.where("name", "Page")
.where("age", ">", 45)
.from("person");
Thay vì viết các lệnh raw, Query builder cung cấp các hàm chaining (chaining function) để hỗ trợ truy vấn. Điều đó giúp cho nó linh hoạt chuyển đổi sang lệnh SQL tương thích với từng loại cơ sở dữ liệu. Bạn cũng có thể dễ dàng xem lệnh raw bằng cách gọi hàm .toString()
.
knex
.select('*')
.where("name", "Page")
.where("age", ">", 45)
.from("table")
.toString();
// SELECT * FROM `person` WHERE `name` = "Page" AND `age` > 45;
Query builder giúp mã của bạn trông gọn gàng và có cấu trúc hơn. Cú pháp đồng nhất, hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu. Phù hợp cho dự án sử dụng nhiều truy vấn phức tạp mà vẫn muốn cú pháp rõ ràng.
Tham khảo việc làm MySQL hấp dẫn trên TopDev
ORM (Object Relational Mapping) cung cấp giải pháp ánh xạ cơ sở dữ liệu vào mã. Nó trừu tượng hoá các bảng thành các đối tượng (Class) trong mã.
Vì trừu tượng nên thuận tiện cho truy vấn và lấy dữ liệu, các thao tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu được che giấu để giảm tải đi sự phức tạp của mã. Sequelize là một thư viện phổ biến hỗ trợ ORM. Cũng như Query builder, sequelize hỗ trợ cùng lúc nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau.
ORM ban đầu sẽ phải viết nhiều mã hơn để khai báo lớp (Class) tương ứng với bảng (tables) trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ đây là khai báo của bảng person
:
const User = sequelize.define('person', {
name: {
type: DataTypes.STRING,
allowNull: false,
},
age: {
type: DataTypes.STRING,
allowNull: false,
}
}
Sau đó để truy vấn rất đơn giản:
const users = await User.findAll({
where: {
"name": "Page",
"age": {
[Op.gt]: 45
},
});
Một lợi ích của ORM đó là các users
trong kết quả truy vấn ở trên được ánh xạ trực tiếp với các dòng trong cơ sở dữ liệu, qua đó chúng ta có thể thao tác sửa, xoá dữ liệu trực tiếp từ chúng. Ví dụ sau sẽ cập nhật tên của dòng đầu tiên của kết quả tìm kiếm thành Page Updated
:
users[0].setAttribute("name", "Page Updated");
await users[0].save();
Bởi vì ORM đã ánh xạ từng dòng dữ liệu vào các đối tượng tương ứng thế nên việc bạn thao tác với các đối tượng cũng giống như đang thao tác với cơ sở dữ liệu mà không cần dùng đến bất kì mã SQL nào.
Ngoài ra ORM còn hỗ trợ migrate (thêm, sửa, xoá) các bảng và dữ liệu thông qua Class, bạn có thể tìm hiểu thêm ở trang chủ của Sequelize.
Tuy tiện ích là thế nhưng đổi lại đó là hiệu năng của những câu truy vấn không thực sự tốt, bởi vì Sequelize che giấu sự phức tạp của cách lệnh truy vấn và phải dùng những lệnh theo “đường vòng” để hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau.
Ngoài ra nếu dự án có nhiều truy vấn nâng cao & phức tạp thì sequelize không phải là một sự lựa chọn tối ưu. Thay vào đó bạn hãy sử dụng Raw query hoặc Query builder.
Tổng kết
Trên đây là 3 phương pháp sử dụng Database client để sử dụng cơ sở dữ liệu. Tuỳ theo dự án mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Raw query vẫn cho hiệu năng tối ưu nhất tuy nhiên phải viết nhiều mã. ORM dễ dàng truy vấn hơn nhưng lại khó sử dụng trong những trường hợp truy vấn phức tạp. Query builder cân bằng giữa hai cách tuy nhiên hãy xem xét kĩ trước khi sử dụng.
Bài viết gốc được đăng tải tại 2coffee.dev
Đừng bỏ lỡ tin tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev
Bài viết liên quan
Top 5 công cụ mã nguồn mở dành cho MySQL administrator
PL/SQL là gì? Hiểu sâu về PL/SQL
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước